SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi tại lớp 4 tuổi B trường mầm non Phú Xuyên

docx 8 trang skkn 15/03/2024 4072
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi tại lớp 4 tuổi B trường mầm non Phú Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi tại lớp 4 tuổi B trường mầm non Phú Xuyên

SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi tại lớp 4 tuổi B trường mầm non Phú Xuyên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Một số biện pháp lồng ghép giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt 
 động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi tại lớp 4 tuổi B trường mầm non Phú 
 Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
 1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Bùi Xuân Phương - Giáo viên trường mầm non Phú 
Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, thực 
hiện lồng ghép giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4 – 5 tuổi tại lớp 
4 tuổi B trường mầm non Phú Xuyên - huyện Đại từ - tỉnh Thái nguyên.
 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 05 tháng 9 năm 2022.
 4. Mô tả bản chất của sáng kiến
 4.1. Tính mới của giải pháp: 
 Có rất nhiều mô hình giáo dục tiên tiến trên toàn thế giới trong thời kì đổi mới 
hiện nay, điều này cũng tạo ra những vấn đề và thách thức đối với người làm công tác 
giáo dục nói chung và công tác giáo dục mầm non nói riêng trong việc áp dụng có hiệu 
quả mô hình giáo dục mới, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, để đào tạo ra những 
thế hệ tương lai đất nước đầy sáng tạo và có tư duy phản biện.
 Trẻ mầm non chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chúng cần được đào 
tạo bài bản ngay từ khi bước vào độ tuổi đi học. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi 
những vấn đề và thách thức mới đòi hỏi phải được giải quyết bằng những biện pháp mới, 
tư duy mới, sáng tạo mới. Để làm được điều này, việc sử dụng các mô hình giáo dục mới 
là hết sức cần thiết.
 Trong quá trình thực hiện tôi luôn luôn tìm tòi và lựa chọn những biện pháp kích thích 
sự sáng tạo, tự tin của trẻ phù hợp với điều kiện của lớp, nhận thức và tâm sinh lý riêng 
của cá nhân trẻ. 
 Các biện pháp mà sáng kiến đưa ra lần đầu tiên được áp dụng tại lớp 4 tuổi B trường 
mầm non Phú xuyên và chưa được đăng tải trên các phương tiện thông tin hay sách, tài liệu 
trước đó.
4.3.1 Thực trạng của sáng kiến “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục STEAM trong 
tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4 – 5 tuổi tại lớp 4 tuổi B trường mầm non Phú 
Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” 
 Năm học 2022 - 2023, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công nhiệm vụ 
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ lớp 4 tuổi B trường mầm non Phú Xuyên, với sĩ 3 Trẻ sáng tạo và có trí tưởng tượng. 10 33,3 20 66,7
 4 Phụ huynh tích cực phối hợp với giáo viên trong 11 36,7 19 63,3
 giáo dục STEAM.
 Bảng 1: Tổng hợp số liệu khảo sát đầu tháng 9/2022
 Nhìn vào bảng khảo sát kết quả trên chúng ta dễ dàng nhận thấy rất nhiều trẻ kỹ năng 
làm việc nhóm rời rạc, khả năng sử dụng, ứng dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động còn 
rất hạn chế, trẻ chưa thực sự linh hoạt và sáng tạo trong suy nghĩ, sự phối kết hợp của nhà 
trường và phụ huynh còn gặp rất nhiều khó khăn.
 Trước thực trạng trên, tôi luôn mong muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục 
STEAM mang lại trong hoạt động tạo hình cho trẻ, để trẻ có thể thực hiện kết hợp, lồng 
ghép hài hòa 5 nhóm kĩ năng vào hoạt động tạo hình, giúp trẻ không chỉ hiểu biết về nguyên 
lí mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm hữu ích trong cuộc sống hàng 
ngày.
 4.3.2. Một số biện pháp lồng ghép giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động tạo 
hình cho trẻ 4 – 5 tuổi tại lớp 4 tuổi B trường mầm non Phú Xuyên
 Giáo dục STEAM không kỳ vọng trẻ sau này trở thành những nhà toán học, nhà 
khoa học, kĩ sư, những kĩ thuật viên hay họa sĩ mà xây dựng cho trẻ có những kĩ năng 
có thể sử dụng được để hoạt động và phát triển. Đó chính là kĩ năng STEAM. Kĩ năng 
STEAM được hiểu là sự tích hợp, lồng ghép hài hòa từ 5 nhóm kĩ năng: Khoa học, công 
nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán. Hiểu được điều đó, chính bản thân giáo viên việc cần 
thiết nhất đó chính là trau dồi kỹ năng để có kỹ năng tốt nhất có thể.
 Giáo dục STEAM theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”, phát huy tính tích cực, 
chủ động, độc lập của trẻ trong hoạt động. Tôi đã nghiên cứu tài liệu STEAM qua các kênh, 
qua các chuyên đề, qua lớp bồi dưỡng, qua tài liệu Phòng giáo dục đào tạo cung cấp, qua 
sách và qua mạng Internet. Một số tài liệu tôi đã nghiên cứu, tham khảo:
 Sách “Hướng dẫn hoạt động STEAM cho trẻ mẫu giáo nhỡ”, nhà xuất bản Giáo dục 
Việt Nam.
 Sách“Hướng dẫn thiết kế bài giảng STEM/STEAM cho lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi”, nhà 
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
 Bộ sách “Tớ là nhà khoa học STEAM” nhà xuất bản GD Việt Nam, xuất bản 
năm 2018.
 Sách “Giáo dục STEM/ STEAM” tác giả Nguyễn Thành Hải, nhà xuất bản Trẻ. 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_long_ghep_giao_duc_steam_trong_to_chuc.docx