Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mầu giáo 4-5 tuổi - Trường Mẫu giáo Thượng Yên Công
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mầu giáo 4-5 tuổi - Trường Mẫu giáo Thượng Yên Công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mầu giáo 4-5 tuổi - Trường Mẫu giáo Thượng Yên Công
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THỊ XÃ UÔNG BÍ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi Họ và tên: Lê Thị Tuyết Đơn vị: Trường mẫu giáo xã Thượng Yên Công Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm.. .Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Thông thường, khi nghe nhạc, ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu. Tay đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư, đó chính là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình. Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp, xuất phát từ cơ sở sinh lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng. Nhà tâm lý học B.N Chep-lô-va cho rằng: “Việc tri giác âm nhạc sảy ra cùng lúc hoàn toàn trực tiếp với phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thời gian”. Đối với trẻ Mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc. Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Hiện nay, chương trình âm nhạc đang được phổ biến rộng rãi trong các trường Mầm *Địa điểm: Tôi nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi khu Trung tâm Trường Mẫu giáo xã Thượng Yên Công - Uông Bí - Quảng Ninh. IV. ĐÓNG GÓP VỀ MẢNG THỰC TIỄN 1. Làm mẫu chuẩn vận động theo nhạc và có sáng tạo. 2. Tăng cường luyện tập vận động theo nhạc cho trẻ 3. Tạo môi trường âm nhạc. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. 4. Tận dụng môi trường ở mọi lúc, mọi nơi. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu lý luận - Các loại sách nói về hoạt động âm nhạc - Chương trình hoạt động Giáo dục âm nhạc lớp Mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi. 2. Quan sát khoa học: Quan sát trẻ vận động theo nhạc, quan sát trẻ thực hiên bài tập cô ra để xác định mức độ nhận thức và kỹ năng của trẻ. 3. Thực nghiệm khoa học: Áp dụng biên pháp nâng cao chất lượng sau đó đưa ra một số bài tập để kiểm tra kết quả hình thành kỹ năng của trẻ. * Nhóm thứ hai: Hướng vào những kỹ năng chuyên động trong quá trình vận động theo nhạc. Tất cả các động tác vận động theo nhạc như gõ nhịp, âm hình, tiết tấu, múa.. .đều thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận tiết tấu âm nhạc, nhưng mỗi loại vận động có chức năng riêng, do đó khác nhau về yêu cầu. Động tác vỗ tay, gõ nhịp, dậm chân có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp, phách trong tác phẩm và được tiến hành ngay khi làm quen với tác phẩm. Gõ nhịp, phách, âm hình tiết tấu yêu cầu phải chính xác, đúng với tác phẩm, không cần phải có tư thế, tạo dáng, đường nét. Múa là dạng vận động phát triên tính thẩm mỹ cho trẻ, hình thành tư thế, dáng điệu, động tác đẹp. Các bài múa được xây dưng trên cơ sở nội dung, tính chất, nhịp điệu âm nhạc, lời ca. tuy nhiên không phải bài hát nào cũng xây dựng thành điệu múa. Do đặc điêm tư duy trực quan hình tượng của trẻ mà múa có thê là những động tác minh hoạ lời ca, miêu tả sinh hoạt, mô tả thiên nhiên.. .Các chất liệu cơ bản của dân gian các dân tộc Việt Nam, múa hiện đại cũng được khai thác. Múa được sử dụng chủ yếu với độ tuổi Mẫu giáo. Cùng với sự phát triên của trẻ thì kỹ năng múa của trẻ ngày càng rõ ràng và đa dạng. 2 . Đặc điểm khả năng vận động theo nhạc của trẻ 4 - 5 tuổi: Vận động theo nhạc giáo dục nhịp điệu cho trẻ bằng sự vận động của cơ thể, phù hợp với tính năng động của trẻ. Trẻ 4 - 5 tuổi biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất của nhạc, thay đổi bước chuyển động theo điệu nhạc , từ tốc độ nhịp nhàng có thể chuyển sang tốc độ nhanh hơn hoặc thực hiện các bước nhảy: Bước nhảy thẳng, xoay tròn, biết xoay xung quanh bạn và - Lứa tuổi trẻ tương đối đồng đều. - Phụ huynh luôn mong muốn con em mình vui vẻ, yêu thích hoạt động âm nhạc. * Khó khăn: - Các cháu phần lớn con em làm nông nghiệp, kinh tế gia đình eo hẹp, ít có điều kiện cho con em mình tiếp xúc với âm nhạc nhiều. - Vào đầu năm học có khoảng 65% cháu mới đi học, trẻ thiếu hụt kiến thức âm nhạc và chưa có nề nếp, thói quen tốt. - Sĩ số lớp đông, phòng học nhỏ khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ. Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 1 Phạm Phương Anh * * 2 Vũ Vân Anh * * 3 Đào Bích Dịu * * 4 Bùi Văn Đạt * * 5 Phạm Văn Đức * * 6 Nguyễn Thu Trang * * 7 Phạm Phương Thảo * * 8 Leo Thị Chúc * * 9 Nguyễn thị Thuý * * 10 Bùi Thị Thanh Thảo * * 11 Hoàng Văn Tài * * 12 Vũ Đình Thanh * * 13 Vũ Đình Thi * * 14 Đinh Khắc Tuyên * * 15 Ngô Thị Huyền * * 16 Vũ Đức Hiếu * * 17 Lê Việt Hùng * * 18 Đoàn Quang Huy * * 19 Bùi thị Hậu * * 20 Đào Minh Khuê * * + Trẻ không thuộc động tác. + trẻ múa còn lẫn lộn đông tác. + Động tác của trẻ chưa chính xác. + Trẻ múa không khớp với nhạc có thể nhanh hơn nhạc, có thể múa chậm hơn nhạc. + Trẻ không tự thực hiện. * Nguyên nhân của thực trạng Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ đạt được của trẻ còn thấp đó là: - Do trẻ thiếu hụt kiến thức âm nhạc từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé. - Do trẻ mới đi học còn nhút nhát không giám thực hiện bài tập. - Trẻ chưa được ôn luyện vân động theo nhạc nhiều. - Hình thức tổ chức lớp chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú cho trẻ hoạt động. - Đồ dùng trực quan còn ít, chưa đẹp, chưa hấp dẫn. Trong hoạt động giáo dục âm nhạc, âm nhạc đóng vai trò chủ đạo, còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc. Trước thực trạng của lớp, tôi nghiên cứu, tìm ra Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mầu giáo 4 — 5 tuổi. - Dạy vỗ tay (hoặc gõ) tiết tấu chậm: Vỗ tay hoặc gõ 3 tiếng, mỗi tiếng bằng một nốt đen, rồi nghỉ bằng một tiếng(Vỗ tay hoặc gõ vào phách mạnh ở đầu ô nhịp) Ví dụ: Trong bài Hoa trường em có câu: Em ngắm chiếc lá, em ngắm cánh hoa. Vỗ vỗ vỗ nghỉ vỗ vỗ vỗ nghỉ Ví dụ: Dạy trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm bài Cháu thương chú bộ đôi - Vào bài cô đố trẻ: Ai nơi hải đảo biên cương Diệt thù giữ nước coi thường khó khăn. (Chú bộ đội) - Cô hỏi trẻ: + Câu đố kể về ai? + Các con đã được làm quen với những bài hát nào kể về chú bộ đội? + Ai sáng tác bài Cháu thương chú bộ đội? - Cô nói: Để bài hát khi biểu diễn thêm vui, nhịp nhàng cô cùng các con vỗ tay theo tiết tấu chậm kết hợp với lời ca nhé. - Cả lớp cùng hát lại bài hát - Cô làm mẫu. Cách vỗ tay như sau: Cháu thương chu bộ đội nơi rừng sâu biên giới. V v v nghỉ v v v Khi cô cho trẻ tập sử dụng một loại nhạc cụ nào đó để đệm cho bài hát, cô cần nói rõ cách gõ cho âm thanh phát ra như thế nào thì phù hợp. Ví dụ: Dạy trẻ cách sử dụng nhạc cụ là trống: Tay trái cầm trống, tay phải cầm dùi, khi gõ thì gõ vào giữa mặt trống, sau đó đưa ra gõ vào thành trống. Hoặc dạy trẻ sử dụng nhạc cụ là xắc xô thì tay phải cầm xắc xô (úp xắc xô vào trong lòng bàn tay) khi gõ thì gõ xắc xô vào lòng bàn tay trái sau đó đưa hai tay rộng ra nghỉ bằng một phách. * Trong tổ chức có nhiều người tham gia vận động, di chuyển đội hình, múa động tác cháu trai khác động tác cháu gái.. .Muốn thể hiện toàn vẹn trong sự kết hợp với âm thanh âm nhạc cùng một lúc là không thể được. Vì vậy để đảm bảo tính toàn vẹn của tri giác, tôi cần sử dụng biện pháp trình bày cùng với lời giải thích động tác của các cháu trai trước, động tác của các cháu gái sau. Có thể giải thích dưới hình thức dựng hình ảnh mô phỏng hoặc chỉ dẫn ngắn gọn, dễ hiểu. Ví dụ khi dạy trẻ vận động minh hoạ bài: Chú bộ đội có động tác hai tay vung tự nhiên chân dậm mạnh, cô có thể nói: “Hai tay các con vung tự nhiên, chân dậm mạnh như như chú bộ đội đang hành quân đấy các con ạ.” Trong chương trình một số bài múa đã có biên soạn động tác múa gợi ý, song cô có thể dạy trẻ phối hợp các động tác tay chân, thân hình và thể hiện qua nét mặt kết hợp với âm nhạc. Ví dụ: Trong sách Chăm sóc giáo dục Mầu giáo và hướng dẫn thực hiện (4 - 5 tuổi) không biên soạn động tác múa bài: Cháu yêu bà của tác giả Xuân Giao. Dựa vào đặc điểm của lớp tôi các cháu có khả năng múa được những động tác đơn giản, dựa vào nội dung của bài hát tôi đã sáng tạo ra động tác cho phần dạo nhạc đầu, động tác của 4 câu hát, phần nhạc kết. Do trẻ học thông qua bắt chước nên tôi phải làm mẫu nhiều lần. Trẻ bắt chước có thể không như giáo viên nhưng những gì nghe nhìn qua mẫu giúp trẻ khắc sâu ấn tượng, nhận biết một cách xúc cảm các động tác, bài múa. Như vậy bằng nhiều hình thức sinh động, cô sẽ hình thành tư duy trực quan, tạo được những yếu tố ban đầu cho mọi cảm nhận nghệ thuật. 2. Tăng cường luyện tập vận động theo nhạc cho trẻ. Cũng giống như học hát, trẻ phải bắt chước và luyện tập nhiều lần các động tác mới một cách chính xác và chi tiết. Tôi cần sử dụng một số biện pháp sau: * Làm mẫu lại các động tác có sự kết hợp của âm nhạc với mục đích khôi phục lại trong trí nhớ, tri giác thính giác và trình tự động tác. Khi luyện tập cô phải cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài hát ( Bản nhạc). Những động tác khó, cô có thể cho trẻ múa lại kết hợp với lời ca (tiết nhịp) trọn vẹn câu hát. * Chỉ dẫn trẻ thực hiện động tác cùng với âm nhạc. Chỉ dẫn chi tiết, chính xác, đặc điểm động tác cùng với âm nhạc, đồng thời khích thích trẻ hoạt động độc lập. * Sửa chữa dần những chi tiết không chính xác (Tách ra để tập riêng) Ví dụ: Trẻ múa sai câu “Lúc lên bờ vẫy cái cánh cho khô” Trong bài Một con vịt của tác giả Kim Duyên. Có rất nhiều cách sửa sai như là cô cho trẻ múa riêng động tác Hoặc có thể cô nói “Khi cô đưa tay về phía các con thì các con múa, khi cô chỉ vào cô thì cô múa” Trong khi
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx