Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON." 1 Quảng Bình, tháng 4 năm 2020 Quảng Bình, tháng 5 năm 2015 chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non. Cùng với nhiệm vụ phòng chống dinh dưỡng cho trẻ em, hiện nay là vấn đề nâng cao chất lượng làm sao để trẻ ăn ngon, đủ lượng, đủ chất và hết suất là mối quan tâm không chỉ riêng phụ huynh mà còn là mối quan tâm của các trường mầm non. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non. Là một cô nuôi trực tiếp nấu ăn cho trẻ trong nhà trường bản thân tôi thật sự băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng hứng thú khi đến giờ ăn, ăn hết suất mà đủ chất đủ lượng. Do vậy tôi mạnh dạn quyết định lựa chọn đề tài" Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường Mầm Non" làm sáng kiến kinh nghiệm của bản thân. Nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường và giúp các cô nuôi ngày càng nâng cao tay nghề, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường đạt được kết quả tốt. 1.2. Điểm mới của đề tài là đã áp dụng một số biện pháp: - Cải tiến nâng cao chất lượng món ăn - Tự bồi dưỡng chuyên môn nâng cao khả năng chế biến món ăn cho trẻ - Phối hợp với gia đình và nhà trường quan tâm đến những trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng thấp còi. Đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến: Đề tài "Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường Mầm Non ” có thể áp dụng cho giáo viên, nhân viên dinh dưỡng trong trường Mầm non, giáo viên, nhân viên các trường mầm non trong huyện và còn có thể áp dụng cho giáo viên các trường mầm non trong phạm vi toàn tỉnh. * Đề tài này được kết cấu theo những nội dung chính sau đây: Phần I. Phần mở đầu Phần II. Nội dung Phần III. Kết luận Tuy nhiên, đề tài này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong quý đọc giả, bạn bè đồng nghiệp và các đồng chí cán bộ quản lý, lãnh đạo ngành góp ý, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của vấn đề mà đề tài, sáng kiến, giải pháp cần giải quyết: Đặc thù là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của Huyện. Trường có nhiều điểm trường và các điểm cách xa nhau. Tuy vậy trong những năm qua, hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non không ngừng phát triển. Nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để 3 Diện tích vườn rau hẹp, đất đồi nên rất cứng và pha đá nên việc trồng thêm nhiều rau xanh phục vụ bữa ăn bán trú của trẻ gặp nhiều khó khăn. Nhận thức về công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em của phần lớn người dân tộc thiểu số còn hạn chế. Kĩ năng chăm sóc con cái của đa số các bà mẹ còn thiếu hụt, chưa phù hợp, chưa phân biệt được thế nào là bữa ăn đủ chất dinh dưỡng, đáp ứng được nhu cầu về chất dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng. * Điều tra thực tiễn : Ngay từ đầu năm qua khảo sát thực tế cụ thể là : + Trẻ suy dinh dưỡng cân nặng 9,6%. + Trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao: 9,9% + Qua các bữa ăn, giấc ngũ của trẻ cho thấy: Một số trẻ ăn không hết suất, ăn còn rơi vãi nhiều, trẻ ngủ không ngon giấc, thao tác vệ sinh cá nhân trẻ chưa thuần thục, trẻ còn khóc nhiều ( Đặc biệt là trẻ nhà trẻ). Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, để nâng cao chất lượng lượng bữa ăn cho trẻ bản thân tôi đã thực hiện một số biện pháp sau đây: 2.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non: Biện pháp 1: Tham mưu với BGH nhà trường xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng cho trẻ: Nói về tầm quan trọng của việc xây dựng thực đơn. Để nâng cao chất lượng bữa ăn trước hết cần phải tham khảo món ăn và xây dựng thực đơn sao cho đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm đảm bảo về lượng và chất. Bên cạnh đó cần phải biết kết hợp nhiều loại thực phẩm đa dạng phong phú tạo sự hấp dẫn. Nhận thức được tầm quan trọng chăm sóc dinh dưỡng của trẻ, cùng với lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với nhà trường phối hợp với hiệu phó chỉ đạo bán trú để xây dựng thực đơn của trẻ hợp lý, thay đổi theo ngày, tuần, phù hợp theo mùa, cân đối dinh dưỡng. Nghĩa là phải đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa thức ăn động vật và thực vật, đảm bảo tỷ lệ các chất đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau: Nhóm cung cấp chất đạm như: Thịt, cá, tôm, cua, các loại đỗ hạt, đậu tương giúp xây dựng cơ bắp tạo kháng thể đặc biệt là sự phát triển của các tế bào. Nhóm cung cấp chất béo( Lipit) như: Dầu, mỡ, lạc, vừng, nhóm vừa cung cấp năng lượng cao vừ làm tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ hấp thu sử dụng tốt các Vitamin trong chất béo như: Vitamin A, D, B,K... Nhóm cung cấp Vitamin và kháng chất như: Rau quả đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, rau mổng tơi...và các loại quả có màu đỏ, hoặc vàng như chuối, đu đủ, xoài chín, cam, cà chua, gấc, nhóm cung cấp các loại vi chất dinh dưỡng đóng vai trò là chất xúc tác giữa các thành phần hóa học trong cơ thể. 5 Đối với giẻ rửa bát, cọ xong, khăn lau tay, lau sàn... cuối buổi được giặt sạch bằng xà phòng và ngâm nước nóng, sau đó phơi khô. Trong sơ chế và chế biến thực phẩm phải luôn thực hiện nội quy" Làm đâu sạch đấy, đứng dậy sạch ngay''. Sơ chế thực phẩm: Thực phẩm phải được sơ chế tại nơi đảm bảo vệ sinh thoáng mát, đúng quy định của bếp một chiều. Các loại rau quả tươi được ngâm kỹ và rửa ít nhất 3 lần nước sạch hoặc được rửa sạch dưới vòi nước chảy. Các loại thực phẩm sau khi rửa sạch phải để ráo nước, sau đó làm nhỏ theo yêu cầu món ăn. Khi chế biến: Không dùng các phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất ngọt tổng hợp không nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm do Bộ y tế qui định. Các món ăn phải được nấu chín hoàn toàn, thực hiện '' ăn chín, uống sôi''. Khi thức ăn đã nấu chín phải được đậy vung cẩn thận trên bàn chia ăn- Tuyệt đối không dùng khăn vải che đậy, phủ trực tiếp lên thức ăn. Bên cạnh đó cần phải thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mẫu thức ăn. Thức ăn phải được lưu 24 giờ có niêm phong, ghi rõ ngày, giờ, tháng có nắp đậy, mẫu thức ăn được đựng riêng từng hộp đảm bảo vệ sinh. Biện pháp 3: Tự bồi dưỡng chuyên môn nâng cao khả năng chế biến món ăn cho trẻ. Đây là biện pháp vô cùng quan trọng vì bản thân luôn hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng: Thế nào là dinh dưỡng hợp lý? Thế nào là khẩu phần ăn hợp lý? Chăm sóc dinh dưỡng cho lứa tuổi mầm non như thế nào?. Từ đó sẽ quyết định đến chất lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn của trẻ. Như chúng ta đã biết có làm việc gì đi chăng nữa, chúng ta cũng không chỉ làm việc mà phải luôn luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của mình được tốt hơn, đặc biệt là các cô nuôi là người trực tiếp chế biến ra các món ăn để chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non thì vấn đề nâng cao khả năng chế biến món ăn và đảm bảo VSATTP càng quan trọn. Vì càng có nhiều kinh nghiệm thì các cô nuôi mới có thể làm tốt được công tác của mình. Bên cạnh đó các cô phải thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ và chế biến như thế nào để trẻ ăn ngon miệng ăn hết suất. Chính vì vậy tôi luôn không ngừng tìm tòi học hỏi những người xung quanh, đồng nghiệp, sách, vở và trên mọi kênh thông tin có liên quan đến vấn đề chế biến các món ăn. Tôi luôn tự học hỏi đồng nghiệp, dành thời gian nghiên cứu tài liệu chuyên môn để có kiến thức, kinh nghiệm chế biến cho trẻ sao cho đúng kỹ năng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà giữ lại các chất dinh dưỡng trong món ăn giúp cho trẻ hứng thú ăn, ăn ngon miệng và ăn hết suất. Thông qua các hình thức bồi dưỡng đó mà mỗi bản thân tôi nắm được những nội dung cần thiết trong công tác chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh môi trường, vệ sinh ATTP trong trường mầm non và cộng đồng, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ trong trường mầm non. Biện pháp 4: Phối kết hợp với gia đình và nhà trường quan tâm đến những trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng thấp còi. 7 Tổ chức cho các bậc cha mẹ tham quan bếp ăn, hướng dẫn cách chế biến thức ăn, tham quan giờ ăn của trẻ cũng như tham quan hoạt động bé tập làm nội trợ, bé chơi phân vai. Song song với việc phối hợp với các bậc cha mẹ thì việc phối hợp với hội phụ nữ, ban chăm sóc trẻ em xã để cùng truyên truyền đến các bậc cha mẹ nuôi con theo khoa học, xoay quanh nội dung "Những điều cần cho sự sống" cũng được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Biện pháp 5: Xây dựng khu vườn trồng các loại rau củ quả sạch cung cấp cho bữa ăn hàng ngày của trẻ: Xây dựng khu vực trồng các loại rau quả sạch là tạo nguồn thực phẩm có sẵn, vệ sinh, an toàn, không có thuốc trừ sâu, không có thuốc bảo quản thực vật tạo nên môi trường sinh thái xanh- sạch- đẹp cho trường. Thông qua vườn trường giáo viên có thể tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh qua đó giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Trong vườn rau của trường, bất kỳ mùa nào cũng nên trồng ít nhất 6 loai rau để thay đổi bữa ăn bao gồm các loại rau, củ quả thông thường, kể cả rau gia vị. Huy động sức lao động của các bậc cha mẹ xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, thân thiện và hiệu quả đặc biệt là xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. Nhờ sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, việc hăng say miệt mài của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường, sự phối hợp nhịp nhàng của các bậc cha mẹ trẻ trong suốt thời gian dài tạo nên một sức mạnh tổng hợp đã làm nên một môi trường thân thiện và hiệu quả, trẻ được vui chơi hoạt động dưới một môi trường thân thiện, bên cạnh đó còn góp phần tang nguồn thực phẩm không nhỏ trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Cụ thể là các loại rai như rau khoai, rau ngót, rau mồng tơi, nhiều loại rau ăn quả như bầu, bí, mướp, cà chua. Những năm qua đã đạt được kết quả đó qua hội thi “ Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” cấp huyện. Đây là một bước đột phá đối với một trường vùng khó và cũng chính từ đây đã thể hiện rất rõ công tác nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ vùng khó đạt kết quả cao. * Kết quả đạt được: Ban giám hiệu nhà trường đã tham khảo một số thực đơn của tôi và đưa ra thực hiện trong nhà trường. Nhà trường đã kí hợp đồng với các chủ tin cậy, các nhà hàng đều có giấy phép chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng ngày tôi thực hiện tốt khâu giao nhận thực phẩm có đủ thành phần và ghi rất cụ thể vào sổ giao nhận. Trẻ ăn ngon, ăn hết suất, ngủ ngon, ngủ đủ giấc và tích cực tham gia các hoạt động do cô tổ chức. 100% trẻ đảm bảo an toàn, không có tai nạn, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm xảy ra. 9 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Để giúp cho việc" Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non'' ngày một tốt hơn và thực sự có hiệu quả trong việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non nói chung và trẻ trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn nói riêng. Điều tôi mong muốn nhất đó là tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Phòng GD- ĐT, sự quản lý chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, trong công tác bồi dưỡng chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo điều kiện để cán bộ giáo viên trong nhà trường nói chung và bản thân tôi nói riêng luôn được học tập và rút kinh nghiệm. Có như vậy tôi tin chắc rằng sức khỏe của trẻ sẽ phát triển toàn diện./. 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc