Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ
Một số biên pháp gây hứng thú khi tổ chức HĐGDTC cho trẻ mẫu giáo nhỡ. MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu:.................................................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................................................3 4. Đối tượng khảo sát,thực nghiệm:..............................................................................................3 5. Phương pháp khảo sát: ..............................................................................................................3 6. Phạm vi và kết hoạch nghiên cứu: ............................................................................................3 B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: ...........................................4 I.Cơ sở lí luận:.................................................................................................................................4 II. Cơ sở thực tiễn:..........................................................................................................................6 a. Thuận lợi:.................................................................................................................................6 b. Khó khăn: ................................................................................................................................7 III.Các phương pháp thực hiện: ...................................................................................................8 Biện pháp 1:Trang trí môi trường lớp học thu hút trẻ. ..............................................................8 Biện pháp 2:Cải tiến, thiết kế và sử dụng đồ dùng mới lạ đa năng, đẹp kích thích trẻ hoạt động................................................................................................................................................10 Biện pháp 3:Luôn đổi mới hình thức, tạo tình huống có vấn đề kích thích trẻ tư duy tìm cách giải quyết các tình huống. ...................................................................................................20 Biện pháp 4:Củng cố ôn luyện các vận động ở mọi lúc mọi nơi, tích hợp vào các lĩnh vực phát triển khác, tổ chức dưới dạng trò chơi...............................................................................24 Biện pháp 5: Đưa các chơi trò chơi dân gian vào trong các hoạt động là phương tiện hữu hiệu phát triển thể chất cho trẻ26 Biện pháp 6:Củng cố tư duy, ngôn ngữ, rèn kỹ năng cho trẻ ..................................................33 Biện pháp 7: Trao đổi với phụ huynh.........................................................................................34 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.........................................................................................................36 C- KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ: .............................................................................................38 I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM......................................................................................................38 II. KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................................39 a. Đối với phòng giáo dục:.......................................................................................................39 b. Đối với nhà trường: .............................................................................................................39 c. Đối với giáo viên: ..................................................................................................................39 Page 1 of 39 Một số biên pháp gây hứng thú khi tổ chức HĐGDTC cho trẻ mẫu giáo nhỡ. 2. Mục đích nghiên cứu: - Nhằm nâng cao sự hiểu biết về tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với sự phát triển của trẻ và tạo cho trẻ tình yêu thể dục thể thao ngay từ nhỏ và rèn luyện cho trẻ sự hứng thú khi tham gia hoạt động giáo dục thể chất tôi đã nghiện cứu đề tài và bám sát vào thực tiễn để đưa ra một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ Mẫu giáo nhỡ tham gia HĐGDTC . 3. Đối tượng nghiên cứu: - Trẻ 4-5 tuổi có 37 học sinh. 4. Đối tượng khảo sát,thực nghiệm: - Trẻ mẫu giáo nhỡ trong toàn trường 80 trẻ/ 2 lớp. 5. Phương pháp khảo sát: - Tìm hiểu tình hình thực tế trên môi trường lớp học. - Tìm hiểu nhu cầu tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi 4-5 tuổi. - Cho trẻ trải nghiệm thử sức với nhu cầu của trẻ, cô thăm dò và đánh giá trẻ theo các hình thức cũ. - Thử nghiệm với hình thức mới và đánh giá kết quả . - Phát triển các tố chất tích cực động viên và khuyến khích trẻ kịp thời. - Tham kháo ý kiến của ban giám hiệu nhà trường tình hình thực tế. - Trao đổi với phụ huynh học sinh. 6. Phạm vi và kết hoạch nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu là trẻ mẫu giáo nhỡ tại trường mầm non tôi đang công tác. * Kế hoạch: - Tõ ngµy 9/10/2014 ®¨ng ký ®Ò tµi vµ lµm ®Ò c¬ng. - Th¸ng 10 / 2014 : Nghiªn cøu c¬ së lý luËn. - Th¸ng 11/ 2014 : Nghiªn cøu thùc tr¹ng, đề xuất cách tổ chức hoạt động. - Th¸ng 12 / 2014 : Thö nghiÖm. - Th¸ng 3/ 2015 : Hoµn thiÖn . Page 3 of 39 Một số biên pháp gây hứng thú khi tổ chức HĐGDTC cho trẻ mẫu giáo nhỡ. các bài tập giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi cần vận dụng các kỹ năng vận động được thực hiện theo các cơ sở sau: + Trước tiên là đồ dùng phải thực sự bắt mắt và thu hút trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú tối đa để trẻ có thể tập trung cao độ vào bài học. Nếu đồ dùng đồ chơi không phong phú gây cho trẻ cảm giác nhàm chán không hứng thú khi tham gia hoạt động. Đặc biệt các đồ dùng đồ chơi cô sáng tạo và làm trẻ rất hứng thú, hay với những đồ chơi đơn giản có thể cho trẻ làm cùng cô và khi học sẽ sử dụng đồ dùng đó sẽ mang lại hứng thú cho trẻ. Bởi đồ dùng đồ chơi là rất cần thiết và mang lại 1 phần thành công cho tiết học. + Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ. Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể. Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động. Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác. Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Các bài học vận động cơ bản hay, khởi động, trọng động đều đòi hỏi phải có tính sáng tạo trong cách tổ chức có như vậy mới mang lại hiệu quả cao trong việc học tập của trẻ. Nội dung bắt buộc phải phù hợp nhưng tính sáng tạo và độ hấp dẫn phải cao, vfa ngôn ngữ cho mỗi chủ điểm cũng là 1 phần không nhỏ giúp trẻ tập trung và thích thú khi tham gia vận động. + Bên cạnh đó các trò chơi vận động là rất cần thiết đối với trẻ, bởi trong môn học giáo dục thể chất thường khô và có phần cứng nhắc nên việc đưa các trò chơi vận động vào là 1 phần không thể bỏ qua. Khi nói đến tham gia trò chơi, dù chưa biết đó là trò chơi gì trẻ cũng đã vô cùng hứng thú. Hơn nữa các trò chơi dưới hình thức vận động, ôn luyện lại bài mà trẻ vừa được học sẽ cho trẻ thêm tự tin hơn vào bản thân vì mình vừa làm được ở bài học thì chắc chắn trò chơi mình sẽ giành chiến thắng, Tinh thần đó sẽ giúp trẻ phấn khởi và tích cực tham gia hoạt động. + Nói đến các hình thức tổ chức cho trẻ trong vận động thì các trò chơi dân gian thường là những lựa chọn rất tinh của cô giáo khi lựa chọn 1 hay nhiều trò chơi vận dụng cho trẻ. Với sự phát triển như hiện nay các trò chơi dân gian đang dần bị lãng quên, ít được nhắc đến trong nhiều cấp học. Nhưng ở mầm non thì nó là 1 phần trong cuộc sống của trẻ. Những tiếng cười trẻ thơ được xuất phát từ đây, niềm vui được nhân đôi khi trẻ được chơi những trò chơi hấp dẫn và chưa bao giờ là cũ Page 5 of 39 Một số biên pháp gây hứng thú khi tổ chức HĐGDTC cho trẻ mẫu giáo nhỡ. luôn tìm tòi và tự làm một số đồ dùng ,đồ chơi để phục vụ tiết dạy chu đáo và hấp dẫn trẻ tham gia. - Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự góp ý chân thành và tinh tế khoa học của ban giám hiệu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.và tổ chức các hoạt thể dục. - Trẻ ở gần trường nên đi học đều. Sĩ số học sinh trong lớp vừa phải nên sự bao quát và quan tâm của cô tới trẻ đúng mức - Luôn được phụ huynh quan tâm và ủng hộ cả tinh thân và vật chất, được phụ huynh đóng góp giúp đỡ và góp ý chân thành. Luôn bên cạnh cô và trò động viên và khuyến khích quan tâm tới học sinh. b. Khó khăn: - Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường còn gặp một số khó khăn trong việc tổ chức giờ học thể dục. - Trang thiêt bị phục vụ hoạt động thể dục còn hạn chế, đồ dùng đồ chơi được cấp phát nhưng chưa phong phú đầy đủ, một số loại đồ dùng chưa bắt mắt thu hút trẻ quan tâm và tham gia chơi - Một số trẻ ở lớp chưa qua lớp nhà trẻ, chưa qua lớp bé nên khả năng nhận thức, khả năng tiếp thu chậm và kém. - Một số trẻ còn quá nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin, không muốn tham gia các vận động và các trò chơi vận động. - Số lượng học sinh trong lớp là nam chiếm 2/3 số học sinh vì vậy các cháu rất hiếu động và khó bảo. - Đa số ý kiến của phụ huynh về môn giáo duc thể chất là không quan trọng mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm. - Đa số phụ huynh không quan tâm đến việc con học và chơi như thế nào ? Mà chỉ thích cho trẻ học viêt chữ, làm toán như lớp 1 phổ thông. * Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã tìm ra một số biện pháp khắc phục. - Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi Mẫu giáo nhỡ nói riêng về nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực, và các nhu cầu của trẻ để từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp và hình thức tổ chức phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ. Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho mỗi đứa trẻ niềm vui, sự tự tin, sự mạnh dạn và có một sức khỏe tốt tham gia vào tất cả các hoạt động trong gia đình, trong nhà trường và xã hội. - Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian,thời điểm thực hiện bài tập ở Page 7 of 39 Một số biên pháp gây hứng thú khi tổ chức HĐGDTC cho trẻ mẫu giáo nhỡ. - Trang trí góc vân động thu hút trẻ tham gia là điều rất cần thiết, vì vậy trang thiết bị, đồ dùng tự tạo để lôi cuốn trẻ tham gia vận động, cách bố trí sắp xếp gọn gàng ngăn lắp. Giáo viên phải tạo ra không gian thoải mái vơi các hình ảnh ngộ nghĩnh, đồ dùng phong phú và đây là góc vận động của lớp tôi. Hình ảnh : Trang trí góc vận động lồng ghép góc âm nhạc. - Khi tổ chức hoạt động thể chất, muốn đạt kết quả cao. Mỗi giáo viên nên tạo ra đồ dùng, đồ chơi cho lớp mình, phù hợp với từng chủ điểm, tận dụng nguyên liệu có sẵn, với sự khéo léo của giáo viên kết hợp cùng trẻ làm sẽ tạo ra được đồ dùng, đồ chơi đa năng, phong phú về chủng loại, hấp dẫn về màu sắc mà, mới mẻ thu hút trẻ. Sự đa dạng về chủng loại nhất là các loại đồ dùng tự tạo phát ra tiếng kêu. Âm thanh đặc sắc rất thu hút trẻ và được trẻ chọn để dùng như những hạt gỗ khi lồng chúng vào với nhau và để khoảng trống khi trẻ tập nó sẽ va chạm vào nhau và phát ra âm thanh trẻ rất thích. Page 9 of 39
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_khi_to_c.doc