Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non Liên Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình

doc 12 trang skkn 30/06/2024 960
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non Liên Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non Liên Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non Liên Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình
 S á n g k iến cải tiến kỹ thuật
 PHẦN MỞ ĐẦU
 Trẻ em sinh ra và lớn lên được chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục đúng 
đắn, được sống trong môi trường thuận lợi, được mọi người yêu thương đùm 
bọc chăm sóc khỏe mạnh, hồn nhiên, ham hiểu biết và dễ tiếp thu lời hay, lẽ 
phải. Ngược lại nếu thiếu nuôi dưỡng chu đáo, thiếu tình cảm yêu thương, 
thiếu môi trường lành mạnh thì điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu, lâu dài 
thậm chí suốt đời đến tương lai của trẻ.
 Khi còn sống Bác Hồ rất quan tâm đến trẻ em, Bác chỉ rõ cho chúng ta: 
“Phải làm sao cho các cháu được ăn no, mặc ấm, giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, 
chữa bệnh, rèn luyện thân thể”.
 Đặc biệt đối với trẻ lứa tuổi mầm non thì sức khoẻ lại càng quan trọng 
vì ở giai đoạn này cơ thể trẻ đang phát triển mạnh các cơ quan chức năng tâm 
sinh lý của trẻ đang dần dần được hoàn thiện. Trẻ có khoẻ mạnh thì mới tích 
cực tham gia vào các hoạt động như: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, 
hoạt động lao động. Muốn có cơ thể khoẻ mạnh đòi hỏi phải có sự đầu tư tốn 
kém lâu dài. Những bài học kinh nghiệm cho thấy can thiệp trực tiếp trẻ bị suy 
dinh dưỡng như phục hồi trẻ suy dinh duỡng thường khó có thể đạt kết quả 
cao. Đối với loại bệnh này tuy không phải vô phương cứu chữa nhưng cũng 
không thể xem nhẹ vì trẻ bị suy dinh dưỡng nặng nguyên nhân diễn biến rất 
phức tạp. Khi trẻ bị suy dinh dưõng, kéo theo các bệnh liên quan khác. Chính 
vì vậy mà phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đang là một trong những vấn 
đề hết sức quan trọng và bức xúc hiện nay. 
 Xuất phát từ nhận thức trên, trong những năm qua, các cấp, các ngành 
của huyện Lệ Thủy nói chung trong đó có trường mầm non Liên Thủy luôn 
quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em. Nhưng hiện nay tỷ lệ 
trẻ em suy dinh dưỡng trong nhà trường vẫn còn cao (15%), tỷ lệ thấp còi 
(15.6%). Phòng chống suy dinh dưỡng là yêu cầu cấp thiết mà trong đó dinh d-
ưỡng có vai trò rất quan trọng đến sức khỏe của trẻ. Nếu được nuôi dưỡng tốt 
trẻ em sẽ chóng lớn khỏe mạnh, vui tươi, hồn nhiên có sức khỏe chống lại mọi 
bệnh tật và phát triển trí thông minh. Ngược lại nhu cầu dinh dưỡng đối với trẻ 
không được đảm bảo, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng đối với các 
bệnh tật, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển trí tuệ của trẻ sau này.
Người viết: Nguyễn Thị Thu Nga - Trường Mầm non Liên Thủy 1 S á n g k iến cải tiến kỹ thuật
 Các nhà khoa học nghiên cứu và cho biết trẻ em ở lứa tuổi mầm non nhu 
cầu về dinh dưỡng và nhu cầu về hoạt động của trẻ rất cao. Hơn thế nữa cơ thể 
trẻ đang phát triển, tính theo cân nặng ở trẻ nhỏ cân từ 100-120 Kcal cân 
nặng/ngày. Nhưng ở người lớn chỉ cần 100 Kcal cân nặng/ngày. Nhu cầu về 
dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các chất và cân đối phối hợp, 
hợp lý đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa, 6 nhóm thực phẩm trong một 
ngày. Nhu cầu ngủ, nhu cầu hoạt động của trẻ cũng rất cao, trẻ thường hiếu 
động thích chạy nhảy. Đặc biệt hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ 
mầm non. Nếu như trẻ được người lớn chăm sóc nuôi dưỡng tốt ngay từ đầu, 
khi trẻ mới được vào trường mầm non thì trẻ luôn được khoẻ mạnh thông 
minh, hồn nhiên, ít ốm đau. Tạo điều kiện cho trẻ làm quen với môi trường 
xung quanh cũng là tiền đề tốt cho trẻ bước vào ngưỡng cửa của trường tiểu 
học.
 Việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là thường xuyên và liên tục 
đã trải qua nhiều năm. Thế nhưng ở mỗi địa phương thì việc phòng chống suy 
dinh dưỡng cho các cháu có sự khác nhau. Đối với trường mầm non Liên Thủy 
chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ luôn được xác định và xúc tiến 
ngay từ đầu năm học, tuy nhiên năm học 2010-2011 thì kết quả vẫn chưa được 
như kế hoạch. Vì vậy là người cán bộ quản lý việc nâng cao hiệu quả phòng 
chống suy dinh dưỡng cho trẻ là nhiệm vụ nóng bỏng, không chỉ riêng cán bộ 
quản lý mà còn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của giáo viên đang trực tiếp 
chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
 III. THỰC TRẠNG:
 Mấy năm gần đây chính phủ đã quyết định giao cho Uỷ ban chăm sóc bà 
mẹ trẻ em (nay là Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em) phối hợp với Bộ y tế, các 
ban ngành liên quan để triển khai chương trình Quốc gia phòng chống suy 
dinh dưỡng, thực hiện mục tiêu chương trình nêu cao khẩu hiệu “Vì sức khoẻ 
trẻ em”. Riêng bậc học mầm non những năm trở lại đây được sự quan tâm của 
Đảng và nhà nước nên việc chăm sóc giáo dục trẻ đã có những bước tiến đáng 
kể, góp phần nâng cao chất lượng phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ cả ở 
thành phố lẫn nông thôn đã có những công trình nghiên cứu về sức khoẻ trẻ 
em như đánh giá khẩu phần ăn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.
 1. Thuận lợi:
Người viết: Nguyễn Thị Thu Nga - Trường Mầm non Liên Thủy 3 S á n g k iến cải tiến kỹ thuật
được sử dụng khăn, ca, chén, muỗng riêng biệt, các đồ dùng phục vụ ăn uống 
được trang bị bằng inoc sạch sẽ. Ngoài ra trường còn được cung cấp đầy đủ 
nguồn nước sạch dùng trong chế biến và các khâu vệ sinh của trẻ, sử dụng 
nước khoáng Bang cho trẻ uống.
 Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, phòng tránh các tai nạn thương tích 
xảy ra đối với trẻ như: đuối nước, hóc, sặc, bỏng. Không để dịch bệnh, ngộ 
độc thức ăn xảy ra trong trường mầm non.
 Thực hiện tốt công tác chăm sóc vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ ấm áp 
về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Chú trọng công tác vệ sinh cá nhân trẻ, 
giáo viên, vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, triển khai thực hiện công tác 
giáo dục vệ sinh răng miệng trong các lớp mẫu giáo, thực hiện chải răng sau 
khi ăn cho trẻ tại trường nhất là đối với trẻ 5 tuổi. 
 Thực hiện tốt chất lượng bữa ăn, thực hiện nghiêm túc việc tính khẩu 
phần bằng phần mềm dinh dưỡng, quản lý chế độ ăn, đảm bảo năng lượng cần 
đạt của trẻ tại trường theo quy định (nhà trẻ đạt 60-70%; mẫu giáo đạt 50- 
56%). Các bếp ăn có tủ lạnh lưu mẫu thực phấm.
 2. Chỉ đạo giáo viên cân đo theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng 
trưởng
 Là năm thứ hai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, theo quy 
định cân trẻ mẫu giáo 3 tháng/lần, đo trẻ 6 tháng/lần, nhà trẻ nhỏ cân trẻ một 
tháng/lần, đo trẻ 3 tháng/lần, nhóm trẻ 24-36 tháng cân và đo 3 tháng/lần. 
Hàng năm nhà trường phối hợp với trạm Y tế xã Liên Thủy để khám sức khỏe 
cho trẻ 2 lần/năm, mỗi trẻ có sổ theo dõi sức khỏe theo đúng quy định của Bộ. 
Giáo viên nhóm, lớp chủ động tuyên truyền với các bậc phụ huynh về nguyên 
nhân, triệu chứng, cách điều trị, cách phòng các bệnh thường gặp, bệnh truyền 
nhiễm...phối hợp tích cực với phụ huynh để chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Việc 
tổ chức khám sức khỏe định kỳ, cân đo được thực hiện đúng lịch, ghi chép tính 
toán chính xác, rõ ràng. Thực hiện theo sự chỉ đạo của phòng giáo dục Lệ 
Thủy. Vào đầu năm học mới toàn trường đã tổ chức cân đo cho trẻ sau đó tổng 
hợp kết quả nộp về nhà trường kết quả theo dõi như sau
 Tổng số trẻ là: 320 cháu, trong đó: Cân nặng bình thường: 272 cháu đạt 
tỷ lệ 85%. Suy dinh dưỡng vừa: 48 cháu đạt tỷ lệ 15%.
 Chiều dài nằm, cao đứng bình thường: 270 cháu đạt tỷ lệ: 84.4%. Thấp 
độ còi 1: 50 cháu đạt tỷ lệ: 15.6%.
Người viết: Nguyễn Thị Thu Nga - Trường Mầm non Liên Thủy 5 S á n g k iến cải tiến kỹ thuật
có kế hoạch điều chỉnh thực đơn theo mùa phù hợp với tình hình cụ thể của địa 
phương, nếu có các dịch bệnh thì có thể thay thế thực đơn nhưng phải báo cho 
nhà trường biết để có kế hoạch điều chỉnh chung trong nhà trường. Thực tế 
trên địa bàn chưa có cửa hàng nào được cơ quan có chức năng cấp giấy phép 
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà trường đã chủ động hợp đồng thực 
phẩm với các cửa hàng có uy tín tại địa phương (chủ yếu là phụ huynh của nhà 
trường cung cấp thực phẩm), hợp đồng có xác nhận của chính quyền địa ph-
ương. Với cách làm như vậy phụ huynh đã yên tâm, tin tưởng. 
 100% trẻ đến trường được chăm sóc chu đáo, ăn đủ bữa, đúng khẩu 
phần, ngủ đủ giấc, đúng giờ, trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần, 
không có tại nạn thương tích dịch bệnh. 
 Việc xây dựng và triển khai kế hoạch về dinh dưỡng và phòng chống 
suy dinh dưỡng trẻ em tại trường học được duy trì đều đặn, việc theo dõi giám 
sát cũng được thường xuyên và liên tục, công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng 
thực hành cho giáo viên, nhân viên cấp dưỡng, tuyên truyền tư vấn cho phụ 
huynh học sinh, công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường về chăm sóc 
nuôi dưỡng trẻđược nhà trường hết sức quan tâm.
 Trong năm học qua, nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng 2 lần về kiến thức 
và kỹ năng phòng chống suy dinh dưỡng cho đội ngũ giáo viên đồng thời 
thường xuyên phổ biến kiến thức và kinh nghiệm về công tác chăm sóc, phòng 
chống suy dinh dưỡng trẻ qua sách báo, tài liệu sưu tầm được, nghiên cứu qua 
Intenet, phần mềm dinh dưỡng. Tổ chức 3 lần họp phụ huynh, truyên truyền về 
kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng 
thời mỗi lớp học, nhà trường đều có góc tuyên truyền về nội dung để phụ 
huynh xem khi đi đưa đón trẻ hàng ngày. 
 4. Tăng cường công tác kiểm tra chăm sóc sức khỏe trẻ qua các bữa 
ăn chính và phụ nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
 Sau khi lên thực đơn trong tuần và điều tra khẩu phần ăn, chúng tôi lên 
kế hoạch kiểm tra cụ thể cho từng đối tượng, vận động phụ huynh cho uống 
thêm sữa vào buổi chiều sau giờ ăn phụ. Trẻ suy dinh dưỡng không chỉ vì 
thiếu ăn mà còn do gia đình thiếu kiến thức cần thiết về khoa học dinh dưỡng 
và một số bệnh kèm theo như tiêu chảy, nhiểm khuẩn hô hấpkhông được 
điều trị kịp thời. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì từ 0-5 tuổi là độ tuổi dễ bị 
chậm lớn, còi xương. Ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của trẻ cao nếu 
Người viết: Nguyễn Thị Thu Nga - Trường Mầm non Liên Thủy 7 S á n g k iến cải tiến kỹ thuật
ăn ngon miệng. Bữa ăn nào cũng có 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp năng 
lượng), còn có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và 
chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh 
cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung. Giáo viên là người trực tiếp 
cho cháu ăn cần hiểu rõ bầu không khí bữa ăn cũng không kém phần quan 
trọng. Nếu trẻ thoải mái, vui vẻ thì các cháu ăn ngon miệng, ăn hết suất, cơ thể 
của trẻ tăng trưởng và tăng cân đều đặn. Đồng thời, giáo viên còn chú ý giáo 
dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các bữa ăn, các hoạt động hàng ngày của trẻ 
Bé tập làm nội trợ, dạy cho trẻ biết cách sử dụng các nguồn dinh dưỡng qua nề 
nếp thói quen trong ăn uống, vệ sinh và học tập.
 Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, nhắc nhở phụ 
huynh tẩy giun cho trẻ theo định kỳ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 
Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ăn không là nguồn gây bệnh.
 5. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ qua các giờ học, giờ 
hoạt động và tổ chức hội thi
 Nhằm giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt, phát triển hài hòa chiều cao và 
cân nặng, cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vì thế chúng ta nên cho 
trẻ hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm theo chỉ dẫn ngắn gọn 
và cụ thể thông qua các lĩnh vực phát triển, từng hoạt động trong ngày của trẻ 
mà chúng ta lồng ghép vào như hoạt động vui chơi, bé tập làm nội trợ, làm 
quen với môi trường xung quanh, dạo chơi ngoài trờinhằm giúp các cháu 
nắm bắt được công dụng và lợi ích của từng loại thực phẩm khác nhau. Trên 
cơ sở hướng dẫn giúp trẻ có những hiểu biết tối thiểu về dinh dưỡng và sức 
khỏe, biết ăn uống đúng cách, ăn nhiều bữa ăn, nhiều loại thức ăn khác nhau, 
ăn uống hợp vệ sinh để khỏe mạnh, thông minh và góp phần phòng chống suy 
dinh dưỡng.
 Không những thế nhà trường còn tổ chức 2 lần hội thi về dinh dưỡng 
cho giáo viên và trẻ cùng tham gia, qua đó đội ngũ giáo viên và phụ huynh 
khắc sâu được kiến thức đã được truyền thụ. Bằng những kinh nghiệm của 
mình tất cả mọi người đều phấn khởi tham gia các hội thi: Cô chế biến giỏi cấp 
trường và tham gia dự thi cô chế biến giỏi cấp huyện, tỉnh, bé khỏe bé ngoan, 
nhằm giúp phụ huynh tin tưởng và yên tâm hơn trong công tác chăm sóc nuôi 
dưỡng trẻ ở trường.
 V. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Người viết: Nguyễn Thị Thu Nga - Trường Mầm non Liên Thủy 9 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_pho.doc