Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng tại trường Mầm non Vĩnh Trị

docx 20 trang skkn 21/06/2024 2010
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng tại trường Mầm non Vĩnh Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng tại trường Mầm non Vĩnh Trị

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng tại trường Mầm non Vĩnh Trị
 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 1.1. Đặt vấn đề:
Ngày 22/02/2012 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng 
giai đoạn 2011 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 226/QĐ-TTg). Trong 
đó đã nêu mục tiêu của chương trình dinh dưỡng học đường là “Giảm tỷ lệ suy dinh 
dưỡng, nâng cao tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trong hệ thống trường học”. Và trong 
đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (Quyết định số 239/QĐ-TTg) cũng có 
tiêu chuẩn về tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng phải dưới 10%.
Như chúng ta đã biết, trẻ suy dinh dưỡng không hẳn là do thiếu thốn về vật chất mà có 
thể do sự thiếu hiểu biết của cha mẹ về cách chăm sóc dinh dưỡng. Đây là hiện tượng khá 
phổ biến không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn mà ngay cả ở những thành phố lớn. Do đó 
việc phục hồi dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng là rất quan trọng và cần thiết. Tình 
trạng suy dinh dưỡng trẻ em là sự hạn chế về chiều cao, suy giảm về thể lực; dẫn đến sức 
học tập kém, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống sau này và lại tiếp tục sinh ra những thế 
hệ thấp bé.
Thật vậy, trên thực tế hiện nay tình hình suy dinh dưỡng của trẻ trong trường mầm non là 
rất nhiều, đầu năm học khi nhận trẻ vào trường, phần lớn các cháu trong tình trạng gầy 
còm, thấp bé, kém ăn, khả năng học tập rất thấp. Trong khi đó nhiệm vụ của trường mầm 
non ngoài việc giảng dạy còn có nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ, các cháu được 
chăm sóc tốt, cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt thì các cháu mới có thể tiếp thu kiến thức 
tốt.
Chính vì thế, là người cán bộ quản lý trường mầm non thì cần phải đặt hai nhiệm vụ 
chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục ở tầm quan trọng ngang bằng nhau. Và qua thời gian 
làm công tác quản lý trường mầm non, tôi càng nhận thấy công tác quản lý hoạt động 
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tại trường tôi “Trường Mầm Non Vĩnh Trị, xã Vĩnh 
Trị, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An” là hết sức cấp bách. Nhận thức được tầm quan 
trọng của việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường nên tôi đã mạnh dạn 
tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng 
tại trường Mầm Non Vĩnh Trị” để nhìn lại và có phương hướng tốt hơn cho công tác 
quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tại trường mình.
1.2- Mục đích đề tài:
Nhằm phát hiện và phục hồi sức khỏe cho trẻ bị suy dinh dưỡng nhằm góp phần nâng cao 
chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Dựa theo tình hình thực tế của trường, tôi đã cố 
gắng tìm ra những biện pháp thích hợp để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Trang bị 
cho trẻ thể chất khỏe mạnh giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ có một tâm thế vững vàng tự 
tin để bước tiếp các bậc học sau này. Đặc biệt nhà trường có 1 phòng y tế riêng, 1 nhân viên kế toán theo dõi thu, chi tiền ăn 
của trẻ theo nguyên tắc tài chánh hiện hành.
Trường cũng được Phòng Giáo dục và Đào tạo quan tâm rất nhiều, tạo mọi điều kiện cho 
nhà trường hoạt động như: hỗ trợ đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học cũng như thường 
xuyên quan tâm, thăm hỏi động viên tinh thần cho đội ngũ công chức, viên chức trong 
nhà trường an tâm công tác. Bên cạnh sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo thì 
trường còn được sự quan tâm, giúp đỡ rất tận tình của phụ huynh học sinh, đa số phụ 
huynh trong nhà trường rất quan tâm đến việc học tập cũng như sức khỏe của con em 
mình, hưởng ứng tích cực trong việc tổ chức bán trú cho trẻ, nâng cao mức ăn cho trẻ 
theo yêu cầu (15.000đ/ngày) , nhiệt tình tham gia các phong trào và các hoạt động của 
nhóm, lớp.
100% cán bộ, giáo viên trong nhà trường nắm vững kiến thức về nuôi dưỡng chăm sóc và 
giáo dục trẻ, đội ngũ nhà trường luôn tận tâm với nghề, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.
Trong quá trình quản lý đã được tập thể cán bộ giáo viên, lãnh đạo địa phương và đặc 
biệt là các bậc phụ huynh tin tưởng tạo điều kiện đầu tư vào công tác nuôi dưỡng.Vì vậy 
trong năm học 2015– 2016 chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ đạt hiệu quả 
cao. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm xuống đáng kể và không có trường hợp trẻ bị ngộ 
độc thức ăn xảy ra.
 2.1.2- Khó khăn:
– Nhân viên cấp dưỡng mặc dù đã được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm 
nhưng trình độ học vấn còn thấp (chỉ học hết cấp 2) và chưa được đào tạo về chuyên 
môn; một số giáo viên trong nhà trường chưa làm tốt công tác tuyên truyền về các kiến 
thức nuôi dạy con cho các bậc phụ huynh;
– Chưa có nhân viên y tế ( giáo viên vừa kiêm nhiệm y tế vừa dạy lớp)
– Một số ít phụ huynh phó mặc cho nhà trường về chuyện chăm sóc con cái họ, họ không 
quan tâm đến việc ăn uống, nghỉ ngơi của con mình;
– Một số cháu là con cưng hay nũng nịu, kén ăn, không ăn thịt, cá, không ăn rau, quen 
với việc ba mẹ đút cho ăn, không tự xúc ăn được, ăn không hết suất;
– Công tác tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng tại trường chưa hiệu quả vì đa số 
phụ huynh chưa quan tâm và không có thời gian rảnh;
– Kiến thức nuôi con theo khoa học đối với một số phụ huynh còn hạn chế nên không 
biết cách chăm sóc sức khỏe cũng như đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ;
– Một số cháu con nhà nghèo nên chưa có chế độ ăn phù hợp dẫn đến việc cháu bị suy 
dinh dưỡng;
– Công tác tuyên truyền còn mang nặng tính hình thức chưa đi sâu vào nội dung; Chỉ đạo giáo viên tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng.
Lên kế hoạch thực hiện phòng chống suy dinh dưỡng cho toàn trường thực hiện.
Chỉ đạo giáo viên chú ý tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ.
Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh cá nhân cô và trẻ.
Phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe và cân đo theo định kỳ, kiểm tra thường xuyên 
vệ sinh an toàn thực phẩm.
Coi trọng công tác tuyên truyền và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để khắc phục tình 
trạng suy dinh dưỡng.
Xây dựng thực đơn chuẩn (đảm bảo đủ lượng kcal, cân đối các chất, đa dạng, phong phú, 
sử dụng nhiều thực phẩm khác nhau, thay đổi theo mùa, theo tuần, theo ngày và đảm bảo 
chế độ tài chánh).
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
2.3- Biện pháp giải quyết:
Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an 
toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên, phòng chống suy 
dinh dưỡng cho trẻ:
Đầu năm học tôi thường cho các cán bộ giáo viên, công nhân viên trong trường học tập 
lại các nội dung yêu cầu của chuyên đề về thực hành dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực 
phẩm, vệ sinh trong chế biến và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Sau đó tập trung 
lại thảo luận những việc làm của mình về chuyên đề để các chị em khác chia sẻ, đóng góp 
lẫn nhau. Với cách làm này các chị em vừa tiếp thu được những kiến thức trên lý thuyết 
vừa xem lại trên thực tế những gì mình đã làm được, từ đó tự đưa ra kế hoạch một cách 
phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình mà thực hiện tốt chuyên đề.
Hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ và chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần 
thiết. Dinh dưỡng hợp lý đó là khẩu phần ăn hàng ngày phải đủ về số lượng và cân đối về 
chất lượng. Cân đối giữa chất sinh ra năng lượng, cân đối giữa thức ăn có nguồn gốc 
động vật và thực vật. Nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ nếu tính theo cân nặng thì cao hơn 
người lớn. Vì vậy, muốn phòng chống suy dinh dưỡng có hiệu quả cần phải giúp cho trẻ 
có đầy đủ thức ăn để trẻ sinh trưởng, phát triển và vận động. Nên việc vận động trẻ học 
bán trú tại trường rất cần thiết với trường ở vùng sâu
. Nhằm để thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ thì ngay từ đầu 
năm học nhà trường luôn đảm bảo chế độ ăn theo quy định, thay đổi chế độ ăn, thực đơn 
cho phù hợp. Căn cứ vào nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi để xây dựng khẩu phần ăn 
cho phù hợp. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu không khí đầm 
ấm giúp trẻ có cảm giác như bữa ăn tại gia đình, trẻ ăn ngon miệng hơn. Chỉ đạo giáo 
viên ở các nhóm lớp quan sát trẻ ăn và động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, không làm Bên cạnh đó, tôi tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân ở những trẻ không vào học bán trú và có 
biện pháp hữu hiệu hơn trong việc vận động trẻ bán trú. Số trẻ tham gia bán trú tại trường 
ngày càng cao. Cụ thể năm học 2013 – 2014 là 25 trẻ, năm học 2014- 2015 là 60 trẻ, năm 
học 2015-2016 là 101 trẻ.
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ để phát hiện 
sớm các bệnh về dinh dưỡng thường gặp:
Ngay từ đầu năm, trường đã lên kế hoạch và triển khai đến các nhóm lớp về việc cân đo 
trẻ hàng tháng và hàng quý tùy theo độ tuổi của trẻ. Tất cả trẻ đều được theo dõi bằng 
biểu đồ tăng trưởng qua đó nắm bắt được tình hình sức khỏe của trẻ để cùng kết hợp với 
phụ huynh học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Sau đó tổng 
hợp kết quả nộp về BGH.
Kết quả cân đo lần 1 như sau:
+Số trẻ SDD: 14 trẻ chiếm tỉ lệ 11.11%
+Số trẻ thấp còi: 15 trẻ chiếm tỉ lệ 11.90%
Thường xuyên nhắc nhở giáo viên quan tâm đến sức khỏe của trẻ qua chế độ sinh hoạt 
một ngày của trẻ như trong tổ chức giờ ăn, giấc ngủ của trẻ,
Sau khi nắm tình hình sức khỏe trẻ, tôi tiếp tục cho giáo viên tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị 
suy dinh dưỡng.
Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng.
Vào đầu năm học, sau khi ổn định trẻ, nhà trường tiến hành cân đo, chấm biểu đồ toàn 
trường, kết hợp với trạm y tế xã Vĩnh Trị tổ chức khám sức khoẻ đợt I cho các cháu để 
tổng hợp và phân loại tình hình sức khoẻ đầu năm của các cháu. Sau khi nắm số liệu trẻ 
bị suy dinh dưỡng ở từng lớp, tôi đã tổ chức họp và hướng dẫn giáo viên tìm hiểu nguyên 
nhân trẻ bị suy dinh dưỡng. Yêu cầu giáo viên quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý của 
từng cháu, đặc biệt các cháu bị suy dinh dưỡng. Sau khi giáo viên đã thu thập thông tin 
về các nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng, tôi tập hợp các nguyên nhân và đề ra biện 
pháp chăm sóc cụ thể cho từng nhóm nguyên nhân đó:
 Số trẻ SDD
 STT Nguyên nhân Số trẻ SDD
 thể thấp còi
 thể nhẹ cân
 Cung cấp thiếu chất dinh dưỡng do 
 1 6 6
 chưa cân đối khẩu phần ăn
 2 Do trẻ bị sinh non 1 1
 3 Do trẻ biếng ăn 7 8 + Do yếu tố tâm lý: Thường gặp ở những gia đình quan tâm lo lắng quá mức đến bữa ăn 
của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều hoặc người cho ăn có thái độ không đúng (ép buộc), biến bữa 
ăn của trẻ thành nỗi sợ hãi ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, mỗi khi nhìn thấy thức ăn là trẻ 
đã sợ hãi. Trường hợp này, giáo viên và cha mẹ trẻ cần tạo cho trẻ một không khí bữa ăn 
thật vui vẻ và đầm ấm, không nên la mắng, ép buộc trẻ ăn mà phải có biện pháp động 
viên, khích lệ trẻ, ngoài việc chế biến món ăn ngon còn phải chú ý đến màu sắc và mùi vị 
của món ăn, giúp trẻ thích thú khi được ăn.
Như vậy, với biện pháp này, chỉ sau 3 tháng chỉ đạo thực hiện, kết quả thu được như sau 
(Bảng 1):
 SDD thể nhẹ cân SDD thể thấp còi
 Độ tuổi
 Tổng SDD vừa SDD nặng Còi độ 1 Còi độ 2
 số HS
 Đầu Sau 3 Đầu Sau 3 Đầu Sau 3 Đầu Sau 3 
 năm tháng năm tháng năm tháng năm tháng
 Nhà trẻ 1 3
 12 1 1 0 0 0 3
 Mầm 0 0
 23 0 0 0 0 0
 Chồi 5 4
 31 4 0 0 4 0 0
 Lá 7 1 6 1
 60 5 1 5 1
 TỔNG 
 126 13 10 1 1 11 9 4 4
 CỘNG
Biện pháp 5: Lên kế hoạch thực hiện phòng chống suy dinh dưỡng cho toàn trường 
thực hiện.
Là một cán bộ quản lý chúng ta không thể xem nhẹ việc thực hiện công việc bằng kế 
hoạch, bởi vì chỉ có kế hoạch mới giúp cho mình làm việc một cách khoa học được. Ý 
thức được điều này nên đầu năm học 2015-1016, tôi lên kế hoạch riêng cho công tác 
phòng chống suy dinh dưỡng cho trường chứ không làm chung với kế hoạch năm học bởi 
vì nếu làm chung với kế hoạch năm học thì không thể nào đưa ra hết được những yêu 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phong_chong_suy_dinh.docx