Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi

docx 16 trang skkn 19/02/2024 1870
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 1. Cơ sở lý luận 2 2. Cơ sở thực tế 3 II. THỰC TRẠNG 4 1. Thuận lợi 4 2. Khó khăn 4 3. Khảo sát thực tế (Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài) 5 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ 5-6 TUỔI 6 1. Biện pháp 1. Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ 6 2. Biện pháp 2. Luôn cập nhật những hoạt động tạo hình hiện đại, mới mẻ thông qua mạng xã hội 6 3. Biện pháp 3. Cho trẻ làm quen những hoạt động tạo hình sáng tạo mọi lúc, mọi nơi 7 4. Biện pháp 4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tạo hình 8 5. Biện pháp 5. Sưu tầm các nguyên vật liệu để dạy trẻ hoạt động tạo hình và làm đồ dùng, đồ chơi đa dạng phong phú 8 6. Biện pháp 6. Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng tạo hình 9 7. Biện pháp 7. Giáo viên biết cách nhận xét, đánh giá sản phẩm, dạy trẻ cách đánh giá sản phẩm 11 8. Biện pháp 8. Phối kết hợp với các bậc phụ huynh để tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động tạo hình 12 IV. KẾT QUẢ 13 1. Kết quả trên trẻ 13 2. Kết quả từ phía các bậc cha mẹ trẻ 13 3. Kết quả về phía giáo viên nhà trường 14 C. KẾT LUẬN 14 I. Kết luận: 14 II. Bài học kinh nghiệm 15 III. Đề xuất - Khuyến nghị: 16 D. TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 16 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hoá”. Sản phẩm của giáo dục chính là con người, mà con người là mục tiêu, động lực của sự 1/16 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động tạo hình luôn hấp dẫn đối với trẻ mầm non, giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng và phong phú và hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo. Hoạt động tạo hình giúp trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng : vẽ ,nặn, xé dán. Thông qua hoạt động tạo hình mà trẻ được thử sức mình trong viêc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của trẻ. Vì vậy hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành và rèn luyện ở trẻ khả năng đánh giá và tự đánh giá , tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ giúp cho lời nói truyền cảm hơn và ngôn ngữ được mạch lạc hơn, mặt khác hoạt động này còn giáo dục trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, những phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe lời chỉ bảo của cô.Hoạt động tạo hình là môi trường cho trẻ rèn luyện năng lực, điều khiển hành vi của mình nhờ có hoạt động này mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên. Do vậy tôi nhận thấy rằng việc gây hứng thú cho trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động tạo hình là vô cùng quan trọng đối với trẻ 5 - 6 tuổi trẻ chưa tự mình xác định được mục đích, cách tiến hành. Trong hoạt động tạo hình thường là do giáo viên gợi mở, hướng dẫn với nhiều biện pháp nhằm kích thích tính tò mò, gây hứng thú bất ngờ, để trẻ say sưa với bộ môn nghệ thuật này. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời góp phần nhỏ bé của mình về việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện. 2. Cơ sở thực tế Trong chương trình chăm sóc giáo dục có rất nhiều hoạtđộng có chủđích, hoạtđộng nào cũng góp phần quan trọng và cần thiết nhưng quan trọng hơn cảđó là hoạtđộng tạo hình. Tại sao tôi lại nói hoạtđộngtạo hình quan trọng, vì hoạt động tạo hình mang tính nghệ thuật ở lứa tuổi Mầm non, tạo hình chính chính là phương tiện để trẻ thể hiện mình nó có tác dụng hình thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt tâm sinh lý, thông qua hoạt động tạo hình trẻ phản ánh hiện thực bằng hình tượng và tư duy và hình thành tình yêu đối với vẻ đẹp thiên nhiên,hình thành ở trẻ những kĩ năng,kỹ xảo,năng lực quan sát,tư duy ghi nhớ,trí tưởng tượng sáng tạo. Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tạo hình theo phương pháp hiện hành cũng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ.Xong chất lượng đạt chưa cao và khả năng sang tạo còn hạn chế. Giáo viên dạy còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép, trẻ chưa phát huy hêt khả năng tư duy sáng tạo và sự linh hoạt của trẻ. Các hoạt động học chưa tạo được hứng thú, chưa thu hút được sự hứng thú của trẻ. Kỹ năng nặn, vẽ, cắt xé dán, tô mầu và bố cục tranh còn kém. Với thực tế như vậy nên tôi đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp và qua tài liệu của nghành, để giúp tất cả các em trong lớp mình đều làm ra những sản phẩm đẹp, trẻ được thỏa trí tò mò, sáng tạo mong muốn tạo ra sản phẩm 3/16 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn cho rằng việc trẻ đến trường chỉ là chơi chứ học vẫn là thứ yếu. * về phía trẻ: - Số trẻ trong lớp chưa đồng đều về chất lượng, nhiều cháu còn nhút nhát trẻ vẫn chưa tích cực và chủ động trong học tập. Một số trẻ không học qua lởp Mẫu giáo nên các kĩ năng vẽ , nặn , xé dán vẫn còn yếu . - Các bậc phụ huynh mải làm ăn kinh tế ít quan tâm đến việc học tập của con nên khả năng tiếp cận nghệ thuật của trẻ chưa tốt. - Nhiều trẻ thiếu tự tin khi tự mình chọn màu để vẽ và tô, khi trên lớp tổ chức hoạt động tạo hình trẻ rất hay có tâm lý chờ đợi cô hướng dẫn, chưa được mạnh dạn trong thực hiện tạo hình theo khả năng và ý thích của mình. 3. Khảo sát thực tế (Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài). Trước khi thực hiện đề tài đầu năm học 2019 - 2020 tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng trên trẻ ở lớp A3 do tôi phụ trách với 45 trẻ/lớp, để nắm bắt được kỹ tạo hình của trẻ để từ đó có biện pháp hướng dẫn trẻ. Kết quả đầu năm STT Xếp loại kỹ năng tạo hình Số lượng trẻ Tỷ lệ % 1 Số trẻ đạt loại tốt 5 11 2 Số trẻ đạt loại khá 10 22 3 Số trẻ đạt loại trung bình 20 45 4 Số trẻ đạt loại yếu, kém 10 22 Qua số liệu điều tra trên đó chính là điều tôi phải suy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu quả cao và đưa trẻ vào hoạt động tạo hình một cách tự nguyện tạo cho trẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học đồng thời tạo cho trẻ có kĩ năng kiến thức phong phú về tạo hình, tôi thấy kỹ năng tạo hình của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ kỹ năng còn yếu và trung bình. Vậy để nâng cao kỹ năng tạo hình của trẻ, tôi còn tìm tòi các kinh nghiệm qua sách, báo, internet và học hỏi những kinh nghiệm của các trường bạn để tự trau rồi thêm những kiến thức cho mình. Từ đó có những biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động tạo hình hơn. Trong giờ học tôi luôn quan tâm đến các cháu trung bình, yếu nhiều hơn bằng gợi ý từng bước. Động viên kịp thời để tạo hứng thú cho trẻ. Để hình thành kỹ năng vẽ cho trẻ yếu, tôi lên kế hoạch rèn trẻ vào một buổi chiều, hoạt động đón trả trẻ, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. Trong giờ học vẽ, tôi xếp những trẻ khá ngồi cạnh những trẻ yếu để trẻ yếu học tập trẻ khá. Đối với trẻ khá: tôi gợi ý, khuyến khích để phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ để tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo. 5/16 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi Việc tham khảo những hoạt động tạo hình trên các trang sẽ giúp giáo viên tiếp cận dễ dàng những hoạt động tạo hình mới mẻ, nhằm thu hút học sinh và sẽ có những ý tưởng mới lạ, độc đáo kết hợp với tình hình thực tế của trường lớp để mang đến cho học sinh những giờ học bổ ích và hiệu quả. * Ví dụ: Với đề tài “Gấp thuyền giấy” - Tiết mẫu, với thiết này tường chừng như rất đơn điệu. Nhưng với sự quyết tâm đổi mới nên tôi đã lên trang Pinterest để tham khảo môt vài ý tưởng mới lạ để tạo ấn tượng cho tiết học như sau: -Tôi trang trí 2 chiếc bảng xanh thành cảnh biển, có ngọn hải đăng và những gợn sóng biển nhấp nhô để sử dụng ở phần giới thiệu mẫu và trưng bày sản phẩm. - Phần ảnh để gắn sản phẩm của trẻ, nếu cứ lấy ảnh mà bố mẹ trẻ cung cấp lúc đầu năm thì sẽ không đồng đều, tôi đã làm chiếc mũ thủy thủ có hình mỏ neo cùng là chủ đề về biển. Cho trẻ mặc cùng 1 chiếc áo và đội cùng 1 cái mũ để giống như những thuyền trưởng nhỏ. Khi trẻ gắn lên những chiếc thuyền với tổng thể đồng đều sẽ bắt mắt hơn rất nhiều. - Với trẻ 5-6 tuổi chỉ có việc gấp thuyền thì vô cùn đơn giản, ngoài ra tôi còn cho trẻ sử dụng những họa tiết mà tôi đã chuẩn bị sẵn như: mỏ neo, chiếc phao cứu sinh, ngôi sao để trang trí lên những chiếc thuyền để sản phẩm sẽ mới lạ và đẹp hơn. * Ví dụ: Với đề tài “Đại dương trong mắt bé” - Làm các con vật sống dưới nước từ dây kẽm màu, quả bông, khay giấy đựng trứng. để có được những ý tưởng cho tiết học này tôi đã tham khảo tất cả trên trang Pinterest, lấy những ý tưởng trang trí lớp từ những hình ảnh trông rất hiện đại, mới mẻ giúp tôi có một tiết học vô cùng mKới lạ. 3. Biện pháp 3. Cho trẻ làm quen những hoạt động tạo hình sáng tạo mọi lúc, mọi nơi Cũng nhờ tham khảo trên các trang và các chương trình truyền hình tôi đã có những ý tưởng cho những ngày sự kiện, tôi cho trẻ trang trí những chiếc bưu thiếp hoặc làm những sản phẩm sáng tạo để trẻ trưng bày ở góc sự kiện cho phụ huynh cùng quan sát. Ngoài giờ học tạo hình tôi cho trẻ hoạt động tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi như giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ vẽ trên sân trường, làm đồ chơi bằng vật liệu thiên nhiên, xếp sỏi, vỏ xò , rồi tạo nên những con vật dễ thương mà trẻ thích. Qua đó giáo dục trẻ giữ gìn sinh môi trường. Những sản phẩm do trẻ làm tôi cho trẻ giữ lại để từ đó trẻ hiểu được từ những lá cây rụng ngoài thiên nhiên cũng có thể tạo nên những con vật dễ thương mà trẻ thích, đồng thời qua tác phẩm của con mình mang về nhà từ đó phụ huynh biết được năng khiếu của trẻ để qua đó phụ huynh bồi dưỡng những trẻ có năng khiếu tạo hình. Trong buổi hoạt động chiều ở hoạt động góc tạo hình, tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ những hoạt động tạo hình như vẽ tranh hoặc cắt dán, gấp, xé dán theo từng chủ đề để lưu lại những sản phẩm mà trẻ đã tạo ra, từ đó hình thành cho trẻ biết quý trọng gìn giữ sản phẩm của mình làm ra, thông qua đó tôi 7/16 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi Sự đa dạng về nguyên vật liệu tạo hình, để lựa chọn, để khuyến khích sáng tạo của trẻ. Để đảm bảo khi sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình, tôi đã chú ý đến các điểm sau: - An toàn ( không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại ) - Dễ cầm ( phù hợp với tầm tay của trẻ) - Dễ kiếm ( vỏ hến, vỏ ốc, hạt đỗ, hạt na, vải ,chỉ ) - Tạo cơ hội để lựa chọn và sắp xếp các nguyên vật liệu. - Luôn quan sát tưởng tượng và sử dụng trí nhớ linh hoạt. Muốn trẻ có được sản phẩm đẹp thì đồ dùng của cô cũng như tranh mẫu, tranh gợi ý phải đẹp, chuẩn và mang tính thẩm mỹ, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Trẻ bị thu hút bởi các nguyên vật liệu tự nhiên đã tạo ra những hình thù ngộ nghĩnh, sinh động, trẻ em cái gì mới lạ cũng gợi cho trẻ sự tò mò. Vì lẽ đó tôi đã sưu tầm các nguyên vật liệu dùng cho tạo hình rất đa dạng và phong phú. Tôi đã dùng nguyên vật liệu đó để dạy tạo hình và làm đồ dùng của cô phù hợp với từng bài, từng chủ điểm. Những nguyên vật liệu ở xung quanh ta rất dễ kiễm đó là lá cây, cỏ khô, báo cũ Với những vật liệu đơn giản, những đồ dùng tưởng chừng rất bình thường xung quanh chúng ta có thể tạo ranhững bức tranh rất đẹp để làm tranh mẫu. Những đồ dùng mẫu đó đều đảm bảo về nội dung, mầu sắc, sự an toàn và sử dụng được lâu dài, để trẻ quan sát và nhận xét, giúp trẻ tích luỹ được nhiều cảm xúc, vốn hiểu biết để thể hiện trong tranh của mình. Từ đó phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Nếu trong hoạt động tạo hình mà cho trẻ chơi với lá cây và các vật liệu tự nhiên giúp cho trẻ không chỉ nhận biết về các đặc điểm của lá cây khác nhau, nhận biết được một số loại cây, mà còn giúp trẻ rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, óc quan sát và tâm hồn nhậy cảm với thiên nhiên. Với cách làm vậy trong hoạt động tạo hình tôi đã có được nhiều sản phẩm của trẻ rất ngộ nghĩnh và phong phú 6. Biện pháp 6. Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng tạo hình. Cô không nên lạm dụng các sản phẩm và làm mẫu, càng ít làm mẫu và sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tích cực tư duy, tìm kiếm cách thể hiện. Nếu xem nhiều các sản phẩm mẫu và xem cô làm mẫu sẽ làm tê liệt những cảm xúc trước đó ở trẻ, làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ, vì các hoạt động cần thiết để tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ chỉ việc ghi nhớ và bắt chước là đủ. Mặc dù việc thực hiện các hoạt động tạo hình một cách có kỹ thuật không phải là điều kiện chủ yếu trong nhiệm vụ của hoạt động tạo hình, song việc nắm được những kỹ thuật đúng, đa dạng và chuẩn xác là điều cần thiết, bởi lẽ nó cho phép trẻ có thể miêu tả mọi vật, mọi hiện tượng, tạo các bố cục trang trí và đưa vào đó cảm nghĩ, ươc mơ của mình một cách dễ dàng phong phú. Vì vậy vào đầu năm học tôi hướng dẫn các cháu nắm vững kĩ năng tạo hình tôi dạy trẻ từ dẽ đến khó như sau: Dạy vẽ: Tôi giúp trẻ nắm vững cách chuẩn xác về màu sắc, đường nét, hình dạng, kích thước, bố cục của hình vẽ, bố cục bức tranh. Cần giáo dục trẻ hiểu được 9/16

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.docx