Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt biểu cảm cho trẻ qua trò chơi đóng kịch trường Mầm non 19-5

docx 8 trang skkn 05/07/2024 960
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt biểu cảm cho trẻ qua trò chơi đóng kịch trường Mầm non 19-5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt biểu cảm cho trẻ qua trò chơi đóng kịch trường Mầm non 19-5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt biểu cảm cho trẻ qua trò chơi đóng kịch trường Mầm non 19-5
 lOMoARcPSD|12184112
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT BIỂU 
CẢM CHO TRẺ QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH TRƯỜNG MẦM 
 NON 19/5"
 1 + Cô phân vai cho trẻ và giúp trẻ hiểu vai đóng , dạy trẻ học thuộc lời thoại kết hợp và 
khích lệ động viên trẻ. Đồng thời cô chú ý phát hiện, đánh giá cao những sáng tạo độc 
đáo của trẻ trong sự thể hiện.
- Hóa trang và biểu diễn
+ Cô hóa trang cho trẻ bằng cách làm các loại mũ múa ( thỏ, dê, gà, gấu, sói, cáo) để 
biểu thị các con vật và chọn cách ăn mặc phù hợp từng vai diễn. Bài trí sân khấu đơn giản 
nhưng phù hợp với nội dung của truyện
+ Cô tổ chức cho từng nhóm biểu diễn theo những thời điểm khác nhau. + Chọn 
những trẻ diễn tốt để đi trình diễn vào các hội diễn.
Đây là một kiểu học tập mang tính chất trò chơi mà trẻ vô cùng hứng thú. Qua trò chơi 
dạy trẻ đóng kịch sẽ góp phần giúp trẻ diễn đạt mạch lạc, biểu cảm, từ đó sẽ thúc đẩy khả 
năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
* Khảo sát để xác định khả năng của trẻ.
+ Số trẻ được khảo sát : 25 cháu
+ Nội dung khảo sát: Phát âm:
- Số trẻ phát âm tương đối chuẩn, 10 cháu = 40%
- Số trẻ phát âm ngọng: 15 cháu = 60%
* Tập trả lời câu hỏi
- Số trẻ nói được câu dài và diễn đạt lưu loát: 8 cháu =32%
- Số trẻ nói được 7-10 từ : 10 cháu = 40%
- Số trẻ nói được câu 4-7 từ : 7 cháu =28%
- Số trẻ biết thể hiện tính cách, diễn đạt theo nội dung các nhân vật trong truyện mà trẻ 
nhập vai: 8 cháu = 32%
- Số trẻ nhận biết và nói được tên các nhân vật trong truyện nhưng hạn chế về cách diễn 
đạt : 12 cháu = 48%
- Số trẻ không biết cách diễn đạt tính cách của nhân vật khi nhập vai: 5 cháu = 20%
Qua khảo sát tôi thấy cần phải tìm ra biện pháp giảng dạy phù hợp để nâng cao chất 
lượng của lớp về khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Điều trước tiên tôi phải điều tra bằng cách sử dụng phương pháp quan sát trẻ, nếu thấy 
trẻ phát âm sai cô phải sửa kịp thời cho trẻ, có thể cho trẻ trả lời theo yêu cầu của cô. Từ
 3 Cô nói lại cho trẻ nghe: “ Mẹ ơi ớt cay lắm”, cô cho trẻ nhắc lại. Như vậy trong quá trình 
giao tiếp với trẻ cô đã dạy trẻ nói đúng cấu trúc câu và diễn đạt mạch lạc .
3.2/ Phương pháp luyện qua đọc kể diễn cảm:
Đây là phương pháp giúp trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp và diễn đạt mạch lạc, biểu cảm 
một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trẻ được luyện cách thể hiện những cảm xúc đối với 
tác phẩm bằng lời kể diễn cảm
Vd; Tiết kể chuyện : “Dê con nhanh trí” cô kể diễn cảm lần một xong, cô giới thiệu tranh 
cho trẻ xem và hỏi trẻ :
Cô: các con quan sát xem cô có bức tranh vẽ gì đây? 
Trẻ: con thưa cô , bức tranh vé dê mẹ và các dê con ạ.
Khi hỏi trẻ xong, cô tiến hành kể cho trẻ nghe, vừa kể cô vừa chỉ vào tranh đề cho trẻ 
quan sát. Khi cô kể mẫu, cần phải kể rõ ràng, chính xác theo trình tự lô gic để trẻ nắm 
được nội dung và cách kể. Khi cho trẻ tự kể lại thì cô cần khuyến khích trẻ kể và sửa 
những câu chưa chính xác.
33/. Phương pháp luyện qua trò chơi:
Hình thức trò chơi giúp trẻ bộc lộ nhiều khả năng ngôn ngữ của mình đồng thời kích 
thích trẻ phải vươn lên trong việc phải sử dụng ngữ điệu để diễn đạt cho những người 
xung quanh có thể hiểu nguyện vọng, ý kiến của mình.
Có thể luyện cho trẻ đóng kịch qua các trò chơi như: Trò chơi phân vai, trò chơi học 
tậpHoàn thiện cụ thể khi dạy trẻ đóng kịch được tiến hành 4 bước.
- Bước 1. Cô chọn chuyện hấp dẫn có tính kịch
- Bước 2. Giúp trẻ hiểu nội dung chi tiết của truyện, đặc biệt cô nhấn mạnh ngữ điệu 
giọng của nhân vật
- Bước 3. Dựng cảnh, luyện tập
- Bước 4. Hóa trang và biểu diễn
3.4/ Phương pháp dạy trẻ đóng kịch ( 4 bước)
+. Bước 1: Chọn tác phẩm
Cô chọn truyện hấp dẫn, có kịch tính , có nhiều mâu thuẫn xung đột qua lời đối thoại của 
các nhân vật
+. Bước 2: Giúp trẻ hiểu tác phẩm
- Cô phải kể diễn cảm tác phẩm nhiều lần
 5 - Số trẻ còn phát âm ngọng: 2 cháu = 8%
*Về khả năng đóng kịch:
- Số trẻ biết thể hiện tính cách, diễn đạt theo nội dung các nhân vật trong truyện mà trẻ 
nhập vai: 20 cháu = 80%
- Số trẻ nhận biết được nội dung của truyện nhưng hạn chế về cách diễn đạt : 3 cháu = 
12%
- Số trẻ không biết cách diễn đạt ( không thuộc hết lời thoại của nhân vật ) 2 cháu = 8%
Tuy nhiên hoàn cảch thực tế đang còn gặp nhiều khó khăn, phương tiện giảng dạy còn 
chưa đáp ứng được . Vì vậy tôi và các đồng nghiệp đã tự sưu tầm tài liệu, tranh ảnh và 
làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho giờ học sao cho giờ học hấp dẫn, hứng thú 
đối với trẻ. Đối với các cháu, cô phải thực sự gây được lòng tin, không khắt khe, áp đặt 
trong quá trình dạy trẻ, nhằm tạo cho các cháu một cảm giác thoải mái “ học mà chơi, 
chơi mà học”. Đó cũng chính là tiền đề quan trọng ban đầu cho việc phát triển toàn diện 
nhân cách cho trẻ.
 5/ Đánh giá về phạm vị ảnh hưởng của sáng kiến:
Qua thời gian nghiên cứu tài liệu và áp dụng vào thực tế, tôi thấy việc rèn luyện khả 
năng diễn đạt mạch lạc, biểu cảm cho trẻ qua trò chơi dạy trẻ đóng kịch là một việc làm 
thiết thực và là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng mà giáo viên cần quan tâm.
Trò chơi đóng kịch còn là phương tiện tích cực để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, qua trò 
chơi đóng kịch thì cô giáo cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phải thường xuyên trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Chọn các tác phẩm cho trẻ đóng kịch là việc làm cần thiết. Nên chọn các thể loại khác 
nhau: Chuyện cổ tích, chuyện kể, thơ.
- Trong cốt chuyện phải có những hình ảnh đặc trưng rõ nét, đặc biệt có những tình tiết 
lặp lại. Trẻ dễ thuộc các bài thơ có nhịp điệu. Đặc biệt trẻ rất thích chuyện cổ tích mà các 
nhân vật là các con vật.
- Nắm chắc phương pháp cho từng loại tiết và biết cách sử dụng linh hoạt áp dụng trong 
giờ học.
- Luôn tìm tòi, sáng tạo ra đồ dùng trực quan đẹp, sinh động, hấp dẫn phù hợp với trẻ.
- Chú ý luyện giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật của truyện.
- Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Luôn quan tâm đến việc sử dụng ngữ điệu giọng và điệu bộ 
minh họa của trẻ, sửa sai kịp thời.
 7

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_die.docx