Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trong trường Mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trong trường Mầm non
Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình.Và tạo ra một môi trường an toàn lành mạnh là vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây ra cho môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện qua những kiến thức, thái độ hành vi của trẻ với môi trường xung quanh. Vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các nước trên thế giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, hạn hán lũ lụt... xảy ra liên tục . Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: đất, nước, không khí, ánh sáng... tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên. Môi trường xã hội bao gồm mối quan hệ giữa người với người. Những vấn đề môi trường này nó cùng nhau tồn tại, xen lẫn tương tác lẫn nhau. Đặc biệt hơn, hiện nay với sự bùng nổ dân số cùng quá trình đô thị hóa nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra nhiều chất khí thải, đang xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, của mọi cảnh vật và tồn tại của sự sống trên trái đất. Giáo dục bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách mang tính kinh tế, tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Những nội dung về bảo vệ môi trường được lồng ghép, đan xen trong các chủ đề và xuyên xuốt trong cả chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ với 4 nội dung cơ bản là con người với môi 1 Bản thân tôi là một giáo viên trẻ mang trong mình đầy nhiệt huyết, năm nay tôi được phụ trách lớp 4-5 tuổi. Tôi đã nhận thấy rằng đối với trẻ 4-5 tuổi việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cũng rất cần thiết vì trẻ bắt đầu nhận thức được thế nào là đúng, thế nào là sai, điều gì cần làm và điều gì không được làmGiáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là giúp trẻ biết cách, biết cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Vậy làm thế nào để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra trong tôi. Làm sao để lồng ghép tích hợp bảo vệ môi trường cho trẻ, góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung, hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã mạnh dạn đưa ra : “Một số biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trong trường Mầm non”. 2. Tính mới và ưu điêm nôi bật của sáng kiến. - Cung cấp kiến thức, vốn hiểu biết về bảo vệ môi trường thông qua việc tạo môi trường trong, ngoài lớp. - Rèn luyện kiến thức, kĩ năng óc sáng tạo thông qua hoạt động có chủ định; - Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào các hoạt động trong trường. - Cung cấp củng cố kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi; - Đi sâu bồi dưỡng các đối tượng trẻ (đạt, chưa đạt); - Tổ chức hội thi bé làm việc tốt ở tại lớp; - Phối kết hợp với phụ huynh. 3. Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học: * Đóng góp về mặt khoa học: 3 Phần 2. NỘI DUNG Chương 1 : KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 1. Đặc điểm tình hình chung: Trường Mầm non Dũng Liệt nằm ở trên địa bàn xã Dũng Liệt với 2 khu trung tâm và 2 khu lẻ, trường có 33 nhóm - lớp, có khung cảnh sư phạm Xanh - Sạch - Đẹp. Nhà trường có đủ cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, tại các nhóm lớp nhà trường đã trang bị các tài liệu và đồ dùng để giáo viên có điều kiện hoàn thành tốt công việc được giao. Phong trào: "Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực" của trường Mầm non Dũng Liệt vẫn luôn được chú tâm. Trong đó việc giáo dục cho trẻ bảo vệ môi trường để giúp trẻ rèn luyện bản thân ngay từ nhỏ là một việc không thể thiếu trong mọi môi trường nhất là đối với trường mầm non Dũng Liệt. 2. Thuận lợi : - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất để cho giáo viên hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. - Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát, không khí trong lành. - Đa số trẻ đã có nề nếp, mạnh dạn tự tin, biết phối hợp cùng cô trong các hoạt động. - Các bậc phụ huynh luôn quan tâm tới các con và thường xuyên trao đổi thông tin với các cô giáo - Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, bản thân được tham gia học tập tại các buổi tập huấn về bảo vệ môi trường. 3. Khó khăn: 5 Kết quả Ghi STT Nội dung khảo sát Chưa Đạt % % chú đạt 1 Biết chăm sóc và bảo vệ cây 12 40% 18 60% 2 Biết giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp. Bỏ rác đúng nơi 9 30% 21 70% quy định 3 Phân biệt được những hành động đúng sai. Nhắc nhở mọi người 15 50% 15 50% không vứt rác bừa bãi 4 Biết giữ gìn và tiết kiệm nguồn 19 63 % 11 37% nước trong sinh hoạt Từ những khảo sát trên tôi luôn trăn trở và suy nghĩ xem mình phải làm gì và làm thế nào để nâng cao kết quả trong việc giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường, đồng thời tìm các biện pháp kết hợp với đồng nghiệp và với phụ huynh thực hiện những việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường để trẻ có thể học tập và noi gương theo. Để trẻ thực hiện tốt ý thức bảo vệ môi trường thì những việc làm của giáo viên sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các bé tại trường, bởi trẻ có đặc điểm rất hay bắt chước, bé hoàn toàn không nhận thức rõ ràng cái nào đúng cái nào sai, do đó chúng sẽ bắt chước những gì mà chúng thấy. 7 Hình 1: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động tạo hình * Trong giáo dục âm nhạc: - Cô dạy trẻ hiểu nội dung một số bài hát về môi trường, hát múa thể hiện nội dung của bài hát. Ví dụ: Bài hát “ Em yêu cây xanh” Em rất thích trồng nhiều cây xanh Cho con chim nhảy nhót trên cành Sân chơi sẽ có nhiều bóng mát Cho trường em muôn hoa đẹp xinh Cô giáo dạy em yêu cây xanh Cây có hoa quả chín trên cành Vui mừng vui em sẽ lớn nhanh Để mùa xuân mãi mãi của em. + Nội dung của bài hát nói về lợi ích của cây xanh đối với con người như cây xanh cho bóng mát,cho hoa, cho quả, cho môi trường trong lành mát mẽ. Bài hát còn thể hiện tình yêu của các bạn nhỏ đối với cây xanh qua việc chăm sóc và bảo vệ cây xanh. + Thông qua nội dung cô giáo dục trẻ cách chăm sóc bảo vệ cây xanh trong vườn trường, không hái hoa, bẻ cành, không giẫm lên cỏ * Tiết môi trường xung quanh: - Một số đồ dùng trong gia đình nên lồng ghép giáo dục: 9 Môi trường trên mỗi tuyến đường Và trên tất cả bốn phương quanh mình Con người sạch,đẹp càng xinh Môi trường sạch đẹp ắt mình sống lâu -Bài thơ: ’’Rong và cá” lồng ghép giáo dục: + Trẻ biết yêu quý giữ gìn nguồn nước sạch. + Không vứt rác xuống ao hồ sông suối để nguồn nước không bị ô nhiễm. + Bảo vệ các động vật sống dưới nước. Đặc biệt, hiện nay công nghệ thông tin đã và đang được sử dụng rộng rãi trong trường lớp mầm non. Trẻ mầm non với mong muốn được tìm tòi, khám phá, được trải nghiệm bằng tư duy trực quan hình ảnh. Nắm bắt được điểm mấu trốt này. Nên tôi đã mạnh dạn sử dụng máy vi tính cài đặt, chụp chiếu, thiết kế những cuốn phim, những đoạn video về tình hình ô nhiễm môi trường, về một số hiện tượng thiên nhiên: nắng, mưa, gió, - Một số hoạt động chăm sóc giáo dục bảo vệ môi trường - Một số loại cỏ cây, hoa lá, chim muông - Quá trình phát triển của cây và hạt - Tình hình ô nhiễm môi trường - Các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường - Một số nghề làm sạch môi trường. 11 Hình 5: Bé đóng vai người trồng và chăm sóc cây trong góc xây dựng c) Thông qua hoạt động chơi ngoài trời: Trẻ mầm non với tư duy trực quan hình ảnh mà trong thiên nhiên thì có vô vàn những ví dụ trực quan đa dạng và đầy màu sắc để người giáo viên có thể bồi đắp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. - Quan sát cây cảnh có trong sân trường và ích lợi của các loại cây. Chăm sóc cây xanh và trồng thêm một số cây trong vườn trường. Trò chuyện và quan sát sự trưởng thành của cây. Thực hành trồng cây và theo dõi sự phát triển của cây theo các điều kiện môi trường. - Xem tranh ảnh, đoạn băng tình huống về việc giữ gìn vệ sinh cảnh quan của trường, trò chuyện với trẻ về cách xử lý tình huống của trẻ: Nhặt rác trong sân trường, nhặt lá cây bỏ vào thùng rác. - Giới thiệu các khu vực trong trường, các khu vệ sinh, nơi bỏ rác, vứt rác. - Trò chuyện, hít thở không khí trong lành. - Quan sát qua băng hình hoặc tranh ảnh, và đàm thoại về môi trường sạch và môi trường bẩn khác nhau như thế nào, giúp trẻ phân biệt được môi trường sạch, môi trường bẩn. Ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu phát triển khả năng nhận biết mối quan hệ đơn giản giữa nguyên nhân và hậu quả trong môi trường. VD: Con thấy thế nào nếu lớp học của mình sẽ không có cửa sổ? Hoặc thùng rác đầy mà không đi đổ thì sẽ có mùi gì? Với những cuộc dạo chơi và quan sát ngoài trời với những cuộc trò chuyện như vậy đã giúp trẻ có những khái niệm cơ bản về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường. 13 Rừng xanh nuôi dấu muôn loài Phải chăm, phải giữ phải trồng bạn ơi? Cô cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch, cô giúp trẻ thể hiện nội dung các câu chuyện về bảo vệ môi trường, thể hiện các hành vi có lợi và hành vi có hại cho môi trường e.Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc tổ chức các trò chơi Trẻ ở lứa tuổi mầm non thường tò mò ham hiểu biết và sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào tổ chức các trò chơi là giúp cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm các mối quan hệ con người, vật nuôi, hoa lá cỏ cây, trong tự nhiên, xã hội. Từ đó trẻ có thể học được những thái độ, hành vi tích cực phù hợp góp phần vào việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Vì vậy chúng ta nên tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi, giúp trẻ có sự nhạy cảm với môi trường bằng cách dạy trẻ sử dụng tất cả các giác quan để tìm hiểu thu nhận thông tin từ môi trường, nhận ra sự khác biệt giữa các sự vật trong tự nhiên. Từ đó làm giàu thêm cảm xúc tinh tế giúp trẻ có thói quen quan sát môi trường tốt hơn khêu gợi ở trẻ tình yêu và dần dần trẻ có ý thức chăm sóc bảo vệ môi trường. Ví dụ 1 : Trò chơi “ Bé hãy nếm xem nhé” Ở trò chơi này tôi cho các bé nhắm mắt lại và nếm thử các vị mặn, ngọt, chua, cay của các loại hoa quả có trong lớp. Trẻ sẽ đoán xem đó là vị của loại hoa quả nào. Qua đó tôi sẽ chỉ cho trẻ thấy thiên nhiên đã ban tặng cho con người rất nhiều thực phẩm giầu chất dinh dưỡng cho cuộc sống. Và trẻ cần biết ơn và quý trọng 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_long_ghep_bao_ve_moi.doc