Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho trẻ Mầm Non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho trẻ Mầm Non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho trẻ Mầm Non
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG MẦM NON NHÂN CHÍNH o0o SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN TRẺ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực : Giáo dục mầm non Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Tạ Thị Thủy Đơn vị công tác : Trường Mầm non Nhân Chính Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2021-2022 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Như cha ông ta xưa nay vẫn nói “Sức khỏe là vàng” đúng và cho đến bây giờ cũng vậy câu nói đó vẫn luôn luôn đúng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhất là trong thời kỳ hiện nay với tốc độ phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đã làm cho không khí, nguồn nước của chúng ta đang dần bị ô nhiễm bởi những hóa chất, rác thải công nghiệp càng nhiều lại càng đe dọa đến sức khỏe của con người càng cao chính vì vậy mà trong những năm gần đây tỉ lệ mắc bệnh hiểm nghèo tăng cao. Trước đây tỉ lệ mắc bệnh thường là tuổi trung niên cao hơn so với trẻ em nhưng bây giờ thì ngược lại, do môi trường bị ô nhiễm đồng thời hóa chất sử dụng được đưa vào do môi trường bị ô nhiễm đồng thời hóa chất sử dụng được đưa vào trong cuộc sống lại càng nhiều vì vậy đây cũng chính là yếu tố làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người nói chung và sức khỏe trẻ em nói riêng. Không có gì hạnh phúc bằng khi bạn có một sức khỏe tốt! Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần và xã hội.Khoẻ về thể chất là liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập. Tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Trẻ em đến trường giáo viên không chỉ chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực mà còn giáo dục kĩ năng sống và sức khỏe cho các em. Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần và xã hội. Khoẻ về thể chất là liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập. Khỏe về tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin. Chúng ta cần coi trọng sức khoẻ, vì mọi người có sức khoẻ thì công tác sẽ tốt, học sinh có khoẻ thì học hành mới hiệu quả. Mọi hoạt động của học sinh tham gia có tốt hay không đều nhờ vào sức khỏe. Muốn vậy thì giáo viên cần xây dựng một môi trường lành mạnh, an toàn . Đặc biệt là chú trọng đến sức khỏe, phòng chống dịch bệnh nhất là dịch Covid - 19, nâng cao sức đề kháng cho học sinh, trang bị những kĩ năng cần thiết để học sinh tự bảo vệ sức khỏe bản thân, 4 - Học sinh nhỏ tuổi chưa có ý thức trong việc phòng bệnh, đặc biệt là học sinh chưa hiểu được mối nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra trên toàn thế giới. - Học sinh còn nhỏ, kỹ năng phòng tránh dịch bệnh Covid -19. - Đa số phụ huynh bận công việc nên chưa thật sự quan tâm nhiều đến học sinh trong thời gian dịch bệnh Covid -19. Chưa hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh phòng bệnh cho học sinh như: rửa tay, súc miệng bằng nước muối, ra ngoài phải đeo khẩu trang, không khạc nhổ bừa bãi, ho, hắt hơi phải che miệng và phải tắm gội thường xuyên 2. Bảng khảo sát đầu năm Kết quả khảo sát trên trẻ về những kiến thức về phòng chống dịch bệnh Covid- 19 qua các bài học kỹ năng qua bài giảng điện tử và kết hợp với phụ huynh. Đã có phản hồi sau khi thu kết quả từ sự phối hợp cùng phụ huynh tôi đã thu được kết quả. Bảng khảo sát đầu năm áp dụng cho 30 trẻ Kết quả STT Nội dung Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% 1 Trẻ rửa tay đúng cách 3 10 27 90 2 Biết xúc miệng bằng nước 6 20 24 80 muối 3 Không đưa tay lên mắt mũi 9 30 21 70 miệng 4 Trẻ biết đeo KT đúng cách 6 20 24 80 6 3. Biện pháp Năm học 2021-2022 này thực sự là một năm đầy khó khăn đối với ngành giáo dục, đặc biệt đối với trẻ mầm non, vì vậy tôi đã nhận thức đúng đắn và đánh giá việc chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Xác định được sự nguy hại của dịch bệnh, theo kinh nghiệm là “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tôi đã tăng cường, triển khai hiệu quả biện pháp phòng, chống dịch qua các bài giảng video để cung cấp các kỹ năng cho trẻ. Bên cạnh đó đã có sự phối hợp của phụ huynh khi các con nghỉ dịch ở nhà được học thông qua Zalo nhóm lớp. Mục tiêu là các con tiếp thu được các kỹ năng cơ bản về phòng chống dịch bệnh hiện nay và sẵn sàng đón các con trở lại trường. Bắt đầu từ ngày 13/4/2022 các con được trở lại trường, các cô đo thân nhiệt kiểm tra sức khỏe của các con 2 lần/ngày (sáng – trước khi đi ngủ). Dưới đây là một số biện pháp mà tôi đã và đang áp dụng tạo lớp mình. 3.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường trong và ngoài lớp học an toàn, trang bị đồ dùng phòng chống dịch bệnh Covid – 19 Vệ sinh môi trường là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình chăm sóc học sinh. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid - 19 gây ra. Để đảm bảo an toàn cho học sinh và đẩy lùi được dịch bệnh, chúng ta cần chủ động, tích cực lao động vệ sinh khuôn viên trường học, phối hợp cùng nhà trường tiến hành phun khử trùng, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học, kệ tủ, bàn ghế, đồ dùng đồ chơi, xốp, chiếu được giặt sạch và sắp xếp gọn gàng. Một số hoạt động vệ sinh ở trường như: vệ sinh lớp học đảm bảo không khí thoáng mát, bật quạt vừa phải, thường xuyên quét dọn lớp học. - Đảm bảo ánh sáng, kiểm tra đèn điện, mở cửa sổ để lưu thông không khí. Trồng thêm cây xanh, cây hoa, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp. Đối với thiết bị, đồ dùng: Chuẩn bị nước sát khuẩn, khăn lau tay, máy đo thân nhiệt, Vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ ở lớp theo lịch để phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Để làm tốt điều này tôi đã thực hiện công tác vệ sinh của các lớp như: Vệ sinh giờ ăn, ngủ của trẻ. Tôi cũng đã hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân trong công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ 8 đó thông qua các nhóm zalo của lớp cô giáo cập nhật tình hình sức khỏe của trẻ qua các bình chọn để nắm bắt được thông tin. Đeo khẩu trang là một biện pháp thiết thực nhất nhằm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, bảo vệ cho bản thân. Hiện nay có hai loại khẩu trang đó là khẩu trang vải và khẩu trang y tế. Để đeo khẩu trang đúng cách, tôi đã hướng dẫn trẻ qua các bước như sau: + Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay nước sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang. + Bước 2:Xác định phần phía trên phía dưới khẩu trang (có gọng hay không gọng đối với khẩu trang y tế). + Bước 3: Xác định mặt trong mặt ngoài theo màu sắc, đường may hoặc phần lồi lõm (khẩu trang vải). + Bước 4: Cầm 2 quai khẩu trang bằng 2 tay sau đó đeo 2 quai vào 2 tại. + Bước 5: Chỉnh khẩu trang mép phía dưới sao cho ôm trọn cằm +Bước 6: Bóp phần gọng sắt ở phía trên làm sao cho ôm trọn sống mũi. Lưu ý: Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. - Sau khi sử dụng khẩu trang thì hướng dẫn học sinh cách tháo khẩu trang: + Bước 1: Khi thảo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang). + Bước 2: Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) và/hoặc bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần. + Bước 3: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. Lưu ý: Thay hoặc thải bỏ khẩu trang sau: mỗi lần sử dụng hoặc khi bị bẩn. Tuyệt đối không dùng lại đối với khẩu trang dùng 1 lần. Tái sử dụng khẩu trang 870 (Khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn): Giặt bằng tay, giặt riêng, phơi tự nhiên, sấy hoặc là khô. Dạy học sinh một số kỹ năng khác: Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, việc này giúp cho trẻ giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. (Phụ lục: Hình ảnh 2 ) 10 + Bước 4: Súc vòm họng (Ngửa cổ ra sau khoảng 30o, khép chặt cuống họng, cho nước muối chạm thành họng, dùng hơi đầy nước muối ra tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn trong khoảng 30 giây). + Bước 5: Nhổ nước muối vào bồn rửa mặt.(hoặc vào bô có nắp đậy) . + Bước 6: Lấy khăn hoặc giấy rồi lau miệng. Trong quá trình rèn cho học sinh kỹ năng súc miệng tôi sẽ giáo dục cho học sinh biết tác dụng của việc súc miệng bằng nước muối và luôn thực hiện đều đặn vào các thời điểm như sau khi ăn trưa, trước và khi ngủ dậy, sau khi ăn quà chiều ở nhà cũng như ở lớp. Qua đó học sinh có ý thức súc miệng hàng ngày, để nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân hơn nữa có giáo dục học sinh súc miệng và kết hợp với việc đánh răng hàng ngày khi học sinh ở nhà. * Kỹ năng rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô. Học sinh mầm non hoạt động liên tục trong ngày, học sinh thường xuyên tiếp xúc với các đồ dùng, dụng cụ học tập, hay môi trường xung quanh. Các tác nhân trên vô tình khiến bàn tay học sinh bị bẩn. Học sinh mầm non còn nhỏ nên nhiều khi học sinh đưa tay lên mắt, mũi, miệng khi học sinh đang hoạt động, điều này cũng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của học sinh. Do vậy việc rửa tay thường xuyên sau khi hoạt động là vô cùng cần thiết. (Phụ lục : hình ảnh 3) * Rửa tay theo quy trình 6 bước Để việc rửa tay đạt kết quả cao tôi đặc biệt quan tâm hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng cách qua 6 bước cụ thể như sau thông qua video bài giảng điện tử và thực hành tại lớp thường xuyên khi các con trở lại trường. Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay dưới vòi nước. Cho xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay. Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. Bước 6: Tráng sạch tay dưới vòi nước. Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn sử dụng một lần (Phụ lục : hình ảnh 4) 12 4.1. Đối với phụ huynh: Mối quan hệ giữa gia đình - con cái ngày càng quan trọng, họ nhận thức đúng đắn về dịch bệnh Covid - 19, tích cực tham gia phòng bệnh. 4.2. Đối với học sinh: Trẻ đã có ý thức, nhận thức được tác hại của dịch bệnh. Từ đó hình thành được cho học sinh một số kĩ năng phòng chống dịch bệnh Covid - 19 như sau: + Biết súc miệng bằng nước muối, nước ấm. + Đeo khẩu trang đúng cách. + Rửa tay, sát khuẩn tay thường xuyên. + Không khạc nhổ bừa bãi 4.3. Đối với giáo viên: Cô cung cấp thêm kĩ năng phòng dịch cho học sinh, có thêm thói quen vệ sinh trong, ngoài lớp học; mối quan hệ giữa gia đình - giáo viên ngày càng nâng cao, phụ huynh tin tưởng gửi gắm con. 14 Đề nghị các cấp lãnh đạo, UBND luôn quan tâm, đầu tư của nhà nước để tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị cho trường học như: Máy đo thân nhiệt, buồng khử khuẩn, nước sát khuẩn, bồn rửa tay di động Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình và không sao chép của người khác. Thanh Xuân, ngày 15 tháng 4 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Người viết Tạ Thị Thủy CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Hình ảnh 3 : Trẻ rửa tay khô bằng nước sát khuẩn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phong_chong_dich_benh.docx