Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ trong trường Mầm non

doc 21 trang skkn 29/10/2023 2511
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ trong trường Mầm non
 1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Trường học chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của một quốc gia, là nơi giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp cho học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Muốn tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trong trường học trước hết cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Bởi vì, đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp bách để giáo dục phát triển. Để thực hiện được có hiệu quả việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thì thường xuyên cần có sự kiểm tra, đôn đốc, giám sát, nhắc nhở uốn nắn của các cấp quản lý giáo dục. Nghị quyết TW Đảng toàn quốc khóa XII có đoạn viết: “Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng. Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân thực hiện không nghiêm túc các nội dung nghị quyết, kết luận của Đảng; khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân thực hiện có hiệu quả.” Trong công tác quản lý trường mầm non, kiểm tra vừa là một chức năng quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả, người quản lý kiểm tra mọi hoạt động trong nhà trường cũng chính là kiểm tra hoạt động quản lý của mình. Qua kiểm tra giúp cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của cán bộ giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung điều chỉnh, uốn nắn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong nhà trường. Mặt khác việc kiểm tra của người quản lý có tác động đến hành vi của cán bộ giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững, đúng hướng của nhà trường. Người quản lý buông lỏng công tác kiểm tra nội bộ cũng chính là buông lỏng công tác quản lý. Kiểm tra trước hết là vì sự tiến bộ của cá nhân, của tập thể trong công tác, phát huy những mặt tốt, mặt tích cực, ngăn chặn, uốn nắn những lệch lạc của tập thể, cá nhân khi tiến hành công việc. Đồng thời qua kiểm tra, người quản lý thấy được mức độ hợp lý, chưa hợp lý trong công tác quản lý chỉ đạo trên cơ sở đó có những biện pháp điều chỉnh, hoàn thiện công tác, nghiệp vụ quản lý chỉ đạo của mình. Kiểm tra tác động đến hành vi của con người, nâng cao tinh thần trách 3 có đủ đội ngũ CBGV- NV để đáp ứng các yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Tổng số đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 53 người Trình độ chuyên Ban giám hiệu Giáo viên Nhân viên môn Tổng TS Nữ TS Biên Hợp TS Biên Hợp Đại Cao Trung số Biên Hợp chế đồng chế đồng học đẳng cấp chế đồng 53 03 03 0 40 33 7 10 0 0 22 17 4 Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ chuyên môn có uy tín, có phẩm chất đạo đức tư cách tốt, được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Hiệu trưởng là giáo viên đã từng giảng dạy và làm công tác quản lý trên 21 năm. Phó hiệu trưởng có kinh nghiệm trong quản lý điều hành. Đa số giáo viên nhiệt tình công tác, tay nghề vững vàng có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo đúng chuẩn và trên chuẩn (trong đó 90% số cán bộ giáo viên có trình độ trên chuẩn). Có 90% số giáo viên đã biết sử dụng máy vi tính. Một số giáo viên khác đang theo học các lớp đại học tại chức; Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm xây dựng nội bộ đoàn kết thống nhất. Công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường là nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên trong thực hiện nhiệm vụ năm học, trong những năm học trước chúng tôi đã thực hiện một số giải pháp và đã nhận thấy được ưu điểm cũng như hạn chế của các giải pháp cụ thể như sau: 1.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ * Ưu điểm: Đã bám vào tình hình thực tế về cơ sở vật chất hiện có của nhà trường, chất lượng đội ngũ, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ để xây dựng nội dung kế hoạch kiểm tra phù hợp. Kế hoạch xây dựng được thông qua tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được biết. * Hạn chế 5 * Hạn chế: Các thành viên thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm nên kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chưa linh hoạt. Việc lựa chọn ưu tiên nội dung tâp̣ huấn và nhấn mạnh trọng tâm của việc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ từng năm còn ở mức độ, công tác tâp̣ huấn chỉ dừng lại ở khâu truyền đạt, chưa có sự giải thích rõ ví dụ việc kiểm tra cụ thể chưa có nhiều nội dung. Với những hạn chế của giải pháp này chúng tôi cần đổi mới về nội dung tập huấn, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về công tác kiểm tra do các cấp tổ chức. Cần phải đổi mới tập huấn nghiệp vụ kiểm tra cho các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ của nhà trường thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn, cử người tham gia cấp trên tập huấn có hiệu quả. Từ những hạn chế của công tác kiểm tra nội bộ tại trường Mầm non tôi đang công tác tôi nhận thấy công tác kiểm tra nội bộ ở trường mầm non là một khâu quan trọng trong công tác quản lý của người quản lý. Công tác kiểm tra nội bộ có được thực hiện thường xuyên thì người quản lý mới đánh giá chính xác tình hình hoạt động của nhà trường. Người quản lý có nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá mới thực hiện đánh giá kiểm tra một cách thường xuyên, có khoa học, từ đó mới đưa ra được những biện pháp khắc phục và điều chỉnh những vấn đề còn tồn tại. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 2.1. Nâng cao nhận thức của CB- GV-NV về tổ chức hoạt động kiểm tra nội bộ trường mầm non Tại khoản I, Điều 22, Chương VI "Công tác kiểm tra nội bộ trong các trường học và các đơn vị trong ngành", trong bản "Quy chế về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục - đào tạo" đã nêu rõ "Hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở GD & ĐT trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ giáo viên trong trường để kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền. Xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của mình". Nhận thức rõ tầm quan trọng về công tác kiểm tra nội bộ trong trường học của Ban giám hiệu nên tôi đã chủ động tổ chức học tập trong đội ngũ CB- GV- NV về các văn bản của ngành liên quan đến vấn đề kiểm tra nội bộ thông qua các buổi họp hội đồng và sinh hoạt chuyên môn của tổ. 7 Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra các nội dung đón trả trẻ, tổ chức bữa ăn, giấc ngủ, tổ chức hoạt động học cũng được chú trọng. Giáo viên có chấp hành tốt nội qui qui chế trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ thì trẻ mới được an toàn về mọi mặt, được phát triển đều trong các lĩnh vực. Kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường được công bố công khai ngay từ đầu năm học tới toàn thể CBGV- NV trong nhà trường. Với sự cố gắng của BGH, kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường đã được xây dựng đúng với quy định, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường và có tính khả thi. Nội dung kiểm tra có sức thuyết phục, hình thức kiểm tra gọn nhẹ không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng được kiểm tra, đã huy động được nhiều lực lượng tham gia kiểm tra và dành thời gian cần thiết, thích đáng cho việc kiểm tra. 2.3. Tham mưu xây dựng lực lượng kiểm tra và chuẩn kiểm tra 2.3.1. Tham mưu xây dựng lực lượng kiểm tra Công tác kiểm tra đạt hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào lực lượng kiểm tra. Lực lượng kiểm tra cần có nhiều thành phần để đảm bảo tính khoa học, tính dân chủ. Ngay từ đầu năm học tôi tham mưu với Hiệu trưởng chọn thành viên trong ban kiểm tra. Thành viên trong ban kiểm tra là các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn và những người có nhiều kinh nghiệm, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín, sáng suốt và linh hoạt trong công việc. Tôi luôn quan tâm đúng mức công tác bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho đội ngũ kiểm tra viên trong tổ kiểm tra để có sự thống nhất trong phương pháp kiểm tra, đánh giá. Chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ đối với lực lượng kiểm tra bằng cách: cung cấp tài liệu, tổ chức các tiết dạy theo chuyên đề trường, tổ, tạo điều kiện để họ giao lưu với chuyên môn trường bạn để giúp học học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao tay nghề. Trong năm học vừa qua tôi đã tham mưu xây dựng được Ban kiểm tra nội bộ trường học của nhà trường có đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng. Các thành viên trong Ban xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của mình về nhiệm vụ được phân công. Ban kiểm tra nội bộ tạo được uy tín cao trong tập thể CBGV- NV trong nhà trường nên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học. 9 Bản thân tôi đã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Hướng dẫn nghiệp vụ cho thành viên trong tổ thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra; Giúp đỡ động viên các thành viên kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ; Kiểm tra, đánh giá; báo cáo cấp trên để điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra. Kết hợp Ban kiểm tra nội bộ thực hiện tốt các nhiệm vụ kiểm tra sau: 2.4.1 Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở giáo dục: - Kiểm tra công tác quản lý, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học và phát triển đội ngũ; - Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của CSGD - Kiểm tra việc thực hiện công khai trong CSGD - Kiểm tra việc triển khai ứng dụng CNTT trong CSGD - Kiểm tra công tác an toàn trường học; phòng chống bạo lực học đường; 2.4.2 Kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục - Kiểm tra hồ sơ soạn bài của giáo viên, hoạt động của giáo viên. - Kiểm tra việc thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục của các lớp - Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường - Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại các nhóm lớp. Qua việc tự kiểm tra toàn diện trong nhà trường, công việc của Ban kiểm tra được tiến hành một cách nhịp nhàng không bị dồn ép vào cuối năm giúp cho nhà trường hoạt động ổn định, các bộ phận, tổ chuyên môn hoạt động đúng kế hoạch không bị chồng chéo đan xen, đồng thời giúp cho việc thống kê, tổng kết đánh giá của Ban Giám Hiệu được tốt hơn. 2.4.3. Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn Việc kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn trong mỗi nhà trường có vai trò quan trọng trong việc quản lí thực hiện các hoạt động chăm sóc trong nhà trường cũng như trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên. Kiểm tra tổ chuyên môn giúp Ban giám hiệu thấy được toàn bộ bức tranh hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên, trong đó bộc lộ tất cả các khâu của quá trình giảng dạy giáo dục, thấy rõ tác động của tập thể đến cá nhân. Trong học kỳ vừa qua Ban kiểm tra đã thực hiện tốt nội dung kiểm tra tổ chuyên môn như sau: - Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng về nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn 11 cá nhân chậm tiến, chây ì, chậm khắc phục hạn chế gắn với đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng và xếp loại chuẩn nghề nghiệp, viên chức hàng năm Khi kiểm tra công tác tổ chức ăn bán trú của nhà trường như: Thực đơn, hợp đồng mua bán, công tác kiểm tra ba bước thực phẩm, giao nhận thực phẩm, bảng chấm công học sinh, suất ăn, phiếu thu, phiếu chi, bảng hợp đồng, thanh lý hợp đồng, bảng cấp phát tiền, phiếu nhập kho, xuất kho, giấy biên nhận, giấy đề nghị thanh toán Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên trong công tác thực hiện bán trú theo nhiệm vụ được phân công. Kiểm tra thực tế việc tiếp phẩm, sơ chế, chế biến thực phẩm, kết hợp với đối chiếu số liệu hồ sơ sổ sách của các nhóm lớp, đối chiếu với các loại sổ đánh giá kết quả kiểm tra, đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm đảm bảo sức khỏe cho học sinh, việc này được nhà trường thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên. Quan tâm kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của nhân viên kế toán trong thực hiện thanh toán chi trả chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh của nhà trường có đảm bảo đầy đủ, kịp thời không, các hồ sơ chứng liên quan đến các hoạt động thu chi của nhà trường. Kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ, trên sổ kế toán, trên báo cáo tài chính; kiểm tra việc thu chi các nguồn kinh phí trong ngân sách và ngoài ngân sách; kiểm tra việc chấp hành các thể lệ, chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính và thu nộp ngân sách. Hồ sơ và hoạt động của kế toán, thủ quỹ. Việc công khai thủ tục hành chính nhân viên y tế kiểm tra về thực hiện công tác chuyên môn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cân đo, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, quản lý hồ sơ của trẻ Kiểm tra phải có minh chứng rõ ràng, cụ thể từ việc nhắc nhở, tư vấn cho đến xử lý kỷ luật, tuy nhiên phải xác định không phải nội dung việc làm nào cũng có thể khắc phục được ngay, mà cần phải có thời gian thậm chí có việc phải mất một quá trình dài, vài năm hay lâu hơn nữa. Kiểm tra là tư vấn, giúp đỡ, thúc đẩy, phát triển đây chính là trụ cột trong công tác kiểm tra của nhà trường. Trong quá trình tiến hành các hình thức kiểm tra, người cán bộ kiểm tra cần linh hoạt sáng tạo trong cách kiểm tra của mình không gây áp lực, làm cho người bị kiểm tra căng thẳng, sợ khi bị kiểm tra dẫn đến kết quả đạt được sau kiểm tra không cao.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_k.doc