SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua hoạt động chơi tại lớp 5-6 tuổi A5 trường mầm non TT Quất Lâm

doc 17 trang skkn 23/10/2023 5202
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua hoạt động chơi tại lớp 5-6 tuổi A5 trường mầm non TT Quất Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua hoạt động chơi tại lớp 5-6 tuổi A5 trường mầm non TT Quất Lâm

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua hoạt động chơi tại lớp 5-6 tuổi A5 trường mầm non TT Quất Lâm
 1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Trẻ mầm non học bằng chơi, chơi mà học. Thông qua chơi, hành động chơi với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn. Có thể kể tới những kỹ năng cơ bản cần thiết cho trẻ như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng thuyết trình, Trong đó kỹ năng làm việc theo nhóm là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ mẫu giáo nói chung và đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Làm việc theo nhóm không chỉ giúp trẻ hoàn thành công việc thuận lợi hơn mà còn giúp trẻ có thể tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Trẻ cùng nhau hoạt động thì mọi hoạt động học cũng như chơi không còn cảm thấy nhàm chán, trẻ sẽ hứng thú tích cực hơn nhiều, khi trẻ hứng thú thì sẽ kích thích sự sáng tạo trong trẻ và việc lĩnh hội các kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mặt khác, làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể. Đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với những người bạn khác để hoàn thành những công việc chung. Đối với bản thân dạy cho trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm là điều tôi luôn băn khoăn, trăn trở từ lâu nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Kỹ năng làm việc theo nhóm là một khái niệm tuy không còn mới mẻ nhưng lại chưa được phát triển mạnh ở cấp học mầm non nói chung và trường tôi nói riêng. Tôi thấy hứng thú với đề tài này vì nó thiết thực, nếu biết cách khai thác thì kết quả đạt được là chính bản thân đứa trẻ được tiếp thu những kỹ năng làm việc theo nhóm cần thiết cho mình để từ đó có thể thích ứng tốt với các cấp học tiếp theo và cuộc sống tự lập sau này, đây chính là mục tiêu tôi hướng tới đối với thế hệ mầm non tương lai. Vậy làm thế nào để hình thành cho trẻ những kỹ năng làm việc theo nhóm được hiệu quả. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua hoạt động chơi tại lớp 5- 6 tuổi A5 trường mầm non TT Quất Lâm”. Với mong muốn là thông qua hoạt động chơi làm thế nào để các cháu ở lớp tôi hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm một cách tốt nhất, định hướng phát triển sau này. II.MÔ TẢ GIẢI PHÁP 3 lợi ích cá nhân mình lên trên, không quan tâm lợi ích tập thể, chưa hào hứng tham gia vào các hoạt động của nhóm của tập thể. Gia đình trẻ đa số được cưng chiều quá mức, Nhận thức cha mẹ trẻ chưa đồng đều, chưa thật sự phối hợp với cô, một số em thiếu sự quan tâm sâu sát của gia đình do bố mẹ bận rộn không có nhiều thời gian cho trẻ đi giao lưu bên ngoài, tạo môi trường cho trẻ chơi cùng bạn; Trẻ thiếu bạn chơi, nhóm chơi khi ở nhà và khi đi ra ngoài. Giáo viên chưa tạo dựng được môi trường để trẻ có nhiều cơ hội tham gia hoạt động nhóm, các hoạt động chưa được xây dựng một cách khoa học, còn mang tính chất tình huống, nhất thời, chưa có có hệ thống, chưa theo hướng tích hợp với các hoạt động chơi trong ngày; chưa thật sự đầu tư đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ; chưa chủ động tuyên truyền, phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. Khi phối hợp nghiên cứu khảo sát thực tế 35 trẻ 5-6 tuổi tại lớp, tôi khảo sát đầu vào về thực trạng thực hiện kỹ năng làm việc theo nhóm và có kết quả như sau: Bảng 1 BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐẦU NĂM CỦA TRẺ THÁNG 9/2020 (chưa áp dụng) THÁNG 9/2020 STT TIÊU CHÍ Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt 01 8/35 22,8% 27/35 77,2% động nhóm 02 Trẻ có kỹ năng phát biểu ý kiến. 6/35 17,1% 29/35 82,9% Trẻ có kỹ năng tôn trọng ý kiến 03 12/35 34,2% 23/35 65,8% bạn. Trẻ có kỹ năng phân chia công 04 5/35 14,3% 30/35 85,7% việc. 05 Trẻ có kỹ năng hợp tác với bạn 6/35 17,1% 29/35 82,9% 5 Do đó tôi nhận thấy việc cần làm là làm sao để trẻ có thể mạnh dạn đưa ra ý kiến, suy nghĩ riêng của cá nhân khi tham gia hoạt động trong nhóm. Tôi đặc biệt quan tâm đến những trẻ còn nhút nhát, thiếu tự tin. Tôi đã động viên trẻ nói, nêu cảm xúc của mình ở mọi lúc mọi nơi. Thường xuyên khen ngợi trẻ dù trẻ vẫn còn nói nhỏ hoặc thiếu tự tin, tạo cơ hội cho trẻ được tham gia trong các nhóm chơi. Khi chơi nếu trẻ không nói thì cô gợi ý cho trẻ nói để bàn luận cùng nhóm, dần dần trẻ sẽ quen và mạnh dạn nêu ý kiến. Tôi cũng cho trẻ hiểu lợi ích khi đưa ra ý kiến, nhận xét trong nhóm. Mỗi người cần đóng góp ý kiến thì mới có thể đạt được kết quả tốt cho nhóm. * Hình thành kỹ năng tôn trọng ý kiến của bạn Với hoạt động theo nhóm quan trọng nhất là phải xây dựng được cho trẻ tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, thống nhất nhiều ý kiến để có thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Ý kiến cần phải được thống nhất cả nhóm hay đa phần thống nhất. Do vậy tôi dạy trẻ biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của đồng đội, không được bỏ qua bất cứ ý kiến nào. Điều này đôi khi người lớn cũng khó có thể làm được, nên với trẻ cần phải có thời gian và phương pháp khéo léo để rèn kỹ năng này cho trẻ. Để hình thành được kỹ năng này tôi tạo ra nhiều tình huống và câu hỏi cho trẻ, thường xuyên nhắc nhở trẻ phải để tất cả các bạn trong nhóm trình bày ý kiến riêng của mình cho cả nhóm nghe, yêu cầu các bạn lắng nghe sau đó hỏi ý kiến cả nhóm. Nếu ý kiến đó không phù hợp thì chỉ có cả nhóm mới có quyền không chấp nhận thực hiện theo, chứ không cá nhân ai có quyền tự ý bác bỏ ý kiến của bạn mình khi chưa được nhóm thống nhất. * Hình thành kỹ năng phân chia công việc cho trẻ Hướng dẫn trẻ phân công công việc khi làm việc nhóm là dạy trẻ cách phân chia việc cụ thể cho từng bạn trong nhóm. Để làm được điều này nhóm phải theo khả năng của mỗi bạn để tự chọn hay cắt cử bạn làm một việc nào đó. Đôi khi nhóm cần cử ra một người đứng đầu, tập hợp ý kiến chung của cả nhóm. Đó là nhóm trưởng. Lúc này vai trò của nhóm trưởng là người nhạy bén, nắm bắt khả năng của mỗi bạn trong nhóm mà phân công công việc cho cụ thể. Tránh tình trạng ôm hết việc khi trẻ nhận thấy việc đó quá dễ, không cần ai giúp đỡ hay nghĩ rằng các bạn không có khả năng làm được mà không phân công. Như vậy thì hiệu quả sẽ không cao và mất thời gian. Là người hướng dẫn, giáo viên cần giải thích cho tất cả trẻ hiểu rằng khi đã cùng chung một nhóm thì cá nhân 7 phát sinh trong quá trình làm việc để việc hoạt động theo nhóm của trẻ tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Giải pháp 2: Hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ thông qua các hoạt động chơi trong lớp học. Với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng chơi là hoạt động chủ đạo luôn hiển hiện trong tất cả các hoạt động hàng ngày của trẻ. Thông qua hoạt động chơi, hầu hết các kỹ năng của trẻ được hình thành. Trong đó kỹ năng làm việc theo nhóm cũng được thiết lập. Để hình thành và phát triển kỹ năng này, tôi tổ chức, hướng dẫn trẻ thông qua các hoạt động chơi như: Chơi trong hoạt động góc, chơi trong hoạt động học, chơi trong hoạt động chiều, chơi trong hoạt động lao động. 2.1.2 Chơi trong hoạt động góc Chơi trong hoạt động ở các góc là một môi trường rất tốt để giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. Vì trong trò chơi sẽ có những tình huống mà nếu người chơi không phối hợp được với nhau thì sẽ không thể nào chơi được. Điều mà tôi quan tâm là phải làm sao để tạo những cơ hội giao tiếp, thảo luận và làm việc cùng nhau nhiều nhất. Bên cạnh đó tôi chú ý đến cách trẻ xử sự với nhau, phân chia vai chơi, cách trẻ giao nhiệm vụ khi chơi và giáo dục kịp thời cách trẻ ứng xử với bạn chơi cho tốt. Với chủ đề “Mừng sinh nhật bạn” ( Bạn Bảo Nam). Để tạo ý nghĩa cho các bé và cũng là cơ hội để trẻ được tham gia hoạt động nhóm, tạo sự gắn kết, yêu thương bạn bè, tôi để trẻ phân làm 4 nhóm chơi. Tôi gợi ý cho trẻ thống nhất các nội dung chơi: Vẽ và trang trí phông, bày bàn tiệc, múa hát. Sau đó trẻ chơi theo nhóm. Để hoàn thành nhiệm vụ đòi hỏi các trẻ phải thống nhất giao nhiệm vụ cho từng thành viên, phối hợp và làm việc cùng nhau. Nếu không, trong một thời gian nhất định chủ đề sẽ không được hoàn thành. Kết quả là các bé đã phối hợp và tạo ra một bàn tiệc chúc mừng sinh nhật bạn thật sinh động và hấp dẫn. Trong quá chơi tôi hướng dẫn để trẻ giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. Tôi luôn gợi mở, động viên, khuyến khích, khen gợi để trẻ phát huy hết khả năng của bản thân và tinh thần đoàn kết của nhóm trẻ với nhau, xử lý những tình huống xảy ra trong quá trình trẻ chơi. Tất cả sẽ tạo ra sức mạnh để trẻ góp sức cùng nhau lĩnh hội tri thức. 2.2.2 Chơi trong hoạt động học 9 hợp cùng cả đội để tiến lên nhịp nhàng thì chiếc thuyền của đội đó dễ bị “đứt”. Vì vậy nếu đội nào phối hợp với nhau tốt hơn, thì là đội chiến thắng. Qua những trò chơi vận động tập thể, trẻ biết đoàn kết, phối hợp trong nhóm với nhau * Chơi trong hoạt động phát triển ngôn ngữ Cũng như các hoạt động khác, tôi tận dụng các trò chơi trong các hoạt động thơ, truyện, chữ cái, khai thác các trò chơi làm sao hướng trẻ vào việc hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm nhiều nhất, giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. Trong hoạt động phát triển ngôn ngữ tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Tìm và sao chép chữ cái còn thiếu”. Chia lớp làm 4 nhóm, ngồi thành 4 vòng tròn, mỗi nhóm sẽ có các bức tranh với cụm từ bị thiếu 1 chữ cái. Tôi yêu cầu các nhóm thảo luận tìm chữ cái ra chữ cái còn thiếu và sao chép lại. Sau 1 bản nhạc đội nào tìm và sao chép nhiều chữ cái hơn là đội chiến thắng. * Chơi trong hoạt động tạo hình Một đặc thù của hoạt động tạo hình là để thực hiện được hiệu quả thì trẻ phải cần nhiều đồ dùng, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động. Vì thế khi vào hoạt động này, tôi đưa ra hình thức chơi, hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ hoạt động theo nhóm và để trẻ tự phân công nhiệm vụ trong nhóm mình. Trong hoạt động “Vẽ tranh chủ đề Bé bảo vệ môi trường” tôi để trẻ chia làm 5 nhóm và giao nhiệm vụ xếp bàn, chia giấy, chia màu, chia nguyên vật liệu. Sau đó mỗi nhóm cùng thảo luận, thống nhất và cùng thực hiện bức tranh về gia đình trên khổ giấy A3. Bạn vẽ các bạn nhỏ, bạn vẽ cây, hoa, bạn vẽ thùng rác, ông mặt trời, bạn chấm màu như vậy, trẻ thấy được vai trò của mình trong nhóm, cũng như cảm nhận được niềm vui chung. Sự liên kết và tác dụng của việc hợp tác của trẻ với các bạn sẽ nhanh hơn. * Chơi trong hoạt động âm nhạc Trong hoạt động âm nhạc các trò chơi mà tôi hướng tới là những trò chơi mang tính tập thể. Trẻ chơi “Mở hình đoán tên bài hát”. Trẻ chia làm 3 đội, đưa ra câu đố nhóm đoán đó là hình ảnh gì. Khi xuất hiện bức tranh gia đình, bà, bé. Trẻ đoán và biểu diễn những bài trẻ đoán đúng, mỗi nhóm tự biểu diễn theo cách riêng của đội mình. 11 như là việc hiển nhiên, không cần tôi phải nhắc mà bản thân các bạn trong tổ đều tự biết phân công công việc cho nhau. Nếu trẻ nào quên các bạn trong tổ hay bạn tổ khác tự biết và nhắc nhở cho bạn, không cần tôi phải nhắc lại nữa. Giải pháp 3: Hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ thông qua các hoạt động chơi ngoài lớp học. 3.1. Chơi trong hoạt động ngoài trời Hoạt động ngoài trời luôn mang lại những niềm vui và hứng thú cho trẻ, không chỉ bởi ở không gian thay đổi mà môi trường ngoài trời luôn là cơ hội tốt để trẻ được tham gia các trò chơi tập thể, trò chơi nhóm. Tận dụng cơ hội này trò chơi mà tôi đưa ra không ngoài mục tiêu tập cho trẻ tinh thần hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả. Giờ hoạt động có chủ đích tôi đưa ra chủ đề “Vệ sinh sân trường”. Tôi giao nhiệm vụ của các nhóm là: Nhặt lá sân trường, lau đồ dùng đồ chơi các khu vực. Tôi cho trẻ tự phân nhóm, các thành viên phân công, lựa chọn khu vực việc làm của nhóm mình sau đó tôi thống nhất lại nhiệm vụ trên sự thống nhất của trẻ để trẻ rõ hơn và về nhóm cùng thực hiện. Sau đó trẻ tập hợp nêu kết quả của nhóm cho cả lớp cùng nghe. Tôi giải thích cho trẻ biết đó là tác dụng của cách làm việc theo nhóm. Chơi trong hoạt động ngoài trời không thể thiếu các trò chơi vận động và trò chơi dân gian. Để chơi được các trò chơi trẻ không thể chơi một mình. Vì thế để chơi được thì hợp tác nhóm, tinh thần đồng đội là yêu cầu cần thiết của các trò chơi này. Nhiệm vụ của tôi là tìm thật nhiều trò chơi và tăng cường cho trẻ được chơi mỗi ngày. Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Kéo co” như sau: Cách chơi: Lớp chia thành hai hay nhiều nhóm. Có một vạch một vạch xuất phát, các nhóm ngồi chồm hổm xếp hàng, mỗi nhóm thành một hàng dọc trước vạch xuất phát. Người ngồi sau đặt hai tay lên eo của người ngồi trước. Trước mặt mỗi nhóm cách 5 -10m đặt một vật làm đích. Khi có hiệu lệnh xuất phát, cả nhóm phải nhịp nhàng vẫn ở tư thế ngồi chồm hổm, đi lên đích nhưng không được để bị rời ra. Nếu nhóm nào để bị rời sẽ bị loại, không được tiếp tục cuộc đua. Chọn phân nửa nhóm trong tổng số nhóm chơi về trước làm nhóm thắng, các nhóm thua phải cõng nhóm thắng một vòng quanh sân. Có thể thay động tác đi chồm hổm như vịt bằng động tác dùng sức bật hai chân nhảy như ếch, nhưng nếu nhảy không đều dễ bị đứt hang. Vì vậy người dẫn đầu phải phát

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_hinh_thanh_ky_nang_lam_viec_t.doc