Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại lớp Lá 5, Trường mầm non Krông Ana

docx 16 trang skkn 20/02/2024 751
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại lớp Lá 5, Trường mầm non Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại lớp Lá 5, Trường mầm non Krông Ana

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại lớp Lá 5, Trường mầm non Krông Ana
 Tên đề tài: Một sô biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cho trẻ 5- 6 tuổi tại lớp Lá 5 Trường Mầm non Krông Ana . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI CHO TRẺ 5- 6 TUổI TẠI LỚP LÁ 5 TRƯỜNG MẦM NON KRÔNG ANA Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I.Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Lý do lý luận Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5- 6 tuổi có ý nghĩa to lớn trong quá trình giáo dục, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt như: Thể’ chất, nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội, thẩm mỹ. ơ trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhưng khi bước vào lớp một, hoạt động học tập đóng vai trò chủ đạo, nên việc cho trẻ làm quen chữ cái tại trường mầm non không phải là việc đưa chương trình tiếng Việt lớp một vào giảng dạy, mà ở đây, trẻ 5 - 6 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua hoạt động học tập. Chính vì vậy, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo trong tiết dạy lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạt động, khơi dậy niềm say mê, sự hứng thú của trẻ với môn học làm quen chữ cái, từ đó trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức, làm tiền đề cho quá trình học tập của trẻ sau này. Thông qua hoạt động làm quen chữ cái, trẻ được phát triể’n năng lực trí tuệ, khả năng quan sát, tư duy mạch lạc, mở rộng vốn hiể’u biết, trẻ không chỉ học cách đọc chữ, nhận dạng mặt chữ và còn tìm hiể’u cách viết, tô chữ, đây là một phương tiện đặc biệt quan trọng không thể thiếu được ở trường tiểu học. Tuy nhiên, đây là hoạt động tương đối khó, đòi hỏi trẻ phải tập trung cao độ, đồng thời giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp giúp trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia hoạt động. 1.2 Lý do thực tiễn Trong quá trình giảng dạy, tôi đã nhận thấy sự nôn nóng của nhiều phụ huynh, đa số mọi người đều hỏi có biện pháp nào giúp trẻ học nhanh thuộc chữ cái, không bị gò ép, giúp trẻ hứng thú học chữ. Bên cạnh đó cũng có những phụ huynh bất chấp nguyên tắc đòi hỏi sự phù hợp giữa nội dung, phương pháp dạy học với sự phát triển tâm sinh lý ở trẻ, ép trẻ học quá sớm vô tình chúng ta làm mất đi sự tập trung chú ý và hứng thú học tập của trẻ sau này, dễ tạo cho trẻ cảm giác chán nản, hay thậm chí là thấy sợ mỗi khi nhắc đến việc học. Mặc khác không ít những phụ huynh vì mải mê công việc lại phó mặc con mình cho trường mầm non dẫn đến việc không tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, dẫn đến hiệu quả học chữ cái không cao và khi vào lớp 1. Ngoài ra, quá trình tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái một cách sáng tạo, hấp dẫn là hoạt động không phải là dễ dàng, một số giáo viên còn lúng túng, chưa thiết kế cho mình một tiết dạy thực sự sáng tạo, đang còn bắt chước nhau, khó khăn trong việc lựa chọn hình thức cho tiết dạy, việc sử dụng đồ dùng trực quan chưa hiệu quả, nội dung học còn nghèo nàn nên đôi khi tiết học trở nên khô khan, cúng nhắc, kết quả thu được còn chưa cao so với yêu cầu cô đặt ra. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương1 Tên đề tài: Một sô biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cho trẻ 5- 6 tuổi tại lớp Lá 5 Trường Mầm non Krông Ana . lớp 1. Như chúng ta đã biết, trẻ em trung tâm của mọi hoạt động. Muốn đạt được mục tiêu đó trước tiên phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. ơ độ tuổi này, sự tập trung chú ý chưa bền vững, trẻ thích những cái đẹp mới lạ có hấp dẫn cao, nên việc gây hứng thú cho trẻ ở bộ môn này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhắc và khô khan có phần “kỷ luật”. Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ ngồi học một cách tuân thủ như một học sinh tiểu học hoặc một tiết dạy không có sáng tạo, rập khuôn chưa có hình thức đổi mới còn theo phương pháp cũ dẫn đến trẻ uể oải trong tiết học phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế. Hoạt động trẻ làm quen với chữ cái là một trong những nội dung quan trọng của trẻ mẫu giáo lớn. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, làm quen với chữ cái giúp trẻ bước đầu nhận biết được các chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong các từ trọn vẹn, nhìn chữ cái đọc được âm tương ứng, ngoài ra trẻ còn đọc một số câu thơ, ca dao, đồng dao có chứa âm của chữ cái nhằm hoàn thiện bộ máy phát âm, khả năng ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm, nói đúng ngữ âm tiếng Việt. Bên cạnh đó, giúp trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế khi tô, viết. Hoạt động này giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu của kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ, giúp trẻ hình thành và phát triển năng lực, thái độ cần thiết, giúp trẻ học cách diễn đạt, suy nghĩ góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, chuẩn bị hành trang cho trẻ chuẩn bị vào lớp một. II. Thực trạng vấn đề: 1. Thuận lợi Trong quá trình công tác, được sự quan tâm, chỉ đạo của phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường, giáo viên được tạo điều kiện tham gia học tập các chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức, động viên chị em học tập, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tổ chức thăm lớp, dự giờ các giáo viên trong trường, đúc kết kinh nghiệm, tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Giáo viên đã biết tận dụng nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương để làm đồ dùng phục vụ hoạt động học chữ cái phù hợp theo từng chủ đề, chủ điểm, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy. 2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, việc tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái còn nhiều khó khăn, cụ thể như mới đầu năm, một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động, một số cháu rất hiếu động, nghịch ngợm, khả năng tập trung chú ý chưa cao. Nhiều cháu còn nói ngọng nói lắp, nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù trường đã mua sắm tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như đầu tư về chuyên môn nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng đủ so với nhu cầu học tập của chuyên đề “Làm quen chữ cái”. Ngoài ra, một số phụ huynh có tâm lý lo lắng, băn khoăn, không biết phải làm gì để chuẩn bị tốt cho con trong quá trình làm quen chữ cái, có những phụ huynh cho con đi học trước, bắt trẻ sớm phải chịu áp lực học tập vượt quá tâm sinh lý lứa tuổi. Theo đó, sẽ dẫn đến hai trường hợp: Hoặc trẻ học đuối sẽ mang tâm lý sợ học ngay từ buổi đầu, hoặc những trẻ nhanh nhẹn hơn biết đọc, biết viết sẽ trở nên chủ quan, lơ là học tập khi bước vào học chính thức.Với tâm lý lo lắng thái quá, muốn chuẩn bị kỹ càng cho con trước khi đi học nên một số người đã cho con đi học sớm. Và sau đó nhiều người khác cũng lo sợ con mình bị tụt hậu so với bạn bè, sợ con mình không theo kịp các bạn trong lớp. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương3 Tên đề tài: Một sô biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cho trẻ 5- 6 tuổi tại lớp Lá 5 Trường Mầm non Krông Ana . Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ. Biện pháp: - Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý trẻ tại lớp mình nghiên cứu về khả năng chú ý, ghi nhớ, ngôn ngữ, tư duy, tưởng tượng của trẻ, nhận biết được khả năng, những hạn chế, ưu khuyết điểm của từng trẻ để có những biện pháp giáo dục phù hợp. - Tìm hiểu sách báo, chương trình giáo dục mầm non, bộ chuẩn trẻ 5 tuổi, chuyên đề xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ. - Xây dựng, lựa chọn hình thức, phương pháp phù hợp, hấp dẫn, mới lạ, tạo sự hứng thú cho trẻ. Giải pháp 2: Hướng dẫn giúp trẻ thuộc 29 chữ cái, nhận biết, phân biệt chính xác 29 chữ cái thông qua trò chơi, bài tập Biện pháp 1: Luyện cho trẻ phát âm chuẩn, chính xác, rõ ràng: Muốn trẻ học tốt được chữ cái thì cô giáo phải là người phát âm chuẩ’n, to, rõ ràng để phát âm mẫu cho trẻ nghe. Bởi lúc này bộ máy phát âm của trẻ đang dần hoàn thiện, trẻ dễ dàng học người lớn theo kiểu bắt chước. Trong khi dạy, tạo tình huống hấp dẫn để xuất hiện chữ cái như chơi các trò chơi, tặng món quà kỳ diệu, tạo sự tập trung chú ý vào chữ cái, sau đó tôi phát âm trước cho trẻ nghe 2 -3 lần, phân tích cách phát âm, cho trẻ đọc đồng thanh dưới hình thức tập thể, cá nhân, tổ, sau đó cho từng cá nhân trẻ đọc. Để dễ theo dõi cách phát âm và kịp thời sửa ngay cho trẻ, tôi đứng đối diện với trẻ. Nếu trẻ phát âm chưa đúng, tôi yêu cầu trẻ nhìn khuông miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần. Chẳng hạn chữ N- L, trẻ rất khó nhận biết hay lẫn lộn nên phát âm thường sai nên tôi hướng dẫn kỹ cách phát âm + L: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi + N: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với hàm dưới Bên cạnh những trẻ phát âm sai, còn có một số trẻ phát âm còn nhỏ chưa rõ ràng. Tôi đã giúp trẻ phát âm to rõ ràng bằng cách cho những trẻ phát âm tốt phát âm mẫu cho trẻ nghe, luôn luôn động viên, khuyến khích những trẻ tiến bộ. Lúc này với tâm lý mình cũng phải bằng bạn nên trẻ đã cố gắng phát âm to, rõ ràng giống như bạn. Đồng thời, thường xuyên động viên trẻ tham gia vào các hoạt động, khuyến khích trẻ diễn đạt những suy nghĩ, mong muốn của bản thân, chủ động tham gia giao tiếp với bạn bè, cô giáo giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Với cách làm như vậy, trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ rệt, thay vì phát âm nhỏ chưa rõ ràng, chính xác thì đa số trẻ đã phát âm to hơn, chuẩn hơn so với trước đây. Biện pháp 2: Vận dụng sưu tầm, sáng tạo các trò chơi: Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm sinh lí ở trẻ mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy các hoạt động khác nói chung, hoạt động làm quen với chữ cái nói riêng, trò chơi luôn được đưa vào để’ giúp trẻ củng cố sâu hơn kiến thức. Nếu trò chơi không mới lạ, không hấp dẫn dễ gây cho trẻ cảm giác nhàm chán. Vì vậy tôi đã không ngừng đổi mới sáng tạo, đưa các trò chơi hấp dẫn vào tiết học. ơ lứa tuổi mầm non, tư duy của trẻ phát triể’n rất nhanh. Trẻ nhanh nhớ cũng nhanh quên. Có thể’ trẻ đã nhận biết phát âm được chữ cái khi cô đưa ra nhưng khi cho trẻ chơi trò chơi vẫn còn một số trẻ chưa nhớ kỹ được đặc điể’m hình dạng của chữ cái. Do đó tôi Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương5 Tên đề tài: Một sô biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cho trẻ 5- 6 tuổi tại lớp Lá 5 Trường Mầm non Krông Ana . cùng các bạn kiể’m tra lại kết quả. Trong quá trình chơi, nếu trẻ chọn đúng sẽ có âm thanh kèm theo hoặc lời khen trẻ đã thực hiện đúng. Ngoài ra, sau khi tổ chức cho trẻ tập tô chữ cái, tôi dùng máy ảnh chụp lại hình ảnh các trang vở mà trẻ chuẩn bị tô, sau đó đưa lên màn hình để’ trẻ dễ quan sát. Khi tô mẫu, tôi làm hiệu ứng với cây bút chì thông minh, điều khiển chuột để cây bút tự tô trên màn hình theo đúng trình tự tô chữ. Như vậy, trẻ vừa hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động. * Biện pháp 4 : Thông qua xây dựng môi trường hoạt động góc Môi trường cho trẻ hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp trẻ thường xuyên được tương tác, tiếp xúc với chữ cái. Chính vì vậy, tôi không ngừng nghiên cứu xây dựng môi trường hoạt động tại các góc trong và ngoài lớp phong phú, đa dạng, lôi cuốn sự tò mò của trẻ. + Tạo môi trường chữ cái trong lớp học: Để’ lôi cuốn được sự thích thú, khơi gợi trí tưởng tượng, sáng tạo. Tôi trang trí các mảng tường trong lớp như mảng chủ đề, các góc hoạt động được trang trí với màu sắc hài hòa, tên gọi ngộ nghĩnh, cỡ chữ phù hợp, được treo cao vừa tầm mắt của trẻ, cỡ chữ in thường. ơ mỗi thứ đồ dùng trong lớp đều được dán nhãn tên để giúp trẻ hình thành mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết. Ví dụ chữ â trong từ cái ấm, ă trong từ khăn mặt. Những đồ dùng học tập của trẻ tôi cũng dán từ chỉ tên: Bút chì, kéo, hồ dán, hay một giá đựng vở của trẻ cũng được chia làm nhiều ngăn có dán từ vào mỗi ngăn như vở toán, vở vẽ, vở tập tô, Trẻ sẽ hàng ngày lấy sách vở đồ dùng của mình mà làm quen với các chữ cái dán trên đó. Lâu dần thành quen, trẻ còn có thể’ bập bẹ đánh vần trên những từ đó. Điều này không những giúp trẻ học chữ cái thông qua từ mà cũng rèn ở trẻ tính ngăn nắp, gọn gàng khi cất đồ dùng của mình đúng nơi quy định . Hay tại góc bán hàng, tôi ghi tên các nhóm thực phẩm lên giá bán hàng. Khi trẻ chơi, yêu cầu trẻ đọc và tìm đúng chữ cái đã học có trong từ, nếu trả lời đúng mới được mua hàng. Ngoài ra, tôi còn thu hút sự chú ý của trẻ ở các góc xây dựng, tạo hình, thư viện nhằm phát huy tính tích cực của trẻ ví dụ như tổ chức cho trẻ làm abum các con vật, yêu cầu tìm chữ cái có trong họa báo cắt và dán thành tên các con vật theo mẫu cho trước. Bên cạnh đó, mỗi lần thay đổi chủ đề, đồ dùng đồ chơi, tôi đều giới thiệu cho trẻ, cho trẻ quan sát, phát âm, từ đó tìm ra chữ cái đã học trong từ mới đó. ơ góc chữ cái tôi chuẩn bị các đồ dùng, nguyên phế liệu như bút sáp, màu nước, len, giấy màu vụn.để trẻ vẽ hoặc dán chữ từ những mảnh giấy vụn, không những cho trẻ viết và tô màu chữ bằng bút sáp, tôi đã cho trẻ sử dụng màu nước. Khi trẻ viết xong tôi đến hỏi trẻ vừa viết được chữ gì? Như vậy trẻ vừa nhớ lại được mặt chữ vừa luyện được cả cách phát âm. Một số giáo viên cho rằng trẻ sử dụng màu nước hay đất nặn. sẽ rất bẩn, rửa tay lại lâu sạch mất thời gian nhưng tôi nghĩ dù có hơi nhoe nhoét hay rửa tay lâu sạch hơn bình thường nhưng trẻ thích thú tham gia, không gò ép trẻ, kết quả trẻ thu được lại rất cao. Bên cạnh đó tôi còn hướng trẻ vào chữ cái đang học bằng cách cho trẻ tự tìm các Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương7

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.docx