Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non Hồng Thái Tây

doc 23 trang skkn 30/06/2024 1540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non Hồng Thái Tây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non Hồng Thái Tây

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non Hồng Thái Tây
 1
 ĐỀ TÀI
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO 
 VIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON HỒNG THÁI TÂY
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
 Giáo dục mầm non với tư cách là một ngành học nền tảng của hệ thống 
giáo dục quốc dân có vai trò quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu 
của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chuẩn bị những tiền 
đề cần thiết cho trẻ vào trường phổ thông.
 Chất lượng giáo dục mầm non do đội ngũ giáo viên mầm non quyết định. 
Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Vai trò của 
ngành học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên 
mầm non- chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, vì vậy muốn 
nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là 
phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng 
lực.
 Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII 
đã nêu: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã 
hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài. Do đó phải đào tạo giáo viên có 
chất lượng cao, thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng, 
chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ giáo viên”.
 Có thể nói đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là 
lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực. Đội ngũ này giữ 
vai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, bởi vậy phải 
nhanh chóng củng cố và bồi dưỡng đội ngũ giỏi về chuyên môn, vững vàng về 
nghiệp vụ tay nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư phạm đẹp mới 
đáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới của nền giáo dục hiện nay.
 Ngành giáo dục Mầm non có vai trò quan trọng là nền móng cho việc hình 
thành và phát triển nhân cách cho trẻ, nhân cách ấy tốt hay xấu đều phụ thuộc 
vào công tác giáo dục. Vì vậy, ở trường Mầm non phải giáo dục trẻ một cách 
toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thông qua các hoạt động hàng ngày.
 Nếu trẻ được nuôi dưỡng và giáo dục đúng đắn, được sống trong môi 
trường thuận lợi được những người thương yêu chăm sóc chu đáo trẻ sẽ được 
phát triển tốt về mọi mặt, khoẻ mạnh và hồn nhiên, ham hiểu biết và dễ tiếp thu 
điều hay lẽ phải.
 Ngày nay, xu hướng giáo dục tiến bộ đều xem việc giáo dục ở lứa tuổi 
Mầm non là khâu đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng con người mới mai 
sau, do vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ trước tuổi đến trường là điều rất quan 
trọng và cần
 Tìm ra những phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng 
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên. 3
 dạy dỗ trẻ như cha mẹ chúng đúng với tên gọi “ Mẫu giáo” hay có thể nói giáo 
 viên mầm non vừa là mẹ vừa là nhà giáo, là bác sỹ, y tá, nghệ sỹ... như vậy cô 
 phải làm như thế nào để trẻ cảm nhận được (cô là mẹ) Giáo viên mầm non lại 
 phải nhạy bén, sáng tạo, linh hoạt, chu đáo tỉ mỉ để phát hiện và đáp ứng nhu cầu 
 của trẻ mọi lúc mọi nơi phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. Đồng thời người giáo 
 viên mầm non cần phải kết hợp chặt chẽ với các chương trình hoạt động trong 
 xã hội, làm cộng tác viên tuyên truyền cho nhiều chương trình (Phòng chống suy 
 dinh dưỡng, nuôi dạy trẻ theo khoa học)...
 Với xu thế thời đại đổi mới giáo dục để chuẩn bị cho con người hướng tới 
 nền văn minh của thời đại đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất, năng 
 lực làm thay đổi vai trò và chức năng của người giáo viên nói chung. Bởi vậy 
 bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là công tác thường xuyên, liên tục mà người cán bộ 
 quản lý chúng tôi đặc biệt quan tâm. 
 II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
 1.Thực trạng
 1.1 Thực trạng của nhà trường năm học 2009 – 2010 và 2010 – 2011
 - Số lượng cán bộ giáo viên trong nhà trường: 
 + Năm học 2009 – 2010 : Tổng số = 19 đồng chí 
 Trong đó : Biên chế giáo dục = 03/19 đồng chí
 Giáo viên hợp đồng = 16/19 đ/c 
 Cán bộ quản lý: 03
 + Năm học 2010 – 2011: Tổng số CBGV = 23 đồng chí
 Trong đó: Biên chế giáo dục = 04/23
 Giáo viên hợp đồng = 16/23
 Cán bộ quản lý = 03/23
 Nhân viên = 04/23
 + Tuổi đời: Trên 30 tuổi : 06 người : Dưới 30 tuổi : 17 người
 + Tuổi nghề : Trên 10 năm : 05 người ; Dưới 10 năm : 18 người
 + Trình độ văn hoá : 10/10: 01 người; 12/12 : 22 người
 - Trình độ chuyên môn:
 Năm học Đại học Cao đẳng Trung cấp
 2009- 2010 04 04 11
 2010 - 2011 06 04 13
 - Đánh giá xếp loại chuyên môn giáo viên đầu năm học 2010 – 2011 qua dự 
 giờ.
TT Họ và tên MTX Toán Văn Âm Tạo Chữ Thể XL 5
 - Nhìn chung đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác, yêu nghề mến 
 trẻ.Tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Luôn cố gắng 
 phấn đấu vươn lên. Tuy nhiên cũng còn những phần hạn chế đó là: Trình độ văn 
 hoá cũng như trình độ chuyên môn không đồng đều, dẫn đến việc thực hiện 
 nhiệm vụ năm học chưa được đồng bộ, kết quả chăm sóc giáo dục trẻ chưa cao .
 - Xuất phát từ thực tiễn trên bản thân tôi đã trăn trở để tìm ra những 
 phương pháp, biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà 
 trường.Với mong muốn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, từ đó nâng cao 
 chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đưa chất lượng nhà trường ngày một đi lên. 
 - Đánh giá phân loại các mặt đầu năm học 2010 - 2011 của giáo viên:
 XL phẩm chất, chính Chuyên môn
 trị đạo đức lối sống
 TT Họ và tên Hồ sơ Tiết dạy
 Tốt Khá ĐY Yếu Tốt Khá ĐY Yếu Tốt Khá ĐY Yếu
 C C C
 1 Hoàng Thị Xoa x x x
 2 Mạc Thị Hằng x x x
 3 Bùi Thị Yến x x x
 4 Nguyễn Thu Hường x x x
 5 Lê Thị Mi x x x
 6 Trịnh Thị Ngạn x x x
 7 Hoàng Hương Giang X x x
 8 Nguyễn Thị Duyên X x x
Hoàn9 Trần Thanh My X x x
 10 Lưu Thị Hạnh X x x
 11 Hoàng Thị Hòa X x x
 12 Nguyễn Thị Huyền X x x
 13 Hoàng Thị Nhàn X x x
 14 Trần Thị Nga X x x
 15 Nguyễn T. Diệu Huyền X X x
 16 Nguyễn T. Minh Thu X x x
 Tổng 16 02 10 04 08 07 0
 1
 1.2. Nhận xét về chất lượng đội ngũ giáo viên: 7
2. Các giải pháp bồi dưỡng chuyên môn
2.1. Xây dựng biện pháp :
 Xuất phát từ cơ sở lý luận, căn cứ vào tình hình thực tiễn. Xuất phát từ 
nhận thức về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tôi đã quyết 
định khảo nghiệm, tham khảo ý kiến của đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường 
cũng như đội ngũ cán bộ quản lý, các chuyên viên ngành học mầm non huyện 
Đông Triều để đưa ra những phương pháp, biện pháp bồi dưỡng hữu hiệu nhất 
cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Hồng Thái Tây.
2.2. Nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức bồi dưỡng :
 Cuộc sống thực của mỗi giáo viên trong nghề nghiệp là dòng liên tục các 
hoạt động. Chính trong các hoạt động, mỗi giáo viên sẽ hình thành và phát triển 
năng lực chuyên môn của mình, vì vậy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp 
vụ cho giáo viên chỉ có hiệu quả khi nào khơi dậy được động lực bên trong của 
mỗi con người. Trong công tác bồi dưỡng giáo viên phải coi trọng động lực cơ 
bản là sự tự giác phấn đấu trong nghề nghiệp của mỗi giáo viên. Mỗi giáo viên 
cần thấy rõ mục tiêu phấn đấu trong nghề nghiệp của mình. Nhưng phần định 
hướng lại là người quản lý nhà trường, cần tổ chức giáo dục quán triệt tiến tới sự 
nhận thức trong mỗi người. Chính vì thế mà người quản lý phải:
 a. Tổ chức giáo viên học tập nghiên cứu nhiệm vụ năm học , các văn bản, 
chỉ thị, qui chế chuyên môn :
 Trường mầm non là một tổ chức xã hội, tổ chức giáo dục, do đó có những 
nội qui, qui chế cụ thể. Mọi hoạt động của nhà trường cũng như những tác động 
quản lý đều phải dựa trên cơ sở luật pháp và những qui định của những văn bản 
đó. Chính vì vậy việc tổ chức cho giáo viên học tập nghiên cứu nhiệm vụ năm 
học, các văn bản, chỉ thị, qui chế chuyên môn là mọi việc làm cần thiết của 
người cán bộ quản lý nhà trường trong đầu năm học mới.
 *Mục đích :
 Nhằm giúp cho giáo viên nắm được các chủ trương đường lối chính sách 
của Đảng, pháp luật của nhà nước, của ngành và cụ thể là mục tiêu, yêu cầu, 
nhiệm vụ mà năm học phải thực hiện, trên cơ sở thực hiện những nhiệm vụ 
trọng tâm của ngành trong năm học cũng như những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm 
vụ của nhà trường.
 * Cách tiến hành :
 - Vào đầu năm học khoảng giữa tháng 8 tổ chức cho cán bộ giáo viên 
tham gia học lớp bồi dưỡng chính trị. Mời giảng viên của trung tâm chính trị 
huyện truyền đạt về tình hình chính trị, các quan điểm đường lối chính sách của 
Đảng, pháp luật của nhà nước cũng như của ngành. Mời lãnh đạo phòng giáo 
dục triển khai nhiệm vụ năm học cũng như các văn bản của các cấp .
 - Hàng tháng vào thứ năm tuần thứ nhất nhà trường tổ chức họp hội đồng 
nhà trường mười năm phút đầu tiên dành triển khai các văn bản, chỉ thị của các 
cấp, các nghành . 9
 - Không mạn đàm trao đổi khi giáo viên đang giảng dạy, không làm cho 
giáo viên mất bình tĩnh và trẻ sợ sệt.
 - Khi nhận xét đánh giá toàn diện tuỳ theo mức độ và tính chất của giáo 
viên mà góp ý bồi dưỡng cho phù hợp. Chủ yếu nhìn vào sự cố gắng và khả 
năng vươn lên của từng người. Có như vậy người giáo viên mới cảm thấy thích 
được kiểm tra đồng thời hạn chế được những tư tưởng không đúng có thể xảy ra. 
Việc đánh giá công bằng, vô tư, chính xác có tác dụng động viên giáo viên rất 
nhiều khi cố gắng của họ được đánh giá đúng mức, được trân trọng.
 (Kết quả thanh tra kiểm tra, dự giờ phải được lưu lại ở hồ sơ giáo viên đầy 
đủ để làm cơ sở cho việc đánh giá cuối năm ).
 c. Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên chuẩn bị tốt kế hoạch 
bài học (Soạn giáo án): 
 Kế hoạch bài giảng ( giáo án) là phần quan trọng không thể thiếu được 
của giáo viên đây là yêu cầu bắt buộc. Việc đầu tư tâm trí cho khâu thiết kế bài 
giảng có chất lượng là một trong những điều kiện cơ bản để thực hiện thành 
công bài giảng góp phần thực hiện mục tiêu bài giảng. Chính vì vậy nhà trường 
đã chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên chuẩn bị tốt kế hoạch bài giảng( 
giáo án). Kế hoạch bài giảng phải đảm bảo nội dung mục đích yêu cầu. Bài 
giảng phải thể hiện tính sáng tạo, sự đầu tư tâm trí của giáo viên. Chuẩn bị tốt đồ 
dùng dạy học.
 Để đảm bảo kế hoạch bài giảng ( giáo án) Hiệu trưởng cần:
 - Chủ động có những hình thức yêu cầu giáo viên bổ sung kiến thức, tìm 
tòi đổi mới phương pháp dạy học.
 - Cử giáo viên nòng cốt xây dựng giáo án mẫu, dạy trên lớp cho giáo viên 
dự giờ đúc rút kinh nghiệm để học tập.
 - Hiệu trưởng cùng tổ chuyên môn kiểm tra bài soạn của giáo viên, rút 
kinh nghiệm cải tiến khâu thiết kế bài giảng của giáo viên.
 d. Nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo 
viên:
 Đất nước ta đã và đang bước vào thời kỳ đổi mới và thực hiện xây dựng 
con người mới năng động, sáng tạo, có đức, có tài. Chính vì thế việc bồi dưỡng 
nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức cho mỗi giáo viên là việc làm 
hết sức cần thiết. Người cán bộ quản lý phải biết giúp giáo viên nắm bắt kịp 
thời, hiểu và nhận thức đúng các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, 
Nhà nước. Đồng thời giúp cho giáo viên nắm bắt được một cách vững vàng, cụ 
thể mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu ngành học mầm non nói riêng. Để 
có nhận thức đúng về vị trí, vai trò trách nhiệm của mình.
 Để thực hiện tốt công tác trên người cán bộ quản lý cần làm một số việc 
sau : 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc