Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường mầm non
1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài “Tất cả mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được đi học” điều này đã được khẳng định trong Công ước của Liên hợp Quốc về quyền trẻ em. Trẻ khuyết tật cũng như bao trẻ em khác đều có quyền được học tập, vui chơi và tham gia vào mọi hoạt động của xã hội trong khả năng có thể. Song do ảnh hưởng của khuyết tật và các rào cản khác nhau khiến cho việc sinh hoạt, học tập, lao động và hòa nhập cộng đồng của các em gặp rất nhiều khó khăn. Để tạo cơ hội hòa nhập cộng đồng cho các em khuyết tật thì giáo dục là một trong những biện pháp có vị trí và vai trò quan trọng, đặc biệt là giáo dục tiếp cận dựa trên đánh giá tổng thể cá nhân, khả năng và nhu cầu của từng cá nhân trẻ. Nếu như trong xã hộ lạc hậu, sự nghèo đói, sự thiếu hiểu biết, thiếu chăm sóc là nguyên nhân dẫn đến khuyết tật thì trong xã hội văn minh, sự lạm dụng các chất hóa học trong trồng trọt, chăn nuôi, trong chế biến thực phẩm, nạn ô nhiễm môi trường, sự tác động của các chất, tia phóng xạ lại là nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ khuyết tật ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, việc giáo dục người khuyết tật nói chung và sự phát triển ngành giáo dục đặc biệt nói riêng đang được các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước chú trọng phát triển. Ở Việt Nam Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến những đối tượng khuyết tật. Điều này được thể hiện qua một số văn bản sau. - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Nhà nước tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp”. - Điều 16, pháp lệnh về người tàn tật ngày 30/7/1988 quy định “Việc học tập của trẻ tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức học hòa nhập trong các trường phổ thông, các trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở nuôi dưỡng người tàn tật tại các gia đình”. Trong mục tiêu chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật ở Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội, trong đó mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 đảm bảo cho 70% trẻ khuyết tật được đi học. Kế thừa truyền thống nhân ái của dân tộc Việt nam “Thương người như thể thương thân”, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những người khuyết tật trong xã hội, nhất là đối với trẻ em. Trong điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển chúng ta đang từng bước xây dựng, thực hiện chính sách và biện pháp giúp đỡ người khuyết tật nói chung, nhất là giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật về thể chất lẫn tinh thần vuotự qua khó khăn để hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. 1 * Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ về cơ sở vật chất đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và đào tạo huyện, ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn trong đó có nội dung giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. - Trường được đầu tư trang bị cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng dạy học phục vụ cho trẻ đổi mới, hiện đại tạo cho tiết học hấp dẫn, sinh động nên thuận lợi cho công tác giảng dạy. - Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn học hỏi kinh nghiệm về giáo dục trẻ khuyết tật. - Trong nhà trường xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, người dạy lâu năm chia sẽ kinh nghiệm cho người mới vào dạy nên tôi được học tập thêm rất nhiều về chuyên môn nghiệp vụ. - Bản thân tôi có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, đồng thời có sự phối kết hợp đồng đều giữa 2 giáo viên trong lớp cùng nhiệt tình chăm sóc - giáo dục trẻ nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng. - Phụ huynh học sinh luôn tin tưởng, tận tình phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Ngoài những thuận lợi trên bản thân tôi nhận thấy rằng thuận lợi lớn nhất đó chính là được sự quan tâm, tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, sự động viên khích lệ của đồng nghiệp, gia đình đã giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình. * Khó khăn: - Giáo viên chủ nhiệm lớp không được đào tạo về chuyên biệt giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mà chỉ được tập huấn, kiến tập về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. - Đồ dùng đồ chơi dành riêng cho trẻ khuyết tật quá ít có gây khó khăn cho giáo viên trong việc giáo dục trẻ. - Trẻ không dùng thị giác để khám phá xung quanh, nhạy cảm với ánh sáng. - Trẻ đôi khi không kiểm soát được hành vi của bản thân. - Trẻ thường tự ti, mặc cảm, không dám hòa nhập với bạn bè. - Trẻ không thể thực hiện một số khả năng tự phục như: Đi vệ sinh, tự xúc cơm ăn, mặc, cởi quần áo * Khảo sát thực tiễn: Ngay từ đầu năm học khi mới tiếp nhận trẻ khuyết tật khiếm thị tôi đã tiến hành khảo sát cháu và thấy kết quả như sau: - Trẻ hoảng sợ, không dám hòa nhập với bạn bè. 3 * Giải pháp 1: Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ. Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật là một việc làm bắt buộc trong giáo dục hòa nhập, từ tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ bản thân tôi mới có thể xây dựng được kế họach giáo dục cá nhân cho trẻ và các họat động hỗ trợ sau này giúp trẻ phát triển. Trẻ khuyết tật cũng có những nhu cầu cơ bản như mọi trẻ em không khuyết tật khác ngoài ra trẻ khuyết tật còn có một số nhu cầu riêng theo từng dạng tật và mức độ khuyết tật của trẻ. Được phân công chủ nhiệm lớp có trẻ khuyết tật, tôi đã tiến hành tìm hiểu và nắm rõ đối tượng trẻ khuyết tật của lớp mình về hoàn cảnh, lý do khuyết tật, tình trạng cuộc sống, năng lực, nhu cầu, sở thích của trẻ thông qua giờ dạy trên lớp, các hoạt động học tập, lao động vui chơi, qua việc trò chuyện với trẻ, đến thăm gia đình trẻ. Ngoài ra, tôi còn nắm rõ sự phát triển về thể chất, hình dáng bên ngoài, khả năng học tập, ngôn ngữ, sự ghi nhớ, tư duy, xúc cảm hay nhận thức thế giới của trẻ... để lập hồ sơ cá nhân trẻ với những thông tin chính xác theo mẫu của trường. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp khá nhiều năm nay, nhưng thực tế năm nay bản thân tôi mới trực tiếp đứng lớp có trẻ khuyết tật khiếm thị vì vậy tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và biết được đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật như sau: - Cảm giác, tri giác: Chậm chạp, phân biệt kém, thiếu tính tích cực. - Tư duy: Chủ yếu là tư duy cụ thể, tính không liên tục, tính logic kém. - Trí nhớ: Hiểu chậm, quên nhanh, ghi nhớ một cách máy móc bên ngoài. - Chú ý: Thời gian chú ý ngắn, khó tập trung vào một công việc, thiếu tính bền vững. - Ngôn ngữ: Rất hạn chế, vốn từ ít, phát âm thường sai, chậm nói Có thể nói, trẻ khuyết tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt thòi. Khi đã nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tôi dễ dàng nhận biết trẻ ở dạng khuyết tật nào để có những biện pháp giáo dục phù hợp. * Giải pháp 2: Lập kế hoạch theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật. Từ những căn cứ trên, tôi tiến hành lập kế hoạch để theo dõi, đánh giá sự tiens bộ của trẻ theo từng hoạt động, theo ngày, theo tuần, theo tháng hay học kỳ một cách cụ thể. Nếu thấy trẻ tiến bộ thì tiếp tục lên kế hoạch học thêm kiến thức; nếu ngược lại thì tôi sẽ dừng lại để củng cố những kiến thức đã học cho trẻ. - Khi lên kế hoạch giáo dục theo từng tháng, tuần, tôi luôn đưa ra nội dung giáo dục và biện pháp giáo dục cụ thể. Khi xây dựng mục tiêu cho trẻ trong giáo dục hòa nhập tôi đả căn cứ vào: 5 3 - Trẻ thực hiện được một - Cô giúp trẻ lấy cơm và số yêu cầu đơn giản cô nước hướng dẫn trẻ tự - Trẻ thực hiện được giao: tự bưng ly uống quan sát, nhắc nhở trẻ cầm ly uống nước song nước và bưng bát ăn bưng ly uống nước và chua cầm được bát để cơm... bưng bát ăn cơm tự ăn cơm. 4 - Dạy trẻ đọc thơ thuộc - Dạy trẻ đọc thơ, hát 1- 2 câu ngắn trong bài thường xuyên, ở mọi lúc, - Trẻ đọc được 70%. thơ, các bài hát đơn giản. mọi nơi: đón trẻ, trả trẻ, chuẩn bị đi ngủ... * Giải pháp 3: Xây dựng vòng tay bè bạn. Với các trẻ bình thường việc kết bạn và duy trì tình bạn giữa trẻ với nhau mang tính tự nhiên. Nhưng với trẻ khuyết tật luôn gặp khó khăn trong đời sống hằng ngày, trong hoạt động nhận thức nên trẻ cũng gặp khó khăn trong tình bạn. Bởi đây là quan hệ được xây dựng từ hai phía và đòi hỏi phải thường xuyên củng cố, giữ gìn. Để tình bạn của trẻ thực sự có ý nghĩa trong đời sống tình cảm, tạo ra bầu không khí thân mật, thương yêu, giúp đỡ bạn ngay từ khi mới biết nhau giáo viên cầm xây dựng vòng tay bè bạn cho trẻ. Việc tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo là một yêu cầu hết sức quan trọng. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu sắc về các cơ sở khoa học và phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ, phải có kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Cô giáo phải linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo, chu đáo và tỉ mỉ để phát hiện những khả năng tiềm ẩn và đáp ứng kịp thời những nhu cầu đòi hỏi của trẻ, tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn hòa nhập tham gia hoạt động với các bạn. Trong các hoạt động, cô giáo là người dẫn dắt, gợi mở, giúp trẻ phát hiện những tri thức khoa học, trẻ là người chủ động tiếp nhận các tri thức. Từ đó từng bước tạo cho trẻ thói quen thích tìm tòi khám phá. Đặc biệt trong quá trình chăm sóc - giáo dục cô giáo phải thường xuyên gần gũi, trò chuyện, động viên, tạo tình cảm thân thiết để trẻ cảm thấy an tâm khi có cô bên cạnh. Cô giáo cần tạo điều kiện về thời gian để trẻ được hoạt động dạo chơi, hít thở không khí trong lành. Đây cũng là cơ hội để trẻ luyện tập, phát triển ngôn ngữ, phục hồi dần các khiếm khuyết của trẻ khuyết tật. Cô giáo phải là chỗ dựa cho trẻ khuyết tật, dìu dắt trẻ mỗi khi trẻ tham gia hoạt động, tạo niềm tin và sự an toàn cho trẻ. Ví dụ: Trong các hoạt động vui chơi tham quan sân trường cô nhắc nhở các bạn trong lớp giúp đỡ bạn khi chơi, dắt bạn cùng vui chơi với trẻ, nhắc các trẻ khác không chạy nhảy xô đẩy làm bạn ngã. 7 Ví dụ: Đối với tiết dạy thơ tôi đến bên trò chuyện với trẻ: Con có biết các bạn vừa đọc bài thơ gì không? Con có thích bài thơ đó không? Con đến ngồi cùng các bạn để đọc thơ nhé!". Khi hỏi trẻ, trò chuyện với trẻ tôi thường nhẹ nhàng, vuốt ve âu yếm trẻ, tạo cho trẻ cảm thấy yên tâm, sự tin tưởng khi nói với cô điều mà trẻ muốn. Bên cạnh đó, tôi chú ý sắp xếp, tổ chức trang trí lớp một cách gọn gàng, bố trí cho trẻ vị trí phù hợp như ngồi gần một bạn biết quan tâm, chia sẻ với trẻ; biết động viên trẻ trong học tập, giáo viên sẽ khơi gợi được sự hứng thú, say mê học tập của trẻ. Hơn nữa vị trí thuận tiện của trẻ sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn, thuận tiện hơn trong học tập và tiện cho việc theo dõi, giúp đỡ của giáo viên. Từ đó, giúp trẻ khuyết tật có cơ hội học tập bạn bè, xoá bỏ mặc cảm, khả năng giao tiếp phát triển, hình thành nhiều kĩ năng trong sinh hoạt. * Giải pháp 5: Dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi Đối với trẻ khuyết tật thì khả năng nhận thức, diễn đạt những ý nghĩ, mong muốn của trẻ rất hạn chế. Vì thế, việc giáo dục trẻ khuyết tật phải thực hiện một cách thường xuyên, phải kiên trì, nhẫn nại mới có kết quả tốt. Trẻ khuyết tật hay quên nên rất khó cho tôi trong việc dạy trẻ. Trẻ thường lơ đãng, không tập trung khi nghe cô dạy, tôi phải chú ý nhắc nhở cháu nhiều lần. Đối với các bài thơ, khi dạy trẻ tôi thường đọc rất chậm từng câu ngắn trong bài thơ để trẻ hiểu. Nếu trong bài thơ có những từ khó tôi giảng giải cho trẻ hiểu và đọc lại nhiều lần, nhấn mạnh để trẻ đọc theo cô. Mỗi ngày tôi dành 30 phút để dạy riêng cho trẻ đọc thơ, trò chuyện cùng trẻ. Đối với các câu chuyện, ngoài việc kể cho trẻ nghe cùng các bạn trong lớp, giờ hoạt động chiều kể cho trẻ nghe nhiều lần, nhấn mạnh tên của các nhân vật trong câu chuyện. Do ngôn ngữ bị hạn chế, trẻ khó nhận ra mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng xung quanh nên khi cho trẻ tìm hiểu về môi trường xung quanh, tôi cho trẻ quan sát trực tiếp sự vật, hiện tượng đó. Ví dụ: Cho trẻ tìm hiểu về các loại quả: quả dưa hấu, quả xoài, quả đu đủ dùng quả thật cho trẻ sờ, nếm mùi, vị của quả đó để trẻ phân biệt. Hoặc khi cho trẻ chơi Hoạt động góc, tôi dắt trẻ đến nơi các bạn đang chơi, giải thích cho trẻ hiểu các bạn của mình đang làm gì: "Bạn Thư đang nấu ăn, Bạn Thông đang xây nhà" hoặc cho trẻ hát, đọc thơ cùng các bạn ở góc nghệ thuậtQua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ nói rõ ràng hơn. Khi mới đến lớp cháu vẫn thường hay đái dầm khi ngủ trưa. Nhiều lần còn “đi ngoài” ra quần mà không hề hay biết và cũng không nói với cô. Tôi thường hay khuyên bảo, nhắc nhở cháu, rèn cho cháu thói quen gọi cô để dắt đi tiểu trước khi đi ngủ và đi vệ sinh đúng nơi quy định. Ở trường ở lớp, cô nhắc trẻ và giúp trẻ rửa 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc