Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một. Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập suốt đời của trẻ. Trước những mục tiêu lớn lao đó, người giáo viên phải xác định được vai trò của từng hoạt động giáo dục ảnh hưởng đến sư phát triển toàn diện của trẻ để tìm ra cách tổ chức hoạt động đó một cách có hiệu quả nhất. Hoạt động khám phá khoa học không phải là một hoạt động mới trong chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo, mà là một trong những hoạt động chính giúp trẻ phát triển nhận thức thông qua các quá trình trẻ tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh. Khi trẻ tham gia hoạt động này người giáo viên đã góp phần trang bị cho trẻ tri thức về thế giới xung quanh trẻ và những điều liên quan đến cuộc sống của con người trong đó có trẻ. Ngoài ra còn hình thành cho trẻ thái độ tích cực với thế giới xung quanh, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng, hành vi trong mối quan hệ với thế giới xung quanh. Cùng với sự lớn lên của trẻ, phạm vi tiếp xúc của trẻ với thế giới xung quanh ngày càng lớn dần, nhất là lúc trẻ được đến trường mầm non. Những đối tượng mà trẻ được tiếp xúc khi còn ở gia đình nay được mở rộng về số lượng và tính chất, hiểu biết của trẻ cũng ngày càng nhiều hơn. Điều này đòi hỏi trẻ cần có những khám phá mới để thích ứng và phát triển hơn nữa về thể chất và trí tuệ. Chính vì vậy hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi – lứa tuổi mà vốn kinh nghiệm và hiểu biết còn chưa nhiều, được tổ chức như thế nào cho hiệu quả mà gây được hứng thú cho trẻ vẫn còn là một câu hỏi lớn đối với mỗi giáo viên mầm non chúng ta. Trên thực tế , để thực hiện được hoạt động này đòi hỏi người giáo viên phái có hiểu biết sâu sắc về các nội dung cần cho trẻ khám phá, hơn nữa phải có sự sáng tạo về phương pháp tổ chức và có sự kiên trì trong quá trình cho trẻ khám phá thì mới gây được hứng thú cho trẻ tham gia và từ đó kết quả trên trẻ mới đạt cao. Qua đánh giá thực tiễn, tôi nhận thấy hiện nay đa số giáo viên đã tổ chức cho trẻ được tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học nhưng chưa có sự đầu tư cho hoạt động, việc cho trẻ thực hiện các thí nghiệm còn chưa được nhiều, nhất là với trẻ mẫu giáo bé và nhỡ, dẫn đến trẻ chưa tự tin và mạnh dạn tham gia vào hoạt động. Nhận thức được vai trò của hoạt động khám phá khoa học đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là sự phát triển về trí tuệ cho trẻ và thực trạng tổ chức hoạt động khám phá tư duy. Vì vậy các nhà giáo dục sử dụng nhiều phương pháp để cho trẻ tiếp cận với thế giới xung quanh. Cho trẻ khám phá khoa học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục kỹ năng sống, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ hứng thú “đọc sách” kỹ năng đọc và kể tác phẩm. 2. Cơ sở thực tiễn: Nhu cầu nhận thức là nhu cầu vốn có của con người. Nó xuất hiện ở trẻ ngay từ sau khi sinh và phát triển mạnh vào cuối tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Biểu hiện đầu tiên của nhu cầu này là mong muốn có được các ấn tượng về sự vật, hiện tượng xung quanh bằng những nỗ lực nhận thức đầu tiên của trẻ. Nhu cầu đó đã tạo ra tính ham hiểu biết của trẻ, kích thích hứng thú nhận thức ở trẻ. Điều này thể hiện ở mong muốn biết cái mới, làm rõ cái chưa biết về đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng Tuy nhiên khả năng nhận thức của trẻ phụ thuộc vào lứa tuổi, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tham gia khám phá khoa học của trẻ: + Trẻ 3- tuổi, tư duy đang ở ranh giới giữa trực quan hành động và bắt đầu chuyển sang trực quan hình tượng. Vì vậy cần giúp cho trẻ tích lũy nhiều biểu tượng thông qua quan sát và hành động với đồ vật. Trẻ lứa tuổi này đã phân biệt được các sự vật hiện tượng bằng các dấu hiệu rõ nét bên ngoài. Tuy nhiên tư duy của trẻ còn gắn liền với cảm xúc và ý muốn chủ quan. Trẻ lứa tuổi này chưa có khả năng phân tích tổng hợp, chúng nhìn sự vật và hiện tượng theo lối trực giác tổng thể, trẻ chưa biết nhìn sự vật với nhiều chi tiết phức tạp và sự liên kết chặt chẽ tạo thành một tổng thể thống nhất. + Sang lứa tuổi 4- 5 tuổi, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của tư duy trực quan hình tượng. Trẻ đã có khả năng suy luận, mặc dù những kết luận của trẻ còn rất ngây thơ, ngộ nghĩnh. Để suy luận những vấn đề mới, trẻ thường chỉ dựa vào những biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua và cũng chỉ dừng lại ở các hiện tượng bên ngoài chứ chưa đi vào bản chất bên trong của chúng. Trẻ lứa tuổi này rất dễ nhầm lẫn những thuộc tính bản chất và không bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy cần tiếp tục cung cấp các biểu tượng một cách phong phú, đa dạng và giúp trẻ hệ thống hóa, khái quát hóa chúng. Khi trẻ 4-5 tuổi tham gia khám phá khoa học, trẻ đã biết huy động các giác quan một cách tích cực để khám phá các đối tượng, tuy nhiên cũng cần đến sự trợ giúp kịp thời của giáo viên để trẻ thể hiện những hiểu biết của mình. Đồng thời hình thành cho trẻ những phẩm chất trí tuệ, những kỹ năng, kỹ xảo khám phá và tạo cho trẻ sự ham hiểu biết, thích thú tham gia hoạt động. Chính vì vậy việc tìm ra các biện pháp là rất cần thiết để trẻ 4-5 tuổi tham gia khám phá khoa học được hiệu quả, tạo tiền đề cho các hoạt động khác của lứa tuổi sau này. 3. Đánh giá thực trạng : Trường mầm non Tiễn Dũng được công nhận trường chuẩn quốc gia tháng 2/2012 . Trường có 2 điểm trường, một điểm chính, một điểm lẻ với tổng số học sinh hơn 300 cháu gồm 12 nhóm lớp với 27 cán bộ giáo viên, trình độ giáo viên đạt trên chuẩn 100%, trường + Trẻ có nhận thức khá chiếm 45 % + Trẻ có nhận thức trung bình chiếm 32%. + Trẻ có kỹ năng so sánh, nhận xét chiếm tỷ lệ chưa cao. + Trẻ hứng thú tham gia hoạt động là 80%. 4. Các biện pháp tiến hành: Biện pháp 1: Chuẩn bị đồ dùng trực quan sinh động. Khám phá khoa học là một hoạt động không thể thiếu đồ dùng. Vì đồ dùng chính là đối tượng để trẻ khám phá, trẻ trải nghiệm. Thông qua hoạt động với đồ dùng trực quan trẻ biết được chính xác những đặc điểm, tính chất của đối tượng, trẻ có thể khám phá ra những điều mới lạ của chúng, qua đồ dùng trẻ có thể so sánh, phân loại chúng theo những đặc điểm nổi bật, rõ nét. Chính vì những tác dụng quan trọng như vậy mà khâu chuẩn bị đồ dùng luôn được tôi quan tâm hàng đầu trong việc tổ chức hoạt động. Khi xây dựng kế hoạch tổ chức từng hoạt động khám phá cụ thể, chuẩn bị đồ dùng cũng cần đưa vào kế hoạch như một nội dung không thể thiếu được. Với tôi khi đồ dùng được chuẩn bị đầy đủ thì thành công của hoạt động đã chiếm 50%. Do đó với mỗi hoạt động khám phá việc chuẩn bị đồ dùng được tôi chuẩn bị trước mới đảm bảo về số lượng, tính phong phú của đồ dùng và có cả yếu tố bất ngờ gây hứng thú cho trẻ. Ngoài những đồ dùng có sẵn do nhà trường cấp phát còn hạn chế, bản thân tôi luôn phải tìm tòi, thiết kế, sưu tầm đồ dùng khác từ thiên nhiên, từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, và cả sự tận dụng những tình huống, những hiện tượng bất chợt có, nảy sinh trong quá trình khám phá của trẻ. Việc chuẩn bị đồ dùng không thể coi nhẹ mà chỉ chuẩn bị qua loa đại khái hoặc mang tính tượng trưng. Đồ dùng trước hết phải đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu về kiến thức đề ra của hoạt động, sau đó đồ dùng phải gây được hứng thú cho trẻ và mang tính khoa học, thẩm mĩ cao. Chuẩn bị đồ dùng phải đảm bảo đủ cho trẻ hoạt động từ đầu đến cuối hoạt động từ việc cung cấp kiến thức đến việc củng cố kiến thức cho trẻ. Qua thực tế quan sát một số hoạt động khám phá khoa học của một số giáo viên trong trường, tôi thấy đa số các hoạt động chỉ đảm bảo đồ dùng của cô trong phần cung cấp kiến cho trẻ mà chưa có đồ dùng để trẻ hoạt động củng cố kiến thức. Điều này làm ảnh hưởng đến tính tích cực của trẻ, đồng thời làm cho hiệu quả của hoạt động chưa cao, khả năng chính xác hóa, cụ thể hóa các đối tượng chưa cao, các đặc điểm của sự vật hiện tượng chưa mang tính bền vững trong trí nhớ của trẻ. Rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp tôi luôn làm tốt khâu chuẩn bị đồ dùng cho cô và trẻ, đôi khi những đồ dùng thông thường như bàn ghế, hay những chiếc khăn chải bàn cũng rất quan trọng trong hoạt động, để khi trẻ làm thí nghiệm hoặc để những vật dụng liên quan sẽ sạch sẽ, khoa học hơn. Đồ dùng phải là những đồ dùng thật, tránh những đồ dùng tượng trưng hoặc chỉ là tranh ảnh chết sẽ không đảm bảo tính sinh động của đối tượng mà trẻ khám phá. Ví dụ : Hoạt động khám phá những con vật thuộc nhóm gia súc ( chủ đề : Thế giới động vật). Một số giáo viên chuẩn bị đồ dùng là tranh, ảnh con chó, con mèo, và mô hình con chó, con mèo trong túi đồ dùng các con vật do nhà trường cấp. Với tôi ngoài những đồ dùng trên, tôi chuẩn bị thêm con chó, con mèo con thật để trẻ khám phá, trẻ được tận mắt Ngoài đàm thoại với trẻ, tôi giảng giải cho trẻ hiểu kỹ hơn về chất liệu, công dụng của đồ dùng, cách sử dụng chúng. Lời giảng giải phải ngắn gọn, dễ hiểu và đi sâu vào những điều mà trẻ chưa biết. Sau khi trẻ có những hiểu biết về đồ dùng trong gia đình, tôi cho trẻ tham gia các trò chơi củng cố. Trò chơi chính là phương pháp để trẻ thực hành sự hiểu biết của mình. Như trò chơi “Đồ dùng nào biến mất” hoặc “ Mua sắm đồ dùng”Trẻ sẽ được chơi dưới hình thức cả lớp, nhóm, cá nhân xen kẽ.. Ngoài ba nhóm phương pháp chính được tôi thường xuyên sử dụng, tôi còn kết hợp với các nhóm phương pháp khác để nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học của trẻ. Như phương pháp đánh giá sản phẩm của trẻ, phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động.Tôi nhận thấy phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin khiến trẻ rất hứng thú. Tuy nhiên hoạt động khám phá chủ yếu là quá trình trẻ trải nghiệm, khám phá qua thực tiễn, việc ứng dụng công nghệ thông tin của tôi chỉ nhằm mục đích kích thích sự tò mò, suy luận, hoặc củng cố lại một quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng nào đó mà trong thực tế trẻ không được thấy hoặc chỉ thấy gián đoạn, không theo một trình tự Ví dụ : Hoạt động khám phá con gà- con vịt thuộc nhóm gia cầm. Tôi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đó là trình chiếu quá trình phát triển của con gà, con vịt bắt đầu từ gà (vịt) mẹ đẻ ra quả trứng, đến khi mẹ gà(vịt) nằm trong ổ ấp trứng, quả trứng nứt vỏ và chú gà con( vịt con) chui ra từ quả trứng, gà con( vịt con) theo mẹ đi kiếm ăn và phát triển thành các chú gà, vịt trưởng thành. Khi trẻ được xem như vậy, trẻ rất thích thú khi biết được quá trình phát triển của con gà, con vịt. Sự trình chiếu này giúp trẻ giải đáp được những suy đoán của mình về sự phát triển của gà, vịt từ đó khắc sâu cho trẻ đặc điểm của nhóm gia cầm là đẻ ra trứng. Để đưa ra những phương pháp thực hiên có hiệu quả, trước tiên tôi cũng phải đánh giá mức độ nhận thức chung của cả lớp để lựa chọn phương pháp phù hợp, phương pháp nào được sử dụng trước, sử dụng trong phần nào của hoạt động, phương pháp nào kết hợp với phương pháp nào cùng một lúc để thúc đẩy quá trình khám phá của trẻ theo hướng tích cực, sáng tạo. Với mỗi hoạt động lại có cách áp dụng các phương pháp khác nhau, tuy nhiên việc sử dụng các phương pháp đó đều được tôi thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng ý kiến của trẻ, luôn lấy trẻ làm trung tâm. Chính vì vậy khi cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học tôi luôn đạt được những kết quả cao. * Biện pháp 3: Tận dụng các tình huống phù hợp để kích thích trẻ tích cực tham gia vào hoạt động khám phá. Trong quá trình trẻ tham gia khám phá khoa học hay có những tình huống xảy ra, đôi khi nó không sát với nội dung trẻ đang khám phá nhưng ta có thể linh động tận dụng tình huống để chuyển hướng khám phá vào đó. Bởi vì những tình huống đó bao giờ cũng hấp dẫn trẻ hơn. Ví dụ : khi cho trẻ khám phá thời tiết trong ngày, trẻ có thể quan sát nắng, gió. Mây và các biểu hiện khác trên sân trường. Nhưng trong quá trình quan sát trẻ lại phát hiện một đàn kiến tha mồi trên sân, trẻ sẽ tập trung vào đó mà quên mất nhiệm vụ mình đang làm gì. Lúc
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.docx