Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy trẻ mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy trẻ mầm non
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN - Họ và tên: Trương Thị Hạnh Năm sinh: 1971 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSPMN - Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Phó Hiệu Trưởng - Đơn vị công tác: Trường MN Sơn Ca II. NỘI DUNG 1. Tên giải pháp: Một số biện pháp sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy trẻ mầm non. 2. Nêu thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý. Chắc hẳn rằng chúng ta còn nhớ năm học 2008- 2009 Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo đã triển khai cuộc vận động “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy” ở tất cả các cấp học. Mặc dù trường chúng tôi là một trường nằm cách xa trung tâm huyện và có rất nhiều khó khăn, tuy nhiên những năm về trước bản thân tôi và tất các các động nghiệp chưa có một khái niệm gì gọi là “giáo án điện tử” chỉ mới biết đánh văn bản. Nhưng cho đến nay đã thực hiện và áp dụng chương trình công nghệ thông tin trong giảng dạy áp dụng dạy giáo án điện tử trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp. Yếu tố khách quan: - Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong trường mầm non là rất lớn. Vì thế không phải trường mầm non nào cũng đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên mầm non. - Tuy bài giảng điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, - Sau khi thực hiện áp dụng việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho trẻ đạt kết quả cao mà giáo viên đã thực hiện ở các lớp, và thực hiện trong những năm học qua. Tôi đánh giá lại kết quả trẻ tiếp thu được những gì? Thể hiện qua mỗi lần khảo sát cuối chủ đề. Sau đó đề ra kế hoạch cho bài mới, chủ đề mới và tôi đã thu được kết quả tốt từ những năm học qua như sau: - Trẻ tiếp thu bài rất tốt, khả năng tập trung chú ý cao, óc quan sát, khả năng so sánh, phân loại, tư duy lôgích hơn. Phần lớn các cháu được mở rộng vốn hiểu biết, sự nhận thức về thế giới xung quanh, trẻ được trải nghiệm những kinh nghiệm sống của mình qua các trò chơi hay khi làm thí nghiệm đơn giản Phát triển sự sáng tạo trong nghệ thuật, thể hiện óc thẩm mỹ cao qua các sản phẩm tạo hình đẹp, biết nhận ra cái đẹp trong cuộc sống, biết phân biệt được đúng sai Nhận biết được những thay đổi, biến đổi đã và đang xảy ra trong cuộc sống như: các hiện tượng thiên nhiên, sự ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, hạn hán Và cũng qua đó tích cực hóa hoạt động cá nhân trong giờ học. * Qua quá trình kháo sát: - 100% trẻ hứng thú với giờ học - 100% trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động - 100% trẻ nhận thức và nắm bắt bài tốt - 100% giờ học đạt kết quả cao - 100% trẻ có sự nhận thức về việc xây dựng và bảo vệ môi trường sống tốt 6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo. - Qua đó chúng ta có thể thấy được công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dễ dàng. Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh. 7. Đề xuất, kiến nghị - Để thực hiện tốt được yêu cầu của nhiệm vụ “ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học.” không chỉ có sự nổ lưc một phía từ giáo viên mà cần phải có sự phối hợp cả các ban ngành quản lý giáo dục và sự hợp tác của phụ huynh.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_su_dung_ung_dung_cong.docx