Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động âm nhạc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ 5-6 tuổi

docx 14 trang skkn 23/02/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động âm nhạc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động âm nhạc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động âm nhạc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ 5-6 tuổi
 MỤCLỤC Trang PHẦN 1 : MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 a. Lý do chủ quan 2 b. Lý do khách quan 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3 3.Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Các phương pháp nghiên cứu 3 PHẦN 2 : NỘI DUNG 3 1. Cơ sở lý luận 4 2. Thực trạng 4 a. Thuận lợi, khó khăn 4 b. Thành công - hạn chế 5 c. Mặt mạnh - mặt yếu 5 d. Nguyên nhân 5 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 5 III . Giải pháp và biện pháp 6 1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6 2. Nội dung và cách thức thực hiện 6 3. Điều kiện thực hiện giải pháp và biện pháp 12 4. Mối quan hệ giữa giải pháp và biện pháp 13 5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 13 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13 1. Kết luận 14 2. Kiến nghị 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC NHẰM PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI 1 Giáo dục trẻ tình yêu cái đẹp của âm nhạc về quê hương đất nước, con người. b) Nhiệm vụ đề tài Vận dụng sáng tạo phương pháp giáo dục mầm non mới đưa vào bài dạy. Lựa chọn phương pháp giảng dạy, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi. Nghiên cứu cải tiến những phương tiện dạy học phù hợp với nội dung. Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc tổ chức hoat hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Đề xuất một số biện pháp và kiến nghị sư phạm để tổ chức tốt hơn trong hoạt động âm nhạc để’ nhằm phát triể’n toàn diện ở trẻ mẫu giáo lớn 3.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là học sinh mẫu giáo 5 - 6 tuổi Trường mẫu giáo Hoa Phượng 4. Phạm vi nghiên cứu Các cháu lớp lá 2 trường mẫu giáo Hoa Phượng 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp dùng lời, phương pháp trò chuyện, phương pháp trò chơi. Phương pháp kiể’m tra đánh giá qua các hoạt động của trẻ Phương pháp dạy hoạt động âm nhạc theo chương trình mầm non mới PHẦN II : NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Tất cả chúng ta đang sống trong một xã hội phát triể’n, xã hội khoa học - công nghệ, hội nhập quốc tế và phát triển, đã nhận định rõ : “ Giáo dục là quôc sách hàng đầu của mỗi quôc gia Và trong đó giáo dục đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển của mỗi con người, nhất là đối tượng trẻ mầm non. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách. Mục tiêu đó được thể hiện trong các môn học hàng ngày, hàng tuần của trẻ và đặc biệt nhìn rõ nhất là ở bộ môn âm nhạc. Thông qua hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển tai nghe, cảm thụ âm nhạc. Giúp trẻ hoạt động âm nhạc không phải là vấn đề mới, nó là công việc thường xuyên của mỗi giáo viên đứng lớp. Để các cháu học một cách có hiệu quả theo phương pháp “Học mà chơi, chơi mà học” thì người giáo viên phải tạo được một không khí hoạt động mà ở đó mọi trẻ đều hăng hái tham gia. Đó là tạo cho trẻ hứng thú trong khi học. 3 Mặt yếu Một số cha mẹ còn mải làm kinh tế, nghiêng về đọc và viết chưa chú ý đến sự phát triển thẩm mĩ cho trẻ. d) Nguyên nhân Được sự quan tâm của Ban giám hiệu cùng sự yêu nghề mến trẻ, tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm cao của tuổi trẻ đã thúc dục bản thân không ngừng phấn đấu, phát huy tính sáng tạo trong công việc . Sự quan tâm của nhà trường và gia đình kết hợp cùng với phương pháp giảng dạy phù hợp, sáng tạo và gợi mở đã gây hứng thú cao cho cô và trẻ trong tiết dạy và học. giúp cho trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động âm nhạc. e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm.Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc, hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Vì, âm nhạc có vai trò hình thành những thói quen tốt cho trẻ như biết yêu thương con người, yêu thiên nhiên, Ngoài ra âm nhạc còn là phương tiện hữu hiệu phát triển tai nghe, ngôn ngữ, trí tuệ , Qúa trình trẻ tiếp xúc với hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, trò chơi âm nhạc sẽ hình thành nhân cách cho trẻ, phát triển thẩm mỹ, đạo đức và trí tuệ. Chính vì vậy, âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ cần thiết. 3. Giải pháp và biện pháp a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Trẻ hiểu được nội dung âm nhạc, khám phá được cái mới lạ khi vận động theo nhạc qua lời của bài hát về thế giới xung quanh, định hướng cơ bản trong môi trường xung quanh, giúp trẻ chính xác hóa những biểu tượng đã có về xã hội, từng bước cung cấp cho trẻ những khái niệm mới và kinh nghiệm sống. Âm nhạc là một phương tiện hiệu quả, nó ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ, tai nghe âm nhạc và thẩm mỹ của trẻ, từ những hình tượng liên tưởng trong bài hát trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác và phong phú của câu từ bài hát. Qua vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, những động tác, hành 5 và nhịp nhàng hơn. VD: Khi hát bài “Em thêm một tuổi” cho 2 tổ đứng đối diện nhau để hát hoặc hát nối đuôi. a.2 Vận động là trọng tâm Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, sự khéo léo về âm nhạc. Ngoài ra còn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bọc lộ cảm xúc giao tiếp với bạn bè. VD: Bài “Fm đi mẫu giáo” trẻ vận động minh họa cùng cô kết hợp các động tác tay chân phù hợp với bài hát. Qua đó làm cho trẻ khắc sâu đến những ngày được học ở trường mầm non. Trong chương trình một số bài múa đã có biên soạn động tác múa gợi ý, song cô có thể’ dạy trẻ phối hợp các động tác tay chân, thân hình và thể’ hiện qua nét mặt kết hợp với âm nhạc. Các động tác múa giúp trẻ hứng thú, tiết học thoải mái, nhẹ nhàng hơn. VD: Trong sách Chăm sóc giáo dục Mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện (5 - 6 tuổi) không biên soạn động tác múa bài: Cháu yêu bà của tác giả Xuân Giao. Dựa vào đặc điể’m của lớp tôi các cháu có khả năng múa được những động tác đơn giản, dựa vào nội dung của bài hát tôi đã sáng tạo ra động tác cho phần dạo nhạc đầu, động tác của bốn câu hát, phần nhạc kết. Phần dạo nhạc đầu: Đứng thẳng, chân đứng rộng bằng vai, hai tay đưa lên cao và đưa sang hai bên theo nhịp bài hát. + Động tác 1: “Bà ơi bà lắm” Hai tay dang rộng từ từ ấp vào ngực vào từ “lắm”, kết hợp với nhún chân. + Động tác 2: “Tóc bà trắng mây” Hai tay đưa trên đầu vuốt nhẹ xuống hai bên ngực, kết hợp nhún chân vào tiếng “mây” + Động tác 3: “Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay”. Hai tay từ từ ấp lên ngực vào từ “lắm”. Sau đó đặt hai tay úp vào nhau và kết hợp với nhún chân vào từ “tay” + Động tác 4: “Khi cháu vâng lời vui”. Vỗ tay theo nhịp sang hai bên kết hợp với chống gót chân. Phần nhạc kết: Hai tay đưa cao lên trên đầu, lắc cổ tay, kết hợp bước xoay tròn tại chỗ một vòng. Vỗ tay theo nhịp, phách của bài hát *Ví dụ: Trong bài Thật là hay có câu: Nghe véo von trong vòm cây hod mi với sơn ca . Vỗvỗvỗ; vỗvỗvỗvỗ;vỗvỗvỗvỗvỗvỗ;vỗ a.3 Nghe nhạc, nghe hát làm trọng tâm Nghe nhạc, nghe hát là 1 sự tác động sâu sắc đối với tâm hồn trẻ. Nó phản ánh và kích thích sự 7 nhận được và phân loại được âm thanh theo chất liệu của đồ dùng như: Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: ti vi, đầu đĩa, vi tính. Tôi vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịch .có nội dung về hoạt động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy. Tôi chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Đồ chơi có 2 loại chủ yếu: + Đồ chơi công nghiệp: Đàn, xắc xô, trống, kèn, mõ, trang phục. + Đồ chơi tự tạo: Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận. Làm đồ chơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo. Có thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi và bằng những vật liệu thu lượm được. *Ví dụ: + Tận dụng những đoạn tre già để đẽo phách tre. + Tận dụng bìa cứng, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có hình dáng khác nhau. + Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc. + Làm đàn tơ rưng bằng tre nhỏ. + Vỏ hộp sữa làm trống cơm. + Tận dụng vải vụn của thợ may làm hoa cài tay. + Mút xốp làm mũ múa v.v Tôi xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác. Ngoài ra phải gây sự chú ý cho trẻ bằng cách làm đồ thời trang sáng tạo để trẻ biểu diễn như: Cô dùng ống hút, mút bitít, giấy lụa, lá cây, nilon.Để làm trang phục lạ mắt tạo sự thích thú cho trẻ. Góc âm nhạc được thay đổi theo chủ đề, trang trí đẹp mắt với những tranh ảnh ngộ nghĩnh cùng với những nốt nhạc do cô tạo ra. Trước khi dạy trẻ giờ hoạt động âm nhạc, cô phải chuẩn bị chu đáo đồ dùng, trang thiết bị cho trẻ hoạt động. Sử dụng những nội dung hay, mới lạ phù hợp cùng với lời giới thiệu hấp dẫn làm kích thích nhu cầu và nguyện vọng mong muốn được hoạt động với âm nhạc của trẻ. d) Tổ chức lồng ghép thích hợp bộ môn âm nhạc với các hoạt động khác 9 thích đến lớp. 4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp, biện pháp tương trợ, có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng hướng về một mục đích là giúp trẻ phát triển toàn diện cho trẻ qua hoạt động âm nhạc và đạt hiệu quả mong muốn. Từ đó có sự liên kết khăng khít giúp trẻ phát triển khẳ năng tai nghe, cảm thụ âm nhạc. 5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Bản thân tôi chủ nhiệm lớp nên đã nắm được trình độ nhận thức, khẳ năng của trẻ lớp mình. Tạo được niềm tin ở phụ huynh thông qua trẻ thích đến trường, lớp. Trẻ mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động, trẻ thuộc nhiều bài hát thích thể hiện với cô và bạn bè. Trẻ hứng thú tham gia tích cực vào hoạt động âm nhạc 6. Kết quả a)Đối với trẻ: 95% trẻ hát tự nhiên, rõ lời, tự tin thể hiện hoạt động âm nhạc, tham gia tích cực và thành thạo các trò chơi. Biết tự sáng tạo những động tác minh họa theo lời bài hát. Mạnh dạn thể hiện với cô và bạn. Thuộc nhiều bài hát. b)Đối với giáo viên 90% giáo viên đã nắm được phương pháp môn hoạt động âm nhạc theo chuyên đề đã được tập huấn, nắm được nội dung của từng hoạt động trong một tiết dạy theo tưng thể loại và trọng tâm của tiết dạy, phát huy khẳ năng tích cực sáng tạo của trẻ. 70% giáo viên biết tổ chức văn nghệ, ngày hội ngày lễ trong năm cho trẻ tham gia như: tết Trung thu, ngày hội bé đến trường c)Đối với phụ huynh học sinh Đã có sự quan tâm và phối kết hợp với giáo viên tạo ra những đồ dùng phục vụ cho hoạt động âm nhạc. PHẦN III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Âm nhạc thực sự gần gũi với trẻ thơ, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ. Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật trong tiết học 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trò chơi, bài hát mẫu giáo 5 - 6 tuổi Nhà xuất bản giáo dục 2.Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp chủ đề “ của viện chiến lược và chương trình giáo dục”. 3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II năm 2004- 2007 Vụ giáo dục mầm non . 4. Tài liệu “ Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non ” của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết - Nguyễn Thị Như Mai - Đinh Thị Kim Hoa ( Nhà xuất bản đại học sư phạm ) 5. Giáo dục âm nhạc tập 1-2-3” của tác giả Phạm Thị Hoà 6.Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục âm nhạc” của vụ giáo dục mầm non. 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_am_nhac_nham_phat_tr.docx