Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức nuôi ăn bán trú trong trường Mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức nuôi ăn bán trú trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức nuôi ăn bán trú trong trường Mầm non
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH TRƯỜNG MẦM NON TRỰC THẮNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức nuôi ăn bán trú trong trường Mầm non” Lĩnh vực (mã)/cấp học: Quản lý (01)/Mầm non Tác giả: Nguyễn Thị Hoàn Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ: Phó hiệu trưởng Nơi công tác: Trường Mầm non Trực Thắng Nam Định, ngày 14 tháng 4 năm 2023 3 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN: Đất nước ta ngày một phát triển, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực được trang bị toàn diện về thể lực, trí tuệ và tinh thần. Trẻ em là vốn quý, là nền tảng của đất nước; vì vậy thế hệ trẻ rất cần được trang bị kiến thức khoa học và thể chất tốt nhất. Để hoàn thành nhiệm vụ người giáo viên mầm non cần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Là người cán bộ quản lý phải thực sự năng động, sáng tạo đổi mới phương pháp quản lí, tổ chức thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Trẻ ở bất kì độ tuổi nào cũng cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp lượng đủ lượng Calo hàng ngày để có thể phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ và tinh thần. Nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, chất lượng bữa ăn kém sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu của trẻ và dẫn tới trẻ kém phát triển. Bên cạnh đó việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ cũng là nhiệm vụ tối quan trọng, thực phẩm tươi sống luôn hấp dẫn vi khuẩn nấm mốc xâm nhập. Nếu chúng ta bảo quản và chế biến không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng món ăn làm mất dinh dưỡng, ngộ độc thực phẩm, trở thành mầm bệnh gây hại cho sức khoẻ. Vì thế việc tổ chức ăn bán trú cho trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ quan trọng đối với sức khoẻ của trẻ nó góp phần giúp trẻ linh hoạt, sáng tạo khi tham gia các hoạt động. Bản thân tôi là một cán bộ quản lý phụ trách công tác nuôi dưỡng, nhận rõ tầm quan trọng của việc tổ chức ăn bán trú cho trẻ trong trường mầm non và từ tình hình thực tế của nhà trường, tôi đã đi sâu nghiên cứu những giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong nhà trường với đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức nuôi ăn bán trú trong trường Mầm non” đó chính là những kinh nghiệm tôi đã đúc kết trong quá trình phụ trách công tác nuôi dưỡng trong nhà trường năm học 2022 – 2023. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: Bản thân là cán bộ quản lý phụ trách công tác nuôi ăn bán trú trong trường mầm non; từ thực tế đã thực hiện nhiệm vụ trong những năm qua; tôi đã nghiên cứu, đổi mới và sáng tạo xây dựng các biện pháp để quản lý chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng bán trú phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và của địa phương để áp dụng đề tài một cách có hiệu quả. Tổ chức công tác nuôi ăn bán trú luôn cần có sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, 5 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cô nuôi còn hạn chế ảnh hưởng đến việc hoàn thiện các hồ sơ về công tác nuôi ăn bán trú. * Số liệu khảo sát trước khi thực hiện biện pháp Để đánh giá tính hiệu quả của đề tài cũng như tìm ra nhứng biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác nuôi ăn bán trú phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, của trường, lớp, từng cá nhân trẻ ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá về thực trạng tình hình sức khoẻ của trẻ tại nhà trường như sau: Thời Độ TS Số trẻ Số Phân loại tình trạng sức khoẻ điểm tuổi trẻ Số trẻ mắc trẻ được sâu Đau cân Cân nặng Chiều cao răng T.M.H mắt đo PTBT SDD BP PTBT TC Tháng 9 Năm 24-36 2022 T.T 71 64 4 3 68 4 9 7 2 3-4 T 111 103 5 3 106 5 7 5 3 4-5 T 108 99 7 2 104 4 8 4 0 5-6 T 141 132 6 3 136 5 7 5 0 Từ những thuận lợi và khó khăn trên, Tôi đã nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp sau: 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Giải pháp 1. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo bán trú. Thực hiện nâng cao chất lượng bán trú cho trẻ trong nhà trường năm học 2022-2023 nhà trường xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bám sát các nhiệm vụ chung, và nhiệm vụ cụ thể của cấp trên, xây dựng các tiêu chí phấn đấu theo chỉ tiêu được giao phù hợp với thực tế công tác chăm sóc, nuôi dưỡng của nhà trường. Từ đó, đề ra các giải pháp thực hiện cụ thể, triển khai các nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo từng tuần, tháng, có đánh giá kết quả công việc sau khi thực hiện để điều chỉnh và rút kinh nghiệm cho các tháng tiếp theo. Tham mưu UBND xã, trạm y tế phối kết hợp thường xuyên về kiểm tra, thẩm định các điều kiện an toàn thực phẩm của nhà trường, ký bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với bếp ăn. Giám sát, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm đối với cơ sở cung cấp kí hợp đồng thực phẩm với nhà trường 7 Hình ảnh Ban giám hiệu, nhân viên kiểm tra cơ sở sản xuất, cung cấp thực phẩm cho nhà trường. Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với hiệu trưởng nhà trường thành lập Tổ kiểm thực bếp ăn để phân công nhiệm vụ và quy định trách nhiệm cụ thể cho các thành viên. Cán bộ quản lí chỉ đạo bán trú và Tổ kiểm thực bếp ăn hàng ngày có nhiệm vụ: - Kiểm tra, giám sát việc nhập, xuất lương thực, thực phẩm. - Kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm trong quá trình tiếp nhận, bàn giao, sơ chế, chế biến thực phẩm, chia ăn cho trẻ hàng ngày tại trường. - Chịu trách nhiệm về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn nhà trường và chất lượng bữa ăn về định lượng, dưỡng chất đúng với giá trị mức ăn. - Kiểm tra số lượng thực phẩm theo tính ăn, tính khẩu phần ăn cho trẻ. - Kiểm tra, giám sát chất lượng, nguồn gốc thực phẩm chế biến cho trẻ. - Kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh các khu sơ chế, chế biến; sử dụng, bảo quản đồ dùng bán trú, hệ thống ga, điện, nước nhà bếp. - Kiểm tra, giám sát công tác chia ăn theo đúng định lượng thành phẩm cho trẻ theo từng nhóm, lớp. - Thực hiện ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu vào sổ kiểm thực 3 bước theo qui định. - Kết quả kiểm tra, giám sát được Ban giám hiệu công khai trước buổi họp định kỳ 1 lần/tháng; sử lí những vi phạm nếu có cán bộ, giáo viên, nhân viên mắc. Phân công Ban giám hiệu nhà trường trực bán trú tại trường (Hiệu trưởng ,hiệu phó mỗi người trực từ 2- 3 ngày/tuần) cùng với nhân viên phụ y tế kiêm 9 Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các quy định về VSATTP, chế độ kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn theo quy định, thực hiện vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo mùa, phun thuốc khử trùng định kỳ 1 lần/tháng. Hình ảnh nhân viên bếp ăn phụ thuốc khử trùng và vệ sinh bếp ăn Giải pháp 2: Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn đảm bảo nhu cầu năng lượng hàng ngày, phù hợp với mức tiền ăn của trẻ. Căn cứ Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016, Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi Chương trình Giáo dục mầm non đã quy định chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non; văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 văn bản hợp nhất Thông tư về Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; như sau: BẢNG ĐỊNH LƯỢNG CHẾ ĐỘ, KHẨU PHẦN ĂN CỦA TRẺ Ở TRƯỜNG DM Nhà trẻ Mẫu giáo Nhu cầu khuyến nghị năng lượng / 930-1000 Kcal 1230-1320 Kcal ngày/ trẻ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng 600- 651 Kcal 615-726 Kcal tại trường 11 Hình ảnh bản thân tham luận về cách lựa chọn thực phẩm, tính khẩu phần ăn tại Hội nghị SHCM cụm 7 miền 4 Để xây dựng một chế độ ăn đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu năng lượng, cân đối các chất dinh dưỡng với mức tiền ăn thực tế tại trường là 15.000đ/trẻ/ngày tôi đã thực hiện như sau: - Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo tháng, theo mùa các món ăn của thực đơn không lặp lại trong tháng. Thay đổi sự kết hợp giữa các loại thực phẩm để tạo ra các món ăn khác nhau. Thực đơn cân đối, hợp lý, đa dạng nhiều loại thực phẩm để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: 13 Thực đơn 1 tháng mùa đông năm học 2022-2032 15 Thực đơn 1 tháng - mùa hè năm học 2022-2023 17 Bảng tính khẩu phần ăn cấn đối 1 ngày của trẻ nhà trẻ và mẫu giáo 19 buổi sáng sau căn cứ vào số trẻ đến trường; tính ăn cân đối thực phẩm; thừa sẽ trả lại nhà cung cấp (đã thống nhất khi kí hợp đồng) hoặc lập biên bản lưu kho; thiếu sẽ gọi bổ sung) cách thức bổ sung thực phẩm thiếu hoặc thừa; người giao hàng cố định (nếu thay đổi người giao hàng phải thông báo trước). - Đối với các thực phẩm bao gói yêu cầu nhà cung cấp cung cấp đầy đủ các loại giấy chứng nhận đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm. - Giao nhận thực phẩm: Cô nuôi dưỡng phải nắm được số trẻ ăn trong ngày, số lượng từng loại thực phẩm giao và nhận theo sổ dự kiến tính ăn. Người nhận thực phẩm kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm, nhận đủ và ghi rõ số lượng thực phẩm an toàn theo thực đơn và sổ tính ăn cho trẻ toàn trường/ngày. Nếu phát hiện thực phẩm không đạt yêu cầu thông báo với bên giao để đổi thực phẩm đúng yêu cầu, kiên quyết không nhận hàng kém chất lượng. Sau khi nhận đủ số lượng thực phẩm, đảm bảo yêu cầu người giao thực phẩm và người nhận thực phẩm ký xác nhận vào sổ giao nhận thực phẩm dưới sự kiểm tra, giám sát của tổ kiểm thực về số lượng, chất lượng, định lượng thực phẩm/trẻ toàn trường và ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ kiểm thực 3 bước. - Đảm bảo quy trình chế biến theo nguyên tắc 1 chiều: Nguyên liệu sau khi nhập được sơ chế nhặt, rửa, thái, xay ... chuyển vào bếp (nguyên liệu sạch) để chế biến, nấu thành các món ăn, thức ăn nấu chín được chuyển sang khu vực chia ăn và cuối cùng là vận chuyển lên các lớp. Tuyệt đối không di chuyển thực phẩm ngược chiều chế biến. - Sơ chế thực phẩm: Khi có thực phẩm tươi, phải sơ chế và cho vào chế biến ngay, thực phẩm được sơ chế trên bàn, tránh để thực phẩm xuống đất hoặc sát đất. Loại bỏ các vật lẫn trong thực phẩm như: Sạn, xương, mảnh kim loại, thủy tinh, lông, tóc ... Rau phải rửa kỹ từ 3 lần trở lên, nếu lượng rau nhiều phải chia nhỏ ra rửa làm nhiều đợt, sau đó nên ngâm khoảng 30 phút rồi rửa lại một lần nữa. Đối với các loại quả phải rửa sạch, gọt vỏ trước khi sử dụng. Lưu ý khi sơ chế thực phẩm: Trong thực phẩm sống, đặc biệt là thịt gia cầm và hải sản có thể chứa các vi sinh vật nguy hại: Giun, sán, chúng có thể truyền sang các thực phẩm khác trong quá trình sơ chế, chế biến và bảo quản vì vậy: + Nguyên liệu sạch không để lẫn nguyên liệu chưa sơ chế, các nguyên liệu khác nhau (thịt, cá, rau ...) cũng không để lẫn với nhau, thức ăn chín không để lẫn thức ăn sống. + Dụng cụ chứa đựng thực phẩm chưa sơ chế và thực phẩm đã sơ chế được dùng riêng biệt. Rổ, rá, xoong, chậu đựng thực phẩm luôn giữ sạch không được để xuống đất, chỗ bẩn và ẩm ướt. Các dụng cụ như dao, thớt, nồi và các dụng cụ khác khi dùng xong được cọ rửa ngay và giữ gìn nơi sạch sẽ. Mặt bàn
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_t.docx