Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lựa chọn và cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lựa chọn và cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lựa chọn và cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non
UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON YÊN THƯỜNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỰA CHỌN THỰC PHẨM VÀ CÁCH CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO TRẺ MẦM NON Lĩnh vực: Chăm sóc nuôi dưỡng Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Nông Thị Nhâm Đơn vị công tác: Trường mầm non Yên Thường Chức vụ: Nhân viên nuôi dưỡng NĂM HỌC: 2020 - 2021 Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm và cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non A. ĐẶT VẤN ĐỀ Em cũng là cô giáo Ngày hai buổi đến trường Dành tất cả tình thương Cho tuổi thơ của bé Nhìn bé ăn vui vẻ Ngon miệng và vệ sinh Dù nóng lạnh bên mình Ấm tình cô với bé Ngày qua ngày như thế Chăm bé khỏe bé ngoan Bục giảng hay bếp than Bé luôn chào cô giáo. Vâng bản thân tôi không phải là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, nhưng tôi thấy mình đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ thông qua việc chăm sóc trẻ trong từng bữa ăn đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh. Chúng ta đều biết rằng, ở lứa tuổi mầm non vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa là động lực thúc đẩy sự phát triển thẩm mĩ, trí tuệ ở trẻ. Khi trẻ ở lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ phát triển nhanh, mạnh. Trong khi sức đề kháng còn non yếu. Do vậy, nếu không được chăm sóc tốt thì trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh và suy dinh dưỡng. Mặt khác, trẻ thơ vốn nhạy cảm, đồng thời những ý thích của trẻ không được bền vững, trẻ dễ chán khi làm một việc kéo dài, hay ăn mãi một thứ thức ăn nào đó. Ở độ tuổi này, trẻ thích chú ý vào những món ăn lạ hay những món ăn có màu sắc hấp dẫn. Hiện nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khỏe mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực 2 /24 Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm và cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận Từ lúc sinh cho đến tuổi mẫu giáo, cân nặng của bé là một vấn đề mà các bậc làm cha mẹ luôn lưu tâm và có phần băn khoăn không biết bé yêu của mình đã đạt cân nặng chuẩn chưa. Ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, suy dinh dưỡng đang còn chiếm tỉ lệ cao. Tỉ lệ suy dinh dưỡng cao của trẻ em trước tuổi đến trường đe doạ sự phát triển đầy đủ nguồn nhân lực của đất nước tương lai. Suy dinh dưỡng hay béo phì đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trí tuệ. Vì vậy việc lựa chọn thực phẩm và chế biến bữa ăn cho trẻ em ở trường mầm non là một điều rất quan trọng. Trẻ được ăn đủ chất đảm bảo vệ sinh giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và nhận thức, ngôn ngữ và thẩm mĩ, tình cảm xã hội. Để phòng tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm, thì khâu chọn mua thực phẩm rất quan trọng, phải làm gì để chọn mua thực phẩm an toàn cho trẻ, nhà trẻ, mẫu giáo là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục Mầm non thì thì hậu quả thật khó lường. Chính vì vậy, lựa chọn thực phẩm an toàn cho trẻ là vấn đề nan giải của nhân viên cấp dưỡng ở trường bán trú Để đảm bảo tốt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trước hết phải nắm vững kiến thức thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm và hiểu được thế nào là thực phẩm sạch, các nguyên nhân gây ra ngộ độc thưc phẩm, vấn đề quan trọng là phải có nguồn thực phẩm sạch cho trẻ. Khi mua đảm bảo thực phẩm tươi sạch, không chứa các chất bảo quản, chất màu, hóa chất bảo vệ thực vật và không mang mầm bệnh lây qua đường tiêu hóa như thương hàn, tả, gây ngộ độc thức ăn do vi khuẩn. Với mắt bình thường thì làm sao biết được “ thực phẩm nào là sạch và an toàn ” làm gì để có nguồn thực phẩm an toàn, đó là vấn đề nan giải trong việc chọn mua thực phẩm cho trẻ. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của lãnh đạo, chính quyền các cấp, của Phòng giáo dục - Đào tạo huyện Gia Lâm cũng như được sự quan tâm đặc biệt của Ban giám hiệu nhà trường, mặc dù cơ sở vật chất của trường còn nhiều hạn chế nhưng bếp chúng tôi luôn được tạo điều kiện tốt nhất về trang thiết bị, đồ dùng phù hợp cho việc sơ chế, chế biến món ăn cho trẻ. - Nhà trường luôn tạo điều kiện cho tổ nuôi chúng tôi được đi tham quan, kiến tập, học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn trên địa bàn, được tham dự các 4 /24 Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm và cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non - Muốn cho các bậc phụ huynh tham gia một cách tích cực và công tác phòng chống suy dinh dưỡng. Trước hết, tuyên truyền cho phụ huynh thấy giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm và cân đối giữa các thực phẩm đó, cho họ biết được việc họ cho trẻ ăn bán trú tại trường là rất quan trọng, để từ đó phụ huynh hiểu rõ về việc ăn bán trú tại trường hơn và đăng kí cho con em mình ăn bán trú. 2. Thực hiện tốt nguyên tắc giao nhận thực phẩm hàng ngày - Khi giao nhận thực phẩm phải đủ các thành phần: + Người giao hàng + Đại diện ban giám hiệu + Kế toán + Người trực tiếp nấu ăn + Giáo viên (Phụ huynh, thanh tra nhân dân có thể kiểm tra đột xuất) (Hình ảnh 2) Sau khi nhập thực phẩm đủ cả về số lượng và chất lượng, các thành phần tham gia nhập đều phải ký ngay vào sổ giao nhận thực phẩm. 3. Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm Để có một bữa ăn ngon, món ngon thì việc lựa chọn thực phẩm tươi ngon có giá trị về mặt dinh dưỡng là một điểu hết sức quan trọng. - Chọn gạo ngon, gạo là thực phẩm dạng lương thực cung cấp chủ yếu chất tinh bột, tinh bột khi vào cơ thể, qua quá trình chuyển hóa sẽ cho chúng ta dạng đường đơn giản, đây là dạng năng lượng chủ yếu cho con người. + Gạo mới sẽ giữ nguyên hàm lượng dưỡng chất mà ở đây chủ yếu là tinh bột, không có các thành phần nấm mốc. Để biết được gạo có mới, tươi ngon hay không ta cần nhìn và sờ vào gạo. Gạo mới là gạo khô, không bị ẩm mốc, các hạt gạo đều nhau, hình tròn hay dài tuỳ giống lúa, trong, không đục, không xỉn, không có mạt cám, không có màu sắc biến đổi. Nếu cắn thử thấy hạt gạo giòn, không vỡ vụn hay bở bục. Ngửi mùi gạo có mùi thơm đặc trưng. Đó là gạo mới và ngon - Đối với các loại thịt: Thịt là thực phẩm cung cấp chất đạm và chất béo cho cơ thể. Chất đạm và chất béo có vai trò kiến tạo nên các bộ phận, một phần chúng còn tham gia vào cơ chế cung cấp và duy trì năng lượng. + Đối với thịt lợn, miếng thịt nhìn tươi ngon, nếu là thịt mới thì thịt còn ấm, miếng thịt dẻo thơm mùi đặc trưng, không hôi, không có mùi lạ, bề mặt miếng thịt không có lớp màng bao phủ, lấy ngón tay ấn sẽ thấy đàn hồi tốt và không chảy nước, nếu nhìn nghiêng dưới ánh sáng thì có thể thấy các màu ngũ sắc ánh lên khác nhau. Đó là thịt tươi và ngon. + Đối với thịt bò: cũng kiểm tra như thịt lợn nhưng với thịt bò khi ngửi có mùi thơm đặc trưng. 6 /24 Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm và cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non Ví dụ: Hóa chất bảo vệ thực phẩm gốc lân hữu cơ dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, khi nấu mở vung để chúng bay hơi loại trừ bớt hóa chất bảo vệ thực vật. Ngoài ra nhân viên cấp dưỡng khám sức khỏe định kỳ đều đặn hằng năm 4. Một số biện pháp chế biến các món ăn - Mục đích của việc nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ là: trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất. Chế biến món ăn ngon, đảm bảo cân đối không mất chất dinh dưỡng, hấp dẫn là nghệ thuật của mỗi cô nuôi. Để lôi cuốn trẻ ăn ngon miệng, khi chế biến các món ăn cho trẻ tôi thường phối hợp các loại rau, củ, quả có màu sắc đẹp tạo cho trẻ cảm giác hứng thú, thích ăn. Ngoài ra để tạo hương vị thơm, ngon đối với các món ăn tôi thường tẩm ướp thức ăn khoảng 10 -15 phút trước, phi hành, tỏi thơm sau đó mới đem xào nấu thêm các thực phẩm gia giảm..Như chúng ta cũng đã thấy quá trình phát triển của trẻ được phân chia ra thành nhiều thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Nên việc chế biến các món ăn cho trẻ cũng phải tuân thủ theo các thời kỳ và các giai đoạn khác nhau để phù hợp với từng độ tuổi đảm bảo cho quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể, ở đây việc chế biến các món ăn cho trẻ mẫu giáo đòi hỏi các cô nuôi phải hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của từng độ tuổi để có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ một cách phù hợp, giúp trẻ phát triển về thể chất tốt nhất. Đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêng, các cô nuôichúng tôi xây dựng thực đơn thường phối hợp các loại thực phẩm với nhau để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời kết hợp các thực phẩm còn gây hứng thú cho trẻ, trẻ nhìn thấy hấp dẫn đẹp, trẻ sẽ rất thích ăn. Với trách nhiệm là bếp trưởng tôi luôn nhắc nhở chị em trong tổ luôn phải coi trọng công tác chế biến món ăn cho trẻ sao cho phù hợp với trẻ. Khi chế biến các thực phẩm như rau, củ, quả chúng tôi phải thái như hình hạt lựu để trẻ dễ ăn. Khi chế biến chúng ta phải chú ý thực phẩm gần chín thì chúng ta mới được cho gia vị nếu cho sớm thì mất tác dụng của muối iốt, nếu thực phẩm mà đã chín quá cũng không tốt sẽ mất hết các Vitamin chứa trong rau, củ, quả, thức ăn chín quá cũng dễ có mùi lồng làm cho trẻ khó ăn dẫn đến trẻ ăn không ngon miệng và hết suất. Các thực phẩm rau, củ, quả, trước khi nấu chúng ta nên xào sẽ làm cho rau, củ, quả mềm ra giúp trẻ dễ ăn hơn. Với thực phẩm là thịt nhưng các cô nuôi chúng tôi có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau như: thịt sào ngũ sắc, thịt rang, thịt kho trứng cút, thịt đúc trứng 8 /24 Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm và cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non sử dụng phần trong. Thịt gà cho gia vị, nấm hương và nước ấm vào ướp cho ngấm và cuối cùng cho nước ấm ngập thịt đun sủi nhỏ lửa om cho tới khi thịt chin mềm. + Đối với cá: Cá tươi đã được làm sạch cho cả con vào hấp lên đến khi chín bắc ra gỡ lấy phần thịt rồi cho vào rang ruốc, rim mắm. Riêng đối với món cá rán sốt cà chua thì cá được làm sạch cho vào rán sau đó gỡ lấy thịt rồi mới đem sốt cùng cà chua.. Khi thực phẩm đã được chế biến chín bằng các phương pháp khác nhau, bước cuối cùng là chia khẩu phần ăn cho trẻ. Ở bước này, cần thực hiện chia chính xác tuyệt đối đến từng lớp. Với mức tiền ăn chỉ 23.000 đồng/trẻ/ngày ăn làm 2 bữa (1 bữa chính và 1 bữa phụ). Với kinh tế thị trường ngày nay, ta cần cân đối cho hài hòa. Muốn vậy, nhà bếp cần phối hợp với kế toán, Ban giám hiệu xây dựng thực đơn để trong một tuần các món ăn không lặp đi lặp lại nhiều lần (kể cả bữa chính và bữa phụ) để trẻ không những có đủ chất dinh dưỡng mà lại giúp trẻ ăn hết xuất, không bị chán trong các món ăn. Do vậy, tôi chế biến các món ăn cũng hết sức đơn giản nhưng tôi thấy trẻ ăn rất ngon miệng. Ngoài ra, sự phát triển cơ thể của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Trong khi đó một nửa số năng lượng trẻ được ăn là ở lớp. Do vậy, việc giúp trẻ ăn ngon miệng và hết xuất là rất quan trọng. Cô nuôi cần phối hợp chia xuất ăn cùng với giáo viên để trò chuyện, trao đổi với trẻ về các nhóm chất dinh dưỡng trong món ăn mà trẻ sắp ăn. Có thể thông qua các bài thơ, câu đố để dẫn dắt trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú hơn. + Đối với canh rau dền nấu tôm - Nguyên liệu cho 10 xuất ăn. Tôm tươi: 160g Mắm: 10g Gia vị 5g Rau dền đỏ: 500g Muối 5 g Dâu ăn: 30g - Cách chế biến: Tôm rửa sạch để ráo bóc vỏ, lấy đầu tôm giã lọc nước, thịt tôm ướt hành, gia vị xay nhỏ. Cho dầu vào chảo phi hành thơm cho tôm vào đảo đều cho chín. 10 /24
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lua_chon_va_cach_che.docx