Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

docx 29 trang skkn 10/11/2023 9401
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG MẦM NON NHÂN CHÍNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tªn ®Ò tµi: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực : Quản lý Cấp học : Mầm Non Tác giả : Nguyễn Thị Bình Đon vị công tác : Trường mầm non Nhân Chính Chức vụ : Hiệu trưởng NĂM HỌC 2021 - 2022 2 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù, nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích ở trẻ xảy ra là do sự bất cẩn và thiếu hiểu biết của người lớn. Thời gian gần đây, tại một số cơ sở Giáo dục mầm non đã xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tích cho trẻ, như giáo viên bạo hành trẻ, trẻ bị sặc cháo hoặc hóc dị vật, tai nạn thương tích do điều kiện cơ sở vật chất đồ dùng đồ chơi ngoài trời chưa đảm bảo Các sự việc trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần, sức khỏe và tính mạng của trẻ; tác động xấu đến môi trường giáo dục trong nhà trường và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Những tai nạn trong cơ sở GDMN đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn cho trẻ trong các nhà trường. Vì vậy, việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Để ngăn chặn và phòng chống tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn cho trẻ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 13/2010/TT- BGDĐT, ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GDMN để cho các trường mầm non làm căn cứ thực hiện. Trường mầm non có nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì thế môi trường để trẻ hoạt động phải thật sự an toàn, thân thiện, lành mạnh. Đó còn là điều kiện tốt để trẻ được phát triển về thể chất và tinh thần, góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Là cán bộ quản lý, tôi luôn đặt công tác đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà trường. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình về:“Một số biện pháp quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non”. 4 Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành Giáo dục quận Thanh Xuân đã tham mưu UBND quận ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ, đồng thời thực hiện tốt việc phân cấp quản lý giáo dục tại địa phương. Công tác thanh tra, kiểm tra được phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân phối hợp với các ban ngành tiến hành thường xuyên nhằm nhắc nhở, đôn đốc và hướng dẫn các cơ sở GDMN thực hiện nghiêm túc việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong tất cả các hoạt động trong ngày. 1.2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: Tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp, nhằm nâng cao công tác đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. 1.3. Phạm vi và đối tượng, nội dung nghiên cứu: * Đối tượng nghiên cứu: Căn cứ vào đề tài tôi chọn đối tượng nghiên cứu tại trường MN Nhân Chính * Phạm vi nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành nghiên cứu đối tượng là môi trường sư phạm trường MN Nhân Chính. * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2021 đến tháng 5/2022. * Nội dung đã nghiên cứu: về:“Một số biện pháp quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non”. * Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này tôi thực hiện với một số phương pháp sau đây - Phương pháp nghiên cứu khoa học – lý luận. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Nhà trường có tổng số 530 trẻ, được chia theo 4 độ tuổi, vào 12 nhóm lớp trong đó có 4 lớp mẫu giáo Lớn, 3 lớp mẫu giáo Nhỡ, 3 lớp mẫu giáo Bé. 2 lớp Nhà trẻ. Tổng số giáo viên, nhân viên trong nhà trường là 45 người và 100% đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo. 2.1. Thuận lợi: * Về nhận thức: 100% CBGVNV của nhà trường được học tập chuyên đề “Bồi dưỡng đạo đức nhà giáo” trong đó nhấn mạnh nội dung làm thế nào để trẻ được an toàn về thể chất, tinh thần, trẻ nhận được sự yêu thương từ cô giáo và những người thân do phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân, nhà trường mời chuyên gia tư vấn về giảng bài cho CBGVNV. 6 trực tiếp và phải học qua video. Do vậy, các kiến thức cũng như kỹ năng hướng dẫn trẻ phòng tránh tai nạn thương tích gặp khó khăn và chưa đạt hiệu quả cao như khi học trực tiếp tại trường. Một số giáo viên còn trẻ mới vào trường, chưa linh hoạt về kỹ năng phòng tránh và xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ. Một số lớp có trẻ tự kỷ, trẻ dễ tự gây thương tích cho mình và cho bạn cùng lớp. 3. Các biện pháp thực hiện: Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tế của nhà trường. Căn cứ Nghị định 80/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20/2/2017 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục Căn cứ Hướng dẫn nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế của nhà trường. Năm học 2021-2022 là một năm học đặc biệt do dịch bệnh Covid kéo dài, thời gian nghỉ tránh dịch liên tục từ tháng 4/2021 do vậy việc xây dựng kế hoạch phải phù hợp với tình hình thực tế dịch bệnh cũng như phải dựa trên mục tiêu, nội dung cần thiết và yêu cầu của ngành học đề ra, cụ thể: Thời gian Đối tượng Nội dung hoạt động thực hiện thực hiện - Thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch: - Đ/c Hiệu trưởng Tháng Phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn và BGH nhà 8,9/2021 thực phẩm; kế hoạch An toàn – phòng chống trường tai nạn thương tích cho trẻ ; kế hoạch PCCC; xây dựng quy chế an toàn trường học Đ/c Phó HT phụ - Rà soát kiểm tra đồ dùng đồ chơi và các trách CSVC, tổ trang thiết bị trong và ngoài lớp. bảo vệ, và cán bộ y tế - Tập huấn chuyên đề về « xây dựng trường - BGH mời chuyên học Hạnh phúc » dưới hình thức trực tuyến. gia về giảng bài dưới hình thức trực tuyến. với sự tham gia của 100% CBGVNV và 11 cơ sở tư thục thuộc trường phụ trách. - Ký hợp đồng với các công ty cung ứng thực 8 - Rà soát tủ thuốc và trang bị thuốc, thiết bị, - Cán bộ y tế của Tháng dụng cụ cấp cứu theo quy định để xử lý các trường 3/2022 tai nạn khi cần thiết. - Chuẩn bị tốt CSVC để đón trẻ trở lại trường - Ban giám hiệu; Tháng học. Rà soát an toàn các trang thiết bị dạy và CBGVNV toàn 4,5/2022 học tại các lớp, hệ thống bếp, hệ thống điện, trường cắt tỉa cây cối, các đồ dùng đồ chơi ngoài trời . - Tuyên truyền với phụ huynh thực hiện - Đ/c PHT phụ phòng bệnh mùa hè: Tay chân, miệng, viêm trách nuôi dưỡng đường hô hấp trong thời tiết giao mùa. và cán bộ y tế - Kiểm kê tài sản, rà soát tổng hợp đồ dùng - Đ/c Phó HT phụ đồ chơi hỏng để có kế hoạch sửa chữa bảo trách CSVC dưỡng cho năm học 2022- 2023. - Đánh giá trường học An toàn theo bảng Đ/c Phó HT phụ kiểm và đề nghị với cấp trên cấp chứng nhận trường học an toàn năm học 2021- 2022 . trách chuyên môn Xây dựng kế hoạch khoa học, rõ ràng về thời gian, nội dung và rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm giúp cho CBGVNV nhà trường thực hiện công tác phống tai nạn thương tích cho trẻ thực sự hiệu quả trong thời gian nghỉ tránh dịch cũng như khi trẻ quay lại trường học. Biện pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBGVNV về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non Để giảm thiểu các tai nạn cho trẻ, cần phải nâng cao nhận thức cho người dân, các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em về phòng, chống tai nạn, thương tích; loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em trong môi trường sống ở gia đình và cộng đồng và trường học. Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản về những nội dung đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường là rất cần thiết bởi chính GVNV là lực lượng trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường. Hơn ai hết GVNV phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về luật pháp, về những kĩ năng phòng, chống và xử lý các tình huống mất an toàn xảy ra đối với trẻ. Năm 2021-2022, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho 45 CBGVNV của trường về chuyên đề “Bồi dưỡng đạo đức nhà giáo”; “Sơ cấp cứu khi trẻ gặp các 10 Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên là một trong những yếu tố giúp giảm thiểu tai nạn cho trẻ, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong nhà trường. Biện pháp 3: Đầu tư cơ sở vật chất, thường xuyên kiểm tra, rà soát các trang thiết bị, dồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp để đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non: Xây dựng quy định về an toàn: 1. Phòng ngừa tai nạn ngã và chấn thương - Đảm bảo an toàn cho trẻ: Trẻ ở đâu, cô ở đó! - Lan can, cầu thang phải có rào hoặc thanh bảo vệ, các bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi, không để ẩm ướt, dễ trơn trượt. Dạy trẻ biết đi cầu thang đúng cách. - Giáo dục trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo, không chơi các trò chơi nguy hiểm trong lớp và ngoài sân trường. - Không để vật dụng tạo cơ hội cho trẻ leo trèo. 2. Phòng tai nạn do đuối nước: - Tại các lớp học, tuyệt đối không chứa nước trong xô, chậu . - Không cho trẻ chơi gần khu vực có nguồn nước như ao, hồ . - Ngoài lớp học: không nên để trẻ chơi một mình ở những khu trải nghiệm có nước. - Bể nước ngầm của nhà trường có nắp đậy và khóa an toàn, trang bị lưới chụp để trẻ không vào đùa nghịch trong đó. 3. Phòng tai nạn do hóc sặc, ngạt thở do dị vật đường hô hấp - Không cho trẻ chơi đồ chơi quá nhỏ. - Khi cho trẻ ăn các quả có hạt, cần bóc bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn. - Giáo dục trẻ khi ăn không được vừa ăn vừa đùa nghịch hoặc nói chuyện. - Không ép trẻ ăn hoặc uống khi trẻ đang khóc. Thận trọng khi cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các thuốc dạng viên. - Thức ăn cho trẻ phải nấu mềm, dễ nuốt. - Không xúc cho trẻ miếng cơm, thức ăn quá lớn, không ép trẻ ăn quá nhiều. - Thường xuyên kiểm tra trong miệng trẻ tránh nuốt ngậm sau giờ ăn . 4. Quy tắc an toàn khi trẻ ngủ: 12 - Giải thích cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật sắc nhọn khi chơi, đùa nghịch hay sinh hoạt. - Giáo dục và kiểm soát khi trẻ sử dụng các dụng cụ ở góc kĩ năng thực hành cuộc sống. Biện pháp 4: Đầu tư cơ sở vật chất. thường xuyên kiểm tra, rà soát các trang thiết bị, dồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp để đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động. Trong trường mầm non, cơ sở vật chất là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi có đảm yêu cầu thì mới tạo được môi trường an toàn cho trẻ trong các hoạt động. Chính vì vậy, việc đầu tư, xây dựng, cải tạo môi trường và đầu tư cơ sở vật chất được nhà trường luôn chú trọng để tạo sự an toàn cho trẻ, từ đó sẽ giảm thiểu được các tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ. Tuy thời gian nghỉ tránh dịch kéo dài, trẻ không đến trường học trực tiếp nhưng nhà trường vẫn xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, duy tu các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi theo định kỳ để đảm bảo an toàn khi sử dụng và đón học sinh quay lại trường học. (Phụ lục: Hình ảnh 1,2,7,9) Nhằm đảm bảo môi trường dạy học an toàn, thân thiện, trong thời gian qua, các trường học trên địa bàn Quận Thanh xuân đã được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang hơn, thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác Giáo dục và đào tạo. Năm học 2021-2022 nhà trường được lãnh đạo UBND quận đầu tư cải tạo toàn trường với tổng số vốn 13 tỷ. Các trang thiết bị được mua mới và bổ sung cho các lớp như điều hòa, máy tính, ti vi, tủ đồ dùng cá nhân cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư mới và đúng quy chuẩn đảm bảo an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, để bảo quản và giữ gìn tuổi thọ của đồ dùng cũng như đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, nhà trường xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị theo định kỳ. Thường xuyên kiểm tra trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong toàn trường để chủ động thay thế, sửa chữa. Bên cạnh đó, việc kiểm tra cách sắp sếp đồ dùng, trang thiết bị, đồ chơi trong các lớp học cũng được quan tâm để đảm bảo an toàn khi trẻ hoạt động. Kiểm tra việc thực hiện quy chế trường học an toàn, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Kiểm tra cơ sở vật chất, kiểm tra việc rà soát, loại bỏ, thay thế các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị có nguy cơ mất an toàn cho trẻ. Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường. Kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Kiểm tra công tác tuyên truyền của bộ phận y tế, các lớp, các khu vực trong trường kiểm tra hệ thống nước sạch, hệ thống nước thải, rác thải (Phụ lục: Hình ảnh 10,11,12,14)

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_phong_chong_t.docx