Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Ea Tung

docx 23 trang skkn 21/06/2024 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Ea Tung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Ea Tung

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Ea Tung
 Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 
 trong trường Mầm non Ea Tung.
 I. Phần mở đầu:
 I.1. Lý do chọn đề tài:
 Chúng ta đang ở trong những năm đầu thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI 
với sự thay đổi cơ bản cơ cấu xã hội để tiếp thu một nền văn minh phát triển cao, 
đó là nền văn minh trí tuệ, trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. Trong 
nền văn minh ấy trình độ khoa học phát triển cao cùng với sự bùng nổ thông tin, 
đòi hỏi con người phải có những phẩm chất nhân cách phù hợp, đặc biệt phải 
tích cực nhận thức để cải tạo thế giới, cải tạo chính mình. Giáo dục Mầm non là 
khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là khâu quan trọng đặt nền 
móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ và cho trẻ bước vào học phổ 
thông.
 Mục tiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên 
của con người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất, 
ngôn ngữ, tình cảm-xã hội, thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển 
toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ và 
giáo dục đó là điều tất yếu.
 Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có 
cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. 
Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt 
quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khoẻ mạnh, học 
tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa 
học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực 
phẩm.
 Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất 
của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình 
từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, trên công tác này đòi hỏi có tính liên ngành 
cao và là công việc của toàn dân. Đối với Ngành giáo dục nói chung, trong đó 
bậc học Mầm non đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm - Trường Mầm non Ea Tung 1 Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 
 trong trường Mầm non Ea Tung.
 Nghiên cứu tài liệu, sách báo, mạng internetvề các nguyên tắc đảm bảo 
vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học.
 Phương pháp quan sát khoa học:
 Quan sát, nghiên cứu thu thập tài liệu, trao đổi trực tiếp, thu nhận phản 
hồi từ học sinh, phụ huynh và cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
 Phương pháp thực nghiệm khoa học:
 Phương pháp kiểm tra, đánh giá sức khoẻ của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng 
của từng giai đoạn và khám sức khoẻ định kỳ hàng năm.
 II. Phần nội dung:
 II.1. Cơ sở lý luận:
 Thế nào là bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm?
 Một số khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm:
 Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống 
hoặcđã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã 
được sửdụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
 Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự 
an toànvà phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
 An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người 
tiêu dùngkhi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.
 Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả 
điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, 
vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, 
không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn 
thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên 
quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, 
người tiêu dùng.
 Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục 
Quốc dân, chiếm vị trí rất quan trọng nó có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm - Trường Mầm non Ea Tung 3 Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 
 trong trường Mầm non Ea Tung.
 Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các 
đoàn thể trong và ngoài nhà trường về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc 
biệt là đội ngũ nhân viên nấu ăn, tăng cường tuyên truyền vệ sinh an toàn thực 
phẩm đến các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân.
 Đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo 
dục trẻ phù hợp theo từng độ tuổi để giám sát công tác vệ sinh nói chung, vệ 
sinh an toàn thực phẩm nói riêng thường xuyên theo từng chủ đề cụ thể.
 Thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc
 Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp với địa phương, 
với tình hình kinh tế của nhân dân.
 Tăng cường mua sắm trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho học sinh đảm bảo 
vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường
 II.2. Thực trạng:
 a. Thuận lợi - khó khăn:
 Khái quát:
 Tổng số CBVC : 23 đồng chí, dân tộc 05; nữ dân tộc 05 đồng chí. 
 BGH : 03 đồng chí
 Giáo viên : 16 đồng chí; Nữ : 14; Dân tộc : 04; NDT: 04 
 Nhân viên : 04 đồng chí; Nữ : 03; Dân tộc : 01; NDT: 01 
 Đảng viên : 06 đồng chí; Nữ : 06; Dân tộc : 02; NDT : 02 
 Tổng số học sinh : 200 trẻ/ 07 lớp. Trẻ ăn bán trú 100%. 
 Thuận lợi:
 Trường tổ chức ăn bán trú, trẻ ăn bán trú 100%.
 Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy, Ủy 
ban nhân dân huyện, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã EaNa, đặc biệt là sự chỉ đạo 
sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà 
trường, đã cấp kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi kịp thời.
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm - Trường Mầm non Ea Tung 5 Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 
 trong trường Mầm non Ea Tung.
 Trường có ba phân hiệu lẻ và các phân hiệu cách xa nhau khoảng 4km. 
Phân hiệu Buôn Drai có 100% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, ở đây phụ 
huynh và học sinh chưa có ý thức cao trong vệ sinh cá nhân và vệ sinh an toàn 
thực phẩm, các cháu vẫn ăn quả xanh, uống nước lã, ăn quà vặt và hàng rong rất 
nhiều.
 Hai lớp học Buôn Drai, học sinh đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn 
cảnh đặc biệt khó khăn.
 Nhiều giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít, một số giáo viên 
lớn tuổi ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao. Khả năng tuyên truyền thuyết 
phục phụ huynh chưa mạnh dạn, chưa tự tin còn cả nể.
 Là một cán bộ quản lý mới nên công tác lên kế hoạch đôi lúc chưa cụ thể, 
chỉ đạo còn mang tính chung chung, chưa khoa học.
 Phụ huynh học sinh phần đa là đồng bào dân tộc thiểu số, làm nông, với 
tính chất công việc bận rộn, chân lấm tay bùn, một số cha mẹ trẻ cũng không 
quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình.
 Nhà bếp đã xuống cấp trầm trọng, nhà trường đã tham mưu và UBND 
huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành xây dựng tại Thôn Tân 
Thắng, chưa được đưa vào sử dụng.
 b. Thành công - hạn chế:
 Thành công:
 Khi áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn 
thực phẩm cho trẻ ăn bán trú ở trường mình, tôi nhận thấy tập thể cán bộ viên 
chức từ nhân viên phục vụ đến cán bộ lãnh đạo đều có ý thức trách nhiệm cao 
trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm không xảy ra ngộ độc.
 Giáo viên áp dụng công thức an toàn thực phẩm vào trong công tác giảng 
dạy đạt hiệu quả cao, hầu hết trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường 
sạch sẽ thông qua dạy học trên lớp, mọi lúc mọi nơi
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm - Trường Mầm non Ea Tung 7 Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 
 trong trường Mầm non Ea Tung.
 Mặt yếu:
 Tuy nhiên, hai lớp học Buôn Drai có học sinh đa số là đồng bào dân tộc 
thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn, nhận thức chưa cao về vệ sinh an toàn thực 
phẩm và tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với sự phát triển khỏe mạnh 
của trẻ, các cháu ở đây chỉ ăn khẩu phần ăn trưa theo chế độ nhà nước hỗ trợ, 
không đảm bảo theo nhu cầu phát triển của trẻ.
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
 Nguyên nhân của thành công:
 Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy, Ủy 
ban nhân dân huyện, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã EaNa, đặc biệt là sự chỉ đạo 
sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà 
trường, đã cấp kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi kịp thời.
 Được sự tin tưởng, động viên, giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà 
trường, phụ huynh học sinh đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình 
nghiên cứu đề tài.
 Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, 
áp dụng đề tài nghiên cứu trong công tác quản lý.
 Học sinh ngoan, có nề nếp tốt.
 Cô có trình độ chuẩn và trên chuẩn, kiến thức tương đối về vệ sinh an 
toàn thực phẩm, được tham dự các buổi tập huấn chuyên đề do các cấp tổ chức.
 Nguyên nhân của hạn chế:
 Phụ huynh học sinh chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo 
dục Mầm non, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, chưa quan tâm đúng mức 
đến sức khỏe dinh dưỡng của con em mình.
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
 Trường Mầm non Ea Tung có ba phân hiệu lẻ, các phân hiệu cách xa 
nhau khoảng 4 km, phân hiệu Buôn Drai có 100% dân ở đây là người đồng bào 
dân tộc thiểu số. Nhiều giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít, nhà xa,
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm - Trường Mầm non Ea Tung 9 Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 
 trong trường Mầm non Ea Tung.
 Do trẻ chưa được chăm sóc đúng mức khi người mẹ đang mang thai. 
 Trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời.
 Do trẻ bị sinh non, sinh thiếu tháng.
 Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chất lượng bữa ăn tại gia đình chưa 
cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
 Trẻ chưa được gia đình quan tâm đúng mức.
 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn, giảm tỉ 
lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Chính điều này 
làm tôi trăn trở suy nghĩ làm thế nào để khắc phục tình trạng trên nên tôi đã 
nghiên cứu, tìm ra và áp dụng có hiệu quả trong công tác quản lý Một số biện 
pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non 
Ea Tung như sau:
 II.3. Giải pháp, biện pháp:
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
 Mục tiêu của các giải pháp, biện phám nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn 
thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà 
trường.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức ăn bán trú cho trẻ đảm bảo 
vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Ngay từ đầu năm học, trên kế hoạch hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm 
học của phòng và tình hình thực tế của trường, tôi xây dựng kế hoạch chăm sóc 
nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm năm, học kỳ và cụ thể từng 
tháng trong năm học sao cho thật phù hợp với đặc điểm thực tế của đơn vị.
 Tăng cường khâu kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác bán trú.
 Thiết lập và lưu trữ đầy đủ hồ sơ công tác bán trú. Thành lập tổ kiểm tra 
giám sát công tác bán trú trường học.
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm - Trường Mầm non Ea Tung 11 Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 
 trong trường Mầm non Ea Tung.
 Tu sửa cơ sở vật chất: Tu sửa bếp: quét vôi; Tu sửa hệ thống điện nước.
 UBND huyện đầu tư xây dựng công trình tại phân hiệu Tân Thắng trong 
đó có xây mới nhà bếp đạt chuẩn để thay thế nhà bếp đã xuống cấp, dự kiến đưa 
vào sử dụng vào cuối năm học 2014-2015.
 Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho
trẻ.
 Tổ phòng chống suy dinh dưỡng có nhiệm vụ theo dõi thể lực trẻ qua hàng
 tháng, quí nhất là những trẻ suy dinh dưỡng. Nhân viên cấp dưỡng, các thành 
 viên trong tổ phòng chống suy dinh dưỡng theo dõi giờ ăn, theo dõi tình hình ăn 
 uống của trẻ, phát hiện kịp thời những thực phẩm không phù hợp với trẻ.
 Bên cạnh đó quan tâm đến những trẻ thụ động, trẻ ăn ít, trẻ chậm chạp, trẻ 
ít chơi cùng bạn . . . bằng cách ra sân chơi với bóng, đuổi theo bóng (trẻ nhà trẻ), 
lăn bóng, chơi với bóng, đá bóng (trẻ mẫu giáo) nhằm kích thích trẻ vận động 
giúp tiêu hao năng lượng trẻ sẽ ăn nhiều, uống nhiều giúp thể lực trẻ phát triển 
mạnh hơn.
 Tuyên truyền phụ huynh không mang quà bánh, thức ăn ở nhà vào lớp, trẻ 
đến trường chỉ ăn chế độ ăn trong trường cung cấp, cần cho trẻ ăn hết phần ăn 
theo số tiền phụ huynh đã mua phiếu (đạt 60% kcalo/ngày), còn lại phụ huynh 
cho trẻ ăn thêm ở nhà (đạt 40% kcalo/ngày).
 Biện pháp 4: Các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực 
phẩm, vệ sinh nơi chế biến.
 Thực hiện nghiêm túc quy trình bếp một chiều.
 Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ có dụng cụ 
riêng cho thực phẩm sống và chín.
 Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và không khí.
 Đối với nhân viên nấu ăn phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe trước khi 
làm việc vào đầu năm học mới. Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ đầu tóc 
gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ.
Người thực hiện: Tống Thị Huyền Trâm - Trường Mầm non Ea Tung 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_v.docx