Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non” MỤC LỤC I. Đặt vấn đề - Lý do chọn đề tài II. Giải quyết vấn đề 1. Cơ sở lý luận 2. Thực trạng vấn dề 3. Các biện pháp - Tự bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn. - Phối hợp với các thành viên trong nhà trường. - Luôn nghĩ cách cải tiến cách chế biến món ăn ngon, lạ miệng với trẻ. - Cùng với các thành phần khác giao nhận thực phẩm vào bếp ăn hàng ngày đầy đủ. 4. Hiệu quả SKKN III. Kết luận và kiến nghị - Kết luận - Những bài học kinh nghiệm - Ý kiến đề xuất 1/17 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non” PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lý luận: Cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi người chúng ta ngày nay đều có cuộc sống đầy đủ sung túc hơn. Chính vì vậy trẻ em ngày nay được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của gia đình và toàn xã hội . nhiều người cho rằng có điều kiện cho con ăn nhiều là cái tốt con mình càng mập mạp, càng bụ bẫm thì càng tốt nên đến khi cha mẹ phát hiện con mình thừa cân quá nhiều thì đã muộn. Trong lúc mức độ báo động và cần thiết quan tâm của xã hội đối với trẻ thừa cân béo phì hiện nay được ưu tiên hàng đầu, song hành với trẻ suy dinh dưỡng thì các trường hiện đang phải tự thực hiện chế độ chăm sóc trẻ béo phì theo cách riêng của mình chứ không có một mức chuẩn chung. Tại các trường mầm non vấn đề dinh dưỡng cho học sinh là mục tiêu quan tâm đầu tiên. Đây là một vấn đề cần được nhiều người quan tâm trong xã hội. Bản thân tôi là cô nuôi nấu ăn trong trường MN, tôi luôn trăn trở trước thực trạng trẻ em thừa cân béo phì hiện nay và từ đó tìm mọi cách chăm sóc trẻ có một kết quả tốt nhất. Tôi luôn phối hợp các nhóm thực phẩm một cách hợp lý với độ tuổi kết hợp tạo cho trẻ có thói quen tốt trong ăn uống. Có như vậy trẻ mới phát triển toàn diện cân đối giữa chiều cao/cân nặng, cân nặng/tháng tuổi. 2.Cơ sở thực tiễn: 2.1. Đặc điểm tình hình chung: – Tổng số học sinh trong toàn trường là 698 trẻ/ 20 lớp. + Trong đó: + Nhà trẻ: 120 trẻ. +Mẫu giáo: 578 trẻ. – Tổng số toàn trường có 66 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trong đó có 3 cán bộ quản lý. 2.2. Thuận lợi: – Trường được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT, được sự quan tâm của Đảng uỷ – UBND và các ban ngành đoàn thể trong phường. – Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. 3/17 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non” Nhận thức được rõ về nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng và để cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện tôi đã tập trung nghiên cứu, tìm tòi nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non như sau: 3.1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn. Bản thân là cô nuôi đã nhiều năm nhưng tôi luôn không ngừng tự học hỏi và cố gắng. Từ bậc nghề 3/7, tôi đã đi học lấy bằng cô nuôi trong hai năm rưỡi. Mặc dù vừa đi làm, vừa đi học rất vất vả nhưng tôi đã luôn thu xếp thời gian để vừa làm, vừa học. Cuối cùng hơn hai năm đã trôi qua, tôi cầm tấm bằng trên tay và luôn suy nghĩ sẽ áp dụng những kiến thức mình học hỏi được để áp dụng vào trường mầm non nơi tôi công tác sao cho có hiệu quả nhất. Quả thực thời gian đi học của tôi đã không uổng phí, tôi là người trực tiếp đưa ra nhiều ý kiến tham mưu cho hiệu phó nuôi dưỡng để xây dựng thực đơn cho trẻ sao cho trong quá trình chế biến theo thực đơn, các món trẻ ăn ngon miệng, muốn ăn, chất lượng các bữa ăn đó lại phải luôn đảm bảo đủ dinh dưỡng và cân đối các chất. Không chỉ dừng lại ở đó, tôi luôn tìm tòi các loại tài liệu, sách, báo chuyên môn, kỹ thuật nấu ăn từ nhiều nguồn khác nhau để tự nghiên cứu, học hỏi sao cho cách chế biến món ăn ngon nhất, đủ dưỡng chất nhất. Từ các đầu bếp có kinh nghiệm, các nghệ nhân trong nghề, tôi được học hỏi về kỹ thuật từ nấu các món ăn truyền thống có thể sử dụng trong thực đơn cho trẻ như : chè đậu xanh- hạt sen, bánh đa cua- thịt lợn- rau cải, canh thịt lợn nấu chua thả giá đỗ, canh cua nấu mướp – mùng tơi.. Hay mới đây tôi đã nấu thành công món canh chua thái lan, canh ngũ sắc, tôm thịt sốt dầu hào Cùng với sự bùng nổ về CNTT, tôi không chỉ tìm hiểu từ bạn bè, đồng nghiệp mà còn qua các địa chỉ trang Wed liên quan đến công việc chuyên môn của mình, thường xuyên truy cập mạng để tìm kiếm, cập nhật những công thức, kỹ thuật chế biến những món ăn mới như đã nói. Khi trường tôi tổ chức học công nghệ thông tin cho các giáo viên, tôi và các cô nuôi cũng tham gia nhưng lên để tìm hiểu các cách chế biến món ăn qua mạng, cách lựa chọn thực phẩm ngon, sạch 5/17 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non” 3.2. Biện pháp 2: Phối hợp với các thành viên trong nhà trường. 3.2.1. Kết hợp với ban giám hiệu: Vào đầu tháng 8 nhà trường tổ chức họp Ban giám hiệu và tổ bếp thống nhất cách làm việc. Tôi đã đưa ra nhiều ý kiến tham mưu cho ban giám hiệu. Đó là: + Nhà bếp cần phân công lịch cô chính, cô phụ sao cho luân phiên hợp lý. Mỗi một ngày sẽ có 1 bếp chính, 2 bếp phụ. Bầu ra một bếp trưởng để phụ trách chung toàn bếp. + Tham mưu với ban giám hiệu thường xuyên cho đi tập huấn nuôi dưỡng và y tế để nâng cao trình độ nấu ăn, chế biến thực phẩm cho trẻ, đảm bảo vệ sinh, dưỡng chất cho thức ăn của trẻ. Đầu năm đến bây giờ chúng tôi đã được đi tập huấn 2 lần tại trung tâm y tế quận về phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong chế biến món ăn cho trẻ. + Tham mưu với ban giám hiệu về tổ chức ăn sáng cho học sinh như, cách phân công ca đi trực nấu, chia ăn sáng đến các lớp sao cho đảm báo giờ giấc mà không ảnh hưởng đến chất lượng nấu ăn bán trú cho trẻ. + Tôi cũng đã tham mưu với ban giám hiệu thực đơn của cô, thực đơn ăn sáng và thực đơn của trẻ không trùng nhau để tránh sự lẫn lộn 3 loại thực phẩm, gây hiểu nhầm là không minh bạch trong khâu giao nhận thực phẩm. ( Bảng thực đơn bán trú của trẻ, thực đơn công đoàn ) 7/17 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non” ( Kết hợp cùng các giáo viên cho trẻ ăn trên lớp) Qua các buổi kết hợp với giáo viên cho trẻ ăn trên lớp để chúng tôi, nhân viên nuôi dưỡng kịp thời nắm bắt khả năng tiếp nhận thức ăn của các cháu, của từng lứa tuổi để có điều chỉnh cách chế biến khoa học, hợp lý nhất. Không chỉ có thế, tôi và các nhân viên nhà bếp còn thường xuyên hỏi, trao đổi với các giáo viên trên lớp xem các cháu ăn bữa chính, bữa phụ có vấn đề gì cần điều chỉnh không. Món nào, thực phẩm nào các cháu thích ăn, món nào, thực phẩm nào các cháu không thích ăn để tôi sẽ trao đổi cùng hiệu phó nuôi thay đổi thực đơn sao cho phù hợp. Việc kết hợp với giáo viên không chỉ ở việc trao đổi mà trong hội thi cô nuôi giỏi Ban giám hiệu đã đưa ra yêu cầu nhân viên nuôi dưỡng sẽ phải sưu tầm những bài vè về dinh dưỡng để cùng với giáo viên đưa ra góc tuyên truyền và sau đây là bài vè của mà tôi đã sưu tầm và gửi dến các lớp: Bốn nhóm thực phẩm Bốn nhóm thực phẩm sau đây, Sẽ luôn cung cấp dư đầy Ca-lo. Mời bạn dùng thử để cho, 9/17 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non” trong tổ, bên cạnh đó chúng tôi phối hợp với nhau đảm bảo dây chuyền bếp nhịp nhàng ăn ý, đảm bảo giờ ăn cũng như chất lượng bữa ăn cho trẻ. Kết hợp với các nhân viên trong tổ thực hiện tốt công tác vệ sinh ATTP và đảm bảo quy trình bếp 1 chiều. Do vậy bếp luôn sạch sẽ, vệ sinh, các khu chế biến thực phẩm sống, thực phẩm chin để riêng biệt Khi chia ăn chia vào xoong có nắp đậy . Chúng tôi còn phân công nhau người nấu chính, nấu phụ, người dọn vệ sinh một cách nhịp nhàng khoa học. Chúng tôi luôn giữ gìn vệ sinh bếp sạch sẽ gọn gàng với phương châm “làm đâu gọn đấy, đứng dậy sạch ngay”. Tôi thường xuyên nhắc nhở chị em vệ sinh và sắp đặt các đồ dung, dụng cụ gọn gàng ngăn nắp, khoa học bởi nhà bếp thì nhiều đồ dùng nên khi sắp xếp khoa học không chỉ đẹp mắt mà còn thuận tiện cho việc sử dụng dễ dàng. Công việc nhà bếp rất vất vả và nguy hiểm hàng ngày là những xoong thức ăn to, nặng, luôn tiếp xúc với bếp ga công nghiệp. Trong tổ bếp của tôi có hai thành viên là nam nên khi có những công việc nặng nhọc thì họ luôn là người tận tình giúp đỡ chúng tôi vì vậy mà công việc chúng tôi cũng đỡ đi phần nào sự vất vả. (Tương trợ, giúp đỡ nhau trong công vệc) 11/17 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non” 3.3.Biện pháp 3: Luôn nghĩ cách cải tiến cách chế biến món ăn ngon, lạ miệng với trẻ. Ngày nay, không chỉ có ngưòi lớn mà ngay cả trẻ em không những chỉ cần “ăn no, mặc ấm”, “ ăn bằng mắt”, Nắm được nhu cầu đó, ngoài tìm hiểu kỹ thuật chế biến món ăn, tôi luôn luôn không ngừng thay đổi, sáng tạo các hình thức trình bày món ăn, phối hợp các loại gia vị để món ăn ngoài đủ dinh dưỡng còn tăng thêm phần thơm, ngon hấp dẫn. Tôi cùng với các chị em trong tổ nuôi luôn nghĩ cách sơ chế, chế biến thức ăn sao cho đảm bảo lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm. Sơ chế và chế biến theo các khu rõ rang thực phẩm sống, thực phẩm chín. (chế biến thực phẩm) Khi trong nước xuất hiện dịch bệnh, chúng tôi đã gặp không ít khó khăn trong việc thay đổi thực đơn cho trẻ làm sao để vẫn đảm bảo calo và cân đối tỷ lệ các chất. Xong với sự chỉ đạo của BGH, kế toán các nhân viên trong tổ nuôi chúng tôi đã bàn bạc và tính toán để lên những thực đơn cho phù hợp: Ví dụ: Trứng đúc thịt, thịt lợn tôm xốt cà chua. Với các món ăn như vậy, khi thay thế vẫn đảm bảo đủ lượng calo và cân đối giữa các chất, màu sắc và mùi vị hấp dẫn nên trẻ ăn ngon miệng và ăn hết suất của mình. Bên cạnh đó tôi còn tìm tòi, nghiên cứu thêm các tài liệu học hỏi kinh nghiệm từ các bạn đồng nghiệp để chế biến ra những món ăn mới. Bởi lẽ , một món 13/17 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non” Khi giao nhận thực phẩm ở trường tôi luôn có kế toán, cô nuôi, giáo viên: Giao, nhập thực phẩm đúng qui định, kiểm tra kỹ chất lượng, số lượng thực phẩm qua hình thức bên ngoài, khi nhập có đảm bảo tươi mới, có dấu hiệu bị dập nát không? nếu không đảm bảo không cho nhập vào bếp. Cụ thể: Đối với rau, củ, quả: không nhập những quả , củ quá lớn, mà chọn những củ, quả có kích thước vừa phải, hoặc hơi nhỏ, không chọn những trái da căng và có vết nứt, dọc theo thân, những trái da xanh bóng. Rau không chọn rau trái mùa, quá mỡ lá Các loại quả đậu đỗ( đậu cove, đậu ha lan, đậu đũa)không nhập những quả khi nhìn thấy bóng nhẫy, ít lông tơ. Đối với thịt cá: Tôi cùng các nhân viên khác nhận thực phẩm tươi, mới, sờ dính tay, đủ cân, đủ lạng. 1. (Giao nhận thực phẩm tại bếp ăn) Trong năm học qua nhờ làm tốt khâu giao nhận thực phẩm nên không xảy ra ngộ độc thực phẩm đảm bảo an toàn cho trẻ đồng thời nâng cao kiến thức, kỹ năng 15/17 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non” Bên cạnh đó, học hỏi những kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp nghiên cứu tài liệu chuyên sâu của ngành chế biến món ăn cho trẻ với tất cả tấm lòng yêu thương trẻ. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi, rất mong được các cấp lãnh đạo, các bạn động nghiệm xây dựng và góp ý để tay nghề của tôi ngày càng hoàn thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non trong trường MN, tăng cường thể lực cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. 2. Bài học kinh nghiệm: - Bản thân tôi luôn tự học hỏi, tham khảo sách, báo, mạng Internet, tập san “Bếp gia đình”, “Cơm ngon, con khỏe” để nâng cao trình độ chuyên môn, cách nấu nướng. Vì vậy bản thân tôi đã không ngừng phát huy những thành tích đã đạt được, trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của mình để cùng nhau đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng với xu thế của xã hội ngày càng phát triển trong đó có Giáo dục Mầm non. - Luôn nghiên cứu thay đổi thực đơn, cải tiến cách chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị của trẻ để trẻ ăn hết suất, ăn ngon miệng. - Phối hợp chặt chẽ với các chị em trong tổ nuôi, kế toán để cùng nhau thống nhất nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. - Luôn học tập, trau dồi kinh nghiệm với các chị em đồng nghiệp, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập do phòng giáo dục và đào tạo huyện cũng như nhà trường tổ chức. III. Những đề xuất, khiến nghị: - Công việc nhân viên nhà bếp vất vả mà sự đãi ngộ với nhân viên nuôi dưỡng còn hạn chế, đồng lương còn thấp. Vì vậy kính mong các cấp quan tâm để chúng tôi yên tâm hơn với nghề. 17/17
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_n.doc