Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực và chủ động trong các hoạt động học và vui chơi cho trẻ
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực và chủ động trong các hoạt động học và vui chơi cho trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực và chủ động trong các hoạt động học và vui chơi cho trẻ
MỤC LỤC STT Tên mục lục Trang 1 Mục lục 1 2 Phần I: đặt vấn đề 2 3 Phần II: giải quyết vấn đề. 2 4 1.Thực trạng 2 5 2.Biện pháp thực hiện giúp trẻ phát huy tính 4 tích cực và chủ động trong hoạt động học và chơi cho trẻ 6 3. Thực nghiệm sư phạm. 12 7 4.Kết luận 14 8 5. Kiến nghị ,đề xuất. 14 9 Phụ lục 10 Tài liệu tham khảo PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1. Cơ sở lý luận: Trong những năm gần đây giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng có những bước đột phá mới trong đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục nhằm tạo đà cho học sinh phát triển phát triển một cách toàn diện về trí thông minh, ham hiểu biết, phát huy tính tích cực chủ động của trẻ. Tính tích cực chủ động của trẻ cần được xác định cụ thể thông qua hoạt động giữa cô và trẻ cho nên giáo viên cần 1 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Thực trạng: 1.1.Thuận lợi Là trường trọng điểm của Quận nên được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Phòng giáo dục, các cấp chính quyền về vật chất lẫn tinh thần. Được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường cùng với tổ chuyên môn trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. Phòng lớp sạch sẽ, thoáng mát, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ. Lớp được bố trí 2 giáo viên có trình độ chuẩn. Giáo viên luôn có nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. Giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, luôn học hỏi và nâng cao trình độ. 1.2.Khó khăn *Về phía trẻ: Do đặc thù lớp nhà trẻ nên đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến trường vì vậy chưa có nề nếp học tập. Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Trẻ chưa mạnh dạn, chưa nhanh nhẹn, còn nhút nhát, thụ động, chậm nói, trẻ mới đi còn khóc nhiều, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất. 3 Một số phụ huynh cho rằng cứ lo cho con đầy đủ, chiều chuộng theo ý thích của con, còn việc dạy dỗ thì phó mặc cho giáo viên. Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh đi làm nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà, người giúp việc vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. Từ những nguyên nhân trên và từ thực tế đã áp dụng tại nhóm lớp của mình, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm phát huy được tính tích cực chủ động trong các hoạt động học và vui chơi cho trẻ. 2. Biện pháp thực hiện giúp trẻ phát huy tính tích cực và chủ động trong hoạt động học và chơi cho trẻ: *Biện pháp 1: Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ Như chúng ta đã biết, Trẻ giai đoạn mầm non nói chung và trẻ 24 – 36 tháng tuổi nói riêng, các bé đang trong thời kì phát triển nhân cách, có lẽ vậy mà sự tác động xung quanh trẻ sẽ là nhân tố không nhỏ tác động đến tâm tư của trẻ. Kết hợp với phụ huynh ngoài việc nắm bắt đặc điểm của trẻ còn có tác dụng hướng cho phụ huynh hiểu tâm tư của con hơn. Vì vậy trước cửa lớp tôi có bảng : “ Những điều phụ huynh cần biết”, trên đó có ghi nội dung bài học của từng tuần, tranh ảnh phụ huynh có thể đóng gópđể phục vụ cho chủ điểm. Bên cạnh đó vào giờ đón trả trẻ tôi cùng cô giáo ở lớp thường xuyên trao đổi với phụ huynh để thống nhất cách dạy trẻ và có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cho trẻ yếu kém và có kế hoạch với từng phụ huynh để làm sao trẻ có được những lĩnh hội cần thiết và tư duy tốt nhất khi học ở trường mầm non. *Biện pháp 2. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, phù hợp để kích thích trẻ hoạt động tích cực. 5 Để thực hiện được biện pháp này trước tiên giáo viên phải là 1 người thân thiện, yêu trẻ : Buổi sáng khi đón trẻ tôi thường đứng tại cửa lớp học, niềm nở với phụ huynh học sinh và đón trẻ vào lớp, khích lệ trẻ bước vào lớp học trong tâm trạng vui tươi thoải mái. Trao đổi nhanh với PHHS và với trẻ để hiểu được cảm xúc, tâm trạng, sức khỏe của trẻ khi đến lớp. Trong lớp giáo viên luôn khích lện gần gũi, lắng nghe trẻ chia sẻ.Thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ nhưng dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy ở mỗi tiết học tôi luôn phải xác định rõ mục đích yêu cầu của từng thể loại, mà đặc biệt đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ ở lứa nhà trẻ ( 24-36 tháng tuổi) khả năng chú ý, ghi nhớ chưa cao. Trẻ chỉ có thể tập trung tối đa 10 đến 15 phút, trẻ thường dễ chịu ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, (ngồi không ngay ngắn trong khi học, mất trật tự, khóc và không kiềm chế các hoạt động cá nhân. Trong khi đó việc trẻ tập trung, ghi nhớ có chủ đích và hứng thú trong giờ hoạt động chung là rất quan trọng, vì đây là hoạt động giúp trẻ lĩnh hội một cách bài bản, đầy đủ và khoa học nhất các kiến thức đơn giản và vừa sức về các lĩnh vực phát triển khác nhau. Tôi nhận thấy rằng nếu không thay đổi, làm mới các biện pháp và hình thức dạy học khác nhau, trẻ sẽ không hứng thú trong giờ học và sẽ không đạt hiệu quả cao trong giờ dạy. Cùng với đó khả năng tiếp thu, giao tiếp của trẻ cũng sẽ hạn chế và trẻ sẽ có phản ứng: Chán học, gây mất trật tự trong lớp học. Từ đó nghiên cứu các tài liệu, suy nghĩ thay đổi các hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học, và tiết học xuyên suốt theo một chủ đề. Qua đó, giờ học trẻ nào cũng hào hứng, không gò bó mà vẫn đạt kết quả cao mà lại phát huy được tính tích cực của trẻ.Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương châm: “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tính liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà 7 Tạo cho trẻ môi trường học tập vui chơi với nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo và đồ dùng từ nguyên liệu mở, đặc biệt là khuyến khích trẻ sử dụng các sản phẩm do trẻ thự làm. Áp dụng tiêu chí “ Khích lệ trẻ nêu ý tưởng và sử dụng sản phẩm trẻ tự làm để triển khai các hoạt động học tập và hoạt động trong các góc”. Ví dụ: Trong chủ đề gia đình: Góc học tập trẻ làm thành sách truyện giới thiệu về gia đình mình. Góc nghệ thuật cho trẻ mang ảnh gia đình đến lớp làm và trang trí khung ảnh bằng các nguyên liệu khác nhau, làm búp bê các nhân vật trong gia đình bé. Việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực. Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ những mong muốn của trẻ với cô giáo, bạn bè và cha mẹ. Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, tết hàn hực.với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức.Ví dụ: Trong ngày Tết trung thu mỗi trẻ cùng cô tô màu mặt lạ cho mình đi chơi trung thu. Các ngày lễ trẻ tự làm thiệp thàng bà tặng mẹ ngày 20/10, 8/3. Bé vẽ tranh tặng cô nhân ngày 20/11. Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí các góc khiến trẻ rất hứng thú và say mê, giúp trẻ phát huy tính mạnh dạn, rèn khả năng tưởng tượng sáng tạo. 3.Thực nghiệm sư phạm: Từ những các biện pháp trên tôi đã thực hiện tại lớp nhà trẻ D3 ( 24-35 tháng tuổi) tôi được phân công giảng dạy, tôi đã thực hiện các biện pháp đó mọi lúc mọi nơi từ giờ đón trẻ. Ví dụ: Khi trẻ đến lớp cô trò chuyện hướng trẻ vào chủ đề mà mình đang học cho trẻ tự hoạt động nhóm với các bạn. 9 Trẻ mạnh dạn tự 20 36,6% 10 43,3% 2 20,1% tin Trẻ biết giải 22 40% 9 46,6% 1 13,4% quyết tình huống III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1.Kết luận: Từ những biện pháp tôi tìm tòi nghiên cứu và thực hiện, chất lượng phát huy tính tích cực và chủ động trong hoạt động học và chơi ở trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ nắm được các kiến thức cơ bản mà tôi truyền thụ cho trẻ đó là điều làm tôi phấn khởi, giúp tôi càng yêu nghề hơn, giúp tôi càng có nghị lực trong công tác. -Trẻ hứng thú đến lớp, đi học đều. - Phần lớn khả năng tập trung chú ý, nhận xét và diễn đạt ý của trẻ tiến bộ rõ rệt so với đầu năm. - Trẻ mạnh dạn tự tin hơn rất nhiều khi tham gia học tập và hoạt động -Trẻ nói được nhiều và vốn từ phong phú tốt hơn so với đầu năm - Trẻ biết hòa thuận, nhường nhịn, không tranh giành đồ chơi. - Hình thành những đức tính tốt: Biết cất đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng, tính tự lập - Các bậc phụ huynh có những chuyển biến rõ rệt về phong cách và quan tâm ngày càng nhiều đến con em mình. 11 Hình ảnh trẻ tự chơi góc thư viện Hình ảnh trẻ làm thiệp tặng mẹ nhân này 8-3 13 Hình ảnh bé chúc mừng sinh nhật 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn và gợi ý thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ từ 3 - 36 tháng ( Trung tâm nghiên cứu GDMN – 2000) 2. Tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ 3 – 36 tháng ( xuất bản năm 2008) 3. Tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ 3 – 36 tháng ( xuất bản năm 2009) 4. Tài liệu tham khảo trên internet 17
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_ti.docx