Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả Chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả Chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả Chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non
“ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hỡi đồng bào cả nước! “Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt 1 phần, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân dân yêu nước. “Dân cường thì Quốc mạnh”. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục – tự tôi ngày nào tôi cũng tập thể dục”. (Lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch). Thật vậy lứa tuổi từ 0 – 6 tuổi trẻ luôn thích hoạt động và dần hoàn thiện vận động. Các vận động của trẻ được hành động từ đơn giản và nối tiếp nhau. Khi thực hiện vận động trẻ không chỉ quan tâm đến kết quả của công việc mà còn tới quá trình, tới những hoạt động trong quá thực hiện. Lời dạy của Người chứa đựng toàn bộ giá trị chân lý của thời đại mang tên Người. Để xây dựng và phát triển thành công một đất nước độc lập tự do theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì rất cần phải nhận thức rõ hơn nữa vị trí và vai trò của giáo dục và đào tạo. Giáo dục và Đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của giáo dục đào tạo Trong đó phát triển vận động là một nội dung cơ bản, nhưng hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Nhận thức được điều đó tôi suy nghĩ và lựa chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Hướng đến sự phát triển vận động tích cực vận động cho trẻ nhằm tích cực hóa vận động, hình thành kỹ năng, và phát triển các tố chất thể lực nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo, bền bỉ. Giúp trẻ phát triển hành vi, thói quen tốt có đạo đức, có phẩm chất tốt như tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết, biết tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau và bỏ đi những suy nghĩ về cá nhân giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” 2.CƠ SỞ THỰC TIỄN. Việc giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ, phát triển thể chất cho trẻ được thông qua nhiều nội dung: Chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển vận độngTrong đó, phát triển vận động là một nội dung cơ bản, quan trọng vì vận động là phương tiện cơ bản, đặc biệt của quá trình giáo dục thể chất. Thực tế trước khi chuyên đề được triển khai tại trường, phát triển vận động chưa thực sự được quan tâm nhiều, sự đầu tư về cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, giáo viên khi tổ chức các hoạt động PTVĐ cho trẻ còn khá lúng túng, và có giáo viên còn chưa coi trọng PTVĐ mà chỉ chú trọng đến các hoạt động ở lĩnh vực khác, vì vậy mà thời lượng phát triển vận động của trẻ chưa nhiều, chất lượng các hoạt động PTVĐ còn nhiều hạn chế dẫn đến thể lực của trẻ phát triển không đồng đều vậy với cương vị là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi đã xây dựng chuyên đề PTVĐ năm học 2019 - 2020 này, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non”. Sáng kiến kinh nghiệm được tôi nghiên cứu tìm tòi, áp dụng tại trường mầm non từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 và thu được những hiệu quả nhất định, giúp nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại nhà trường. 3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG. * Đặc điểm tình hình nhà trường : Trường mầm non nơi tôi công tác nằm trên địa bàn một xã miền núi của Huyện Ba vì, thành phố Hà nội. Năm học này, nhà trường có tổng số 50 CBGVNV, trong đó có 35 giáo viên, 100% giáo viên đạt trình độ trở lên ( ĐH, CĐ: 34 = 97%; Trung cấp: 1 = 2,9%). Nhà trường có 1 điểm trường. Tổng số trẻ trong toàn trường: 380 trẻ. * Thuận lợi: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, đặc biệt bộ phận tổ chuyên môn Phòng giáo dục đào tạo Ba Vì tạo điều kiện để trường thực hiện tốt các chuyên đề trong năm học. - Nhà trường đã đón bằng công nhận «Trường chuẩn quốc gia» vào năm học 2018, có 15 nhóm lớp. Trường có nhiều cán bộ giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, và LĐTT. - Bản thân tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Đặc biệt tôi đã đạt giáo viên dạy giỏi xuất sắc cấp Thành phố về hoạt động phất triển thể chất. Trong công tác quản lý chỉ đạo, tôi nhiệt tình tìm tòi nghiên cứu, nắm “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” Trung Nội dung khảo sát Tốt Khá bình Xây dựng môi trường nhóm lớp, bố trí, 5 12 18 xây dựng góc vận động 14,2% 34,2% 51,4% Lập kế hoạch, đưa các hoạt động 6 13 16 PTVĐ vào chế độ sinh hoạt. 17,1 % 37,1% 45,7 % 4 11 20 Tổ chức các hoạt động PTVĐ 11,4 % 31,4 % 57,1 % 7 13 15 Làm đồ dùng dạy học PTVĐ 20 % 37,1 % 42,8 % Sử dụng hiệu quả các trang thiết bị để 8 17 10 giáo dục PTVĐ 22,8 % 48,5 % 28,5 % 4.2. Đồ chơi ngoài trời và dụng cụ PTVĐ (khảo sát tháng 9/2019) * Đồ chơi ngoài trời: - 80 % sân chơi chưa có đồ chơi có kích cỡ phù hợp với trẻ nhà trẻ. - Một số đồ chơi bị bong tróc sơn ( Đu quay, cầu trượt, xích đu , Đu quay bị hỏng mái che, bập bênh bị sứt, nhà bóng bị thủng) * Dụng cụ học vận động cơ bản: Khối lớp Có đủ Thiếu về số lượng Không có Vòng, gậy thể - Bục bật sâu ( 1 bộ), ván kê, ghế thể dục, dục to, nhỏ; ống dài ( 1 bộ), thang gióng, vật cản. Khối xắc xô của cô, - Dây thể dục ( 1 bộ), 5-6 tuổi cột ném bóng, túi ném ( 40 túi), dây thừng cổng chui ( 5 cái) Khối Xắc xô cô, cột - Ghế thể dục ( 1 bộ) - Thang gióng, bục 4- 5 tuổi ném bóng. - Cổng chui ( 10 cái) bật. Khối Cổng chui - Cột ném bóng Bục 30cm, đường 3- 4 tuổi ( thiếu 1 bộ). dích dắc. - Đích ném ( 2 bộ) Ném qua dây, bước Khối Cổng chui, xắc - Bóng ( 30 quả) qua ô, bục có tay vịn, xô 24- 36 tháng không tay vịn “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” mưu cùng với đ/c Hiệu trưởng và bắt tay ngay vào việc xây dựng chuyên đề phát triển vận động năm học 2019- 20120 và triển khai tới 100% cán bộ, giáo viên trong nhà trường ngay trong buổi sinh hoạt chuyên môn của tháng 9/2019. Trước khi xây dựng kế hoạch chuyên đề phát triển vận động tôi đã khảo sát chi tiết đầy đủ về các trang thiết bị phát triển vận động cả ngoài trời và trong lớp.Từ khảo sát thực tế, tôi đã xây dựng được kế hoạch chỉ ra được mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể khi thực hiện, có kế hoạch bổ sung các trang thiết bị còn thiếu, bồi dưỡng giáo viên về nội dung còn yếu, dự trù kinh phí thực hiện chuyên đề, phân công lịch trình tổ chức thực hiện tới từng thành viên công việc cụ thể. VD1: Một số giải pháp trong kế hoạchchuyên đề phát triển vận động: Đánh giá về chất lượng giáo dục phát triển vận động sau một năm thực hiện, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ hoạt động phát triển vận động cho trẻ.Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát, tôi chủ động tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng và thực hiện kế hoạch mua sắm, bổ sung trang thiết bị đầy đủ. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện chuyên đề, để kịp thời bổ sung những thiếu sót đảm bảo chuyên đề đạt hiệu quả. Tuyên truyền về tầm quan trọng tới các bậc cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp thông qua hệ thống loa truyền thanh xã, các buổi họp phụ huynh, góc tuyên truyền của trường. VD2: Dự kiến kế hoạch tháng 9: DỰ KIẾN KẾ HOẠCH PHÁTTRIỂN VẬN ĐỘNG THỰC HIỆN THEO THÁNG Nhiệm vụ Người Thời Tháng Biện pháp chính trọng tâm thực hiện gian - Khảo sát, phân loại Ban giám - Dựa vào đánh giá Tuần 1,2 giáo viên để có kế hiệu chuẩn nghề nghiệp hoạch bồi dưỡng GVMN năm học giáo viên về kiến 2018- 2019, tự đánh Tháng 9 thức, kỹ năng tổ giá đầu năm về kiến chức các hoạt động thức, kỹ năng về Phát PTVĐ. triển thể chất. + Thông qua kiểm tra giáo viên đầu năm, - Lên kế hoạch mua các hoạt động dự giờ Tuần 1 sắm, bổ sung các - Đ/C đột suất các hoạt động “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” vận động từng tháng, bổ sung các nhiệm vụ thực tế, phát sinh mà xây dựng kế hoạch phát triển vận động của mỗi tháng . Cuối tháng tôi lại có đánh giá kết quả, có sự điều chỉnh từ kết quả của tháng trước để lập kế hoạch cho tháng tiếp theo. Nhờ có kế hoạch cụ thể đề ra mà tôi đã rất chủ động trong việc chỉ đạo, triển khai chuyền đề PTVĐ tại trường. 6.2. Phân công giáo viên phù hợp với năng lực. Năm học này nhà trường có sự thay đổi về đội ngũ giáo viên: Có 04 giáo viên trẻ mới trúng tuyển viên chức; 01 giáo viên trong chế độ nghỉ thai sản nên nhà trường phải phân công, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên cho phù hợp. Nhận thấy việc sắp xếp đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng. Nên tôi đã chủ động tham mưu và thống nhất với Ban giám hiệu lựa chọn, sắp xếp giáo viên vào các nhóm lớp trên nguyên tắc: - Không lựa chọn tất cả các giáo viên xuất sắc nhất trong nhà trường vào khối 5 tuổi không sẽ làm ảnh hưởng tới giáo viên nòng cốt của các khối khác trong trường. Sắp xếp giáo viên trẻ cùng lớp với giáo viên có năng lực tốt về phát triển vận động, nhiều năm kinh nghiệm để giáo viên trẻ học tập tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. Mỗi nhóm lớp có 01 giáo viên có năng lực tốt kèm với 01 giáo viên năng lực trung bình hơn để tạo sự đồng đều giữa các lớp và để giáo viên học hỏi lẫn nhau. Chú ý đến năng lực cá nhân của từng giáo viên và tính cách của từng giáo viên để phân công sao cho các giáo viên ở cùng một lớp có thể giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ. Nhờ việc bố trí, sắp xếp đội ngũ hợp lý mà năm học này kết quả chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và chuyên đề Phát triển vận động nói riêng khá đồng đều ở các nhóm lớp. Giáo viên rất năng động nhiệt tình đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và hoàn thành tốt nhiệm vụ phân công. 6. 3: Triển khai thực hiện chuyên đề PTVĐ phù hợp. 6.3.1. Làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: Muốn bồi dưỡng được cho giáo viên thì bản thân mình phải có kiến thức vững vàng và khả năng quản lý, truyền đạt tốt. Nên tôi không ngừng tự học tập nâng cao trình độ. Bản thân đã đạt được giải xuất sắc Thành phố về hoạt động PTVĐ, đã từng tham gia chấm thi “GVDG” cấp Huyện về chuyên đề “PTVĐ”. Nhờ vậy mà năng lực quản lý cũng như hiểu biết về chuyên đề của tôi được nâng lên rõ rệt. Tôi cũng nghiên cứu học hỏi nhiều tài liệu để có thể nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động PTVĐ cho trẻ trong trường để có thể tư vấn, bồi dưỡng giáo viên một cách chuyên sâu. Ý tưởng của các nhà quản lý có biến thành thực tiễn sinh động hay không là nhờ giáo viên. Vì giáo viên là người trực tiếp tổ chức các hoạt động cho trẻ.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_nham.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển.pdf