Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình tại trường Mầm non Trực Thắng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình tại trường Mầm non Trực Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kích thích trẻ 4-5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình tại trường Mầm non Trực Thắng
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH TRƯỜNG MẦM NON TRỰC THẮNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH TRẺ 4-5 TUỐI HỨNG THÚ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Lĩnh vực (mã)/cấp học: Giáo dục (03)/Mầm non Tác giả: Vũ Thị Nhài Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác:Trường mầm non Trực Thắng Nam Định, ngày 14 tháng 4 năm 2023 BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH TRẺ 4 -5 TUỔI HỨNG THÚ THAM HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRỰC THẮNG I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA BIỆN PHÁP “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai” là khẩu hiệu mà mỗi chúng ta ai cũng biết. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc Trẻ mầm non chính là những chủ nhân tương lai của đất nước vì vậy cần phải giúp trẻ phát triển toàn diện hơn nữa cả về đức, trí, thể, mỹ đặc biệt giúp trẻphát huy tính tích cực, chủ động hơn phát triển tư duy, trí tưởng tưởng sáng tạo phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ theo từng độ tuổi. Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn tạo hình là loại hình nghệ thuật phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Ở lứa tuổi này, tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật chiếm một vị trí quan trọng giúp hình thành nhân cách trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc đời giúp trẻ phát triển toàn diện 5 lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẫm mỹ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và là phương tiện để trẻ thể hiện mình. Thông qua nghệ thuật tạo hình trẻ được khám phá tiếp thu, mở rộng kiến thức về thế giới xung quanh và hệ thống hóa các chuẩn cảm giác về hình ảnh, màu sắc, kích thước, tỉ lệ, giúp trẻ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình, cảm nhận vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên trong cuộc sống, ngoài ra trẻ còn được thử sức mình trong việc thể hiện và cải tạo thế giới riêng của mình, sáng tạo riêng theo cách tư duy tưởng tượng của trẻ. Khi thực hiện hoạt động tạo hình vẽ, nặn, xé dán, thiết kế chắp ghép đòi hỏi trẻ phải luôn tìm hiểu, khám phá, phát hiện ra các loại vật liệu cũng như khả năng tạo hình, khả năng tạo ra sức truyền cảm của chúngđồng thời giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ và tính kiên trì tích cực trong công việc; thái độ làm việc nghiêm túc, lĩnh hội nhiều kinh nghiệm sáng tạo khoa học từ đó phát huy vốn thẩm mỹ, hình thành và phát triển khả năng hoạt động trí tuệ, khả năng tư duy trừu tượng ở trẻ như: óc quan sát, khả năng ghi nhớ, tư duy, trí tưởng tượng, sáng tạo. từ đó sẽ mở ra trước mắt trẻ sự phong phú, sống động của màu sắc, của âm thanh, sự biến đổi của chúng trong không gian. Đây là những yếu tố kích thích sự rung đông, xúc cảm thẩm mỹ. Quá trình tạo ra các sản phẩm tạo hình không chỉ tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ được tiếp xúc, tìm hiểu cái đẹp mà còn làm nảy sinh và nuôi dưỡng hứng thú nghệ thuật, niềm say mê sáng tạo nghệ thuật. Được sự chỉ đạo của BGH trường Mầm non Trực Thắng tổ chức thực hiện chuyên đề “Đổi mới tổ chức hoạt động tạo hình trong trường Mầm non” với mong muốn được “Chắp cánh ước mơ cho trí tưởng tượng của bé”, tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện ngoài những lợi ích mà hoạt động này mang lại như tăng cường, kích - Trẻ tham gia vào hoạt động còn chưa đồng đều về chất lượng, có nhiều trẻ thụ động chưa mạnh dạn tự tin, hạn chế trong ý tưởng và chưa nói nên được ý tưởng sản phẩm của mình. * Số liệu khảo sát trước khi thực hiện biện pháp Để đánh giá tính hiệu quả của đề tài cũng như tìm ra nhứng biện pháp, phương pháp giáo dục phù hợp với nhóm lớp, với từng cá nhân trẻ ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá về khả năng tạo hình của trẻ trong lớp. Qua những giờ học tôi thấy trẻ còn nhiều hạn chế ở các mặt sau: Xuất phát từ tình hình thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những tiêu chí sau: Nội dung khảo sát Tổng số số lượng và tỉ lệ số lượng và tỉ lệ trẻ khảo đạt chưa đạt sát Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ đạt % đạt % 1. Trẻ đoàn kết, phối hợp với nhau, tích cực tham gia trong 30 15 50 15 50 giờ hoạt động tạo hình 2. Kỹ năng tự tin làm việc 30 13 43,3 17 56,7 nhóm và hợp tác, chia sẻ 3. Trẻ có kiến thức, kỹ năng 30 18 60 12 40 tạo hình 4. Khả năng ghi nhớ, tưởng tượng, sáng tạo của trẻ trong 30 14 46,7 16 53,3 hoạt động 6. Nhận xét sản phẩm và nói 30 15 50 15 50 đươc̣ muc̣ đić h ý nghiã , tác dung của sản phẩm 7. Đặt tên cho sản phẩm, tích cưc̣ tham gia hoaṭ đông trải 30 14 46,7 16 53,3 nghiêṃ vớ i sản phẩm của mình làm ra. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, Tôi đã nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp sau: 2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến Môi trường ngoài lớp học: là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục toàn diện trẻ. Xây dựng môi trường ngoài lớp học là phải an toàn cả về thể chất và tâm lý. Tận dụng mọi không gian, khoảng chống để trẻ được chơi, thực hành và trải nghiệm ở mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ: Với giờ "Hoạt động ngoài trời" tôi cho trẻ chơi với phấn, giấy hay cho trẻ nhặt các lá cây, hột hạt, sỏi đá màu để xếp, vẽ tạo ra sản phẩm các loại cây, hoa, quả... ngôi nhà, các con vật làm con trâu, con bọ ngựa...thoả sức cho trẻ sáng tạo theo ý thích của trẻ Tôi cũng tạo cho trẻ một môi trường mở để trẻ tự lựa chọn hình thức hoạt động khi chơi, cho trẻ thấy được những giá trị của vật liệu mà trẻ đóng góp. Trong những giờ hoạt động vui chơi tôi cũng tạo điều kiện cho trẻ được tham gia thường xuyên, khích lệ trẻ chưa có kỹ năng vào chơi cùng những trẻ khá để trẻ cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. * Biện pháp 3 : Sử dụng các nguyên vật liệu Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được. Cho nên, để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng. Nguyên vật liệu là loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự kiếm như: Lá cây, phế liệu, vỏ hộp, bìa cattong, bông , vải vụn, len, cúc áoHay những đồ dùng, dụng cụ được sản xuất như: Giấy màu, giấy báo, kéo, hồ án, băng dínhChính sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình đã tạo cho trẻ cơ hội được lựa chọn, khuyến khích khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Từ đó trẻ thể hiện sản phẩm của mình qua các kỹ năng: Vẽ, tô màu, cắt, xé dán, nặn Đặc biệt khi lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, tôi luôn chú ý đến đặc điểm của chúng đảm bảo: Sự an toàn, không độc hại, không có cạnh sắc nhọnNguyên vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm dễ bảo quản lại sẵn có như: Vỏ hộp, bìa cát tông, hạt các loại quả, lõi giấy vệ sinh, lắp chai nhựa len, vải vụn (Ảnh trẻ cùng cô khám phá chiếc hộp bí ẩn) + Tôi luônsử dụng các thủ thuật vào bài khác nhau phù hợp với từng tiết dạy để gây hứng thú và thu hút sự chú ý cho trẻ vào giờ học sao cho nhẹ nhàng thoải mái, không gò bó áp đặt,mọi phương pháp đưa ra phải phù hợp với khả năng với nhận thức của trẻ,phải có tác dụng phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ.Trẻ được học thông qua chơi, thăm quan trải nghiệm và thực hành để trẻ quan sát sử dụng trí tưởng tượng hoàn thành bức tranh của mình. Ví dụ 1: Trang trí bưu thiếp Tết Tôi trang trí lớp học theo không gian của ngày Tết, có cây quất, có mâm ngũ quả trẻ rất bất ngờ khi lạc vào không gian mới lạ, tôi tạo niềm vui và sự hào hứng cho trẻ bằng cách cho trẻ hát bài “Tết tết tết đến rồi’, cho trẻ quan sát các bưu thiếp có sẵn để nhận xét về các biểu tượng, nội dung, màu sắc, bố cục của bưu thiếp. Sau đó hỏi trẻ có ý tưởng trang trí bưu thiếp như thế nào và tặng bưu thiếp đó cho ai ? Tôi cho trẻ gấp thuyền, ca nô, tàu thuỷ... từ chiều hôm trước, và chuẩn bị 3 bến cảng. Một bến vẽ thuyền, 1 bến vẽ ca nô, 1 bến vẽ tàu thuỷ. Vào giờ học tôi cho trẻ đi lấy đồ dùng trẻ gấp được và hỏi: “Hôm trước các con đã gấp được những cái gì? Thuyền buồm, tàu thuỷ... là những phương tiện gì? Nó hoạt động ở đâu? Vậy con thích chơi với đồ chơi các con đã tạo được không? Cô đã thiết kế được các bến cảng cho tàu thuỷ, thuyền buồm, ca nô và chúng mình cùng cho các phương tiện đó về đúng bến của mình nhé. Sau khi chơi xong tôi cho trẻ ngồi xung quanh mình và hỏi: “Các con thường nhìn thấy thuyền, ca nô, tàu thuỷ hoạt động ở đâu? Vậy những ai đã được đi biển rồi? Các con thấy biển như thế nào? ” Trẻ kể theo hiểu biết của trẻ. Và cho trẻ xem các bức tranh vẽ về biển được cô xắp xếp nội dung bố cục vào thời gian khác nhau. Để trẻ tự nhận xét các bức tranh vẽ về biển theo ý hiểu của mình. Bằng ngôn ngữ miêu tả, tôi hướng trẻ nhận xét về vẻ đẹp của các bức tranh qua nội dung, mầu sắc, bố cục xắp xếp: về cảnh biển lúc bình minh, buổi trưa và cảnh biển khi hoàng hôn buông xuống Có thể nói hiệu quả ngôn ngữ miêu tả rất cao giúp trẻ tái tạo, hình dung một cách sinh động. Khi trẻ đã có kiến thức về biển, tôi sẽ hỏi trẻ thích vẽ biển vào thời điểm nào, có những gì ở biển, rồi gợi ý cho trẻ cách vẽ bãi cát, sắc xanh của mây trời, của làn nước, hình dạng của thuyền buồm, dãy núi, cánh chim hải âu bay lượn. Kết quả không những trẻ khá vẽ được mà những trẻ yếu cũng tạo ra sản phẩm có nội dung và mầu sắc bức tranh thật sinh động. Ngay cả trong những hoạt động học tôi cũng tìm tòi mở rộng thêm nội dung, hình thức để thu hút trẻ.Tôi cho trẻ lựa chọn vật liệu hình ảnh để trang trí đồ dùng: mũ, đồng hồ, con trâu ... bằng các nguyên liệu thiên nhiên và hơn cả là tự tay trẻ có thể tạo ra được những sản phẩm hoàn chỉnh để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chính hoạt động hàng ngày của trẻ. Ngoài việc tạo hứng thú cho trẻ ở tiết học, tôi còn tạo hứng thú cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong giờ đón trả trẻ. Ngoài vẽ, nặn , tôi còn cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi ở hoạt động góc. Trẻ tự làm búp bê, sau đó vẽ trang trí mặt nạ, làm váy áo để “trình diễn thời trang’’ ... Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc, ở góc tạo hình, tôi giao trách nhiệm cho trẻ chuẩn bị các đồ dùng cho góc xây dựng (nặn cây hoa, nặn cây xanh, nặn các con vật để các bác xây dựng trồng trong khu công viên, đưa các con vật về nuôi trong trang trại...) hay nặn, các loại rau, quả, các con vật, xé giấy thành dải làm bánh đa, bún, để làm thực phẩm... Bởi lẽ tạo hình là môn học dễ dàng lồng ghép thích hợp với tất cả các bộ mônkhác như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, làm quen với toán, làm quen văn học, khám phá khoa học,để giúp cho các bộ môn khác trở nên sinh động, lôi cuốn trẻ một cách nhẹ nhàng hơn. Biện pháp 6: Tổ chức cho trẻ thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời. Với trẻ mầm non thì việc biểu dương và khen thưởng kịp thời có hiệu quả rất cao trong việc khích lệ tinh thần của trẻ. Ngay từ đầu năm học góc tuyên truyền của lớp tôi đã có hình thức vừa tuyên truyền tới phụ huynh vừa khuyến khích trẻ. Hàng tuần tôi cho trẻ luyện tập thi đua nhận xét tìm ra những sản phẩm đẹp, việc sắp xếp sản phẩm tôi cũng có hình thức khuyến khích rõ ràng, những bài đẹp được các bạn lựa chọn sẽ được treo lên cao, cho vào khung tranh, còn lại những bài khác được treo giá phía dưới để trẻ có ý thức cố gắng. Sau khi kết hợp với đồng nghiệp tìm tòi suy nghĩ và thực hiện những biện pháp của mình tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ ràng. Và đây là bảng tổng hợp kết quả của lớp tôi sau khi áp dụng biện pháp. Bảng tổng hợp kết quả Nội dung khảo sát Tổng số số lượng và tỉ lệ số lượng và tỉ lệ trẻ khảo đạt chưa đạt sát Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ đạt % đạt % 1. Trẻ đoàn kết, phối hợp với nhau, tích cực tham gia trong 30 28 93,3 2 6,7 giờ hoạt động tạo hình 2. Kỹ năng tự tin làm việc 30 nhóm và hợp tác, chia sẻ 28 93,3 2 6,7 3. Trẻ có kiến thức, kỹ năng 30 tạo hình 28 93,3 2 6,7 4. Khả năng ghi nhớ, tưởng tượng, sáng tạo của trẻ trong 30 25 83,3 5 16,7 hoạt động 6. Nhận xét sản phẩm và nói đươc̣ muc̣ đić h ý nghiã , 30 28 93,3 2 6,7 tác dung của sản phẩm 7. Đặt tên cho sản phẩm Tić h cưc̣ tham gia hoaṭ đông trải 30 28 93,3 2 6,7 nghiêṃ vớ i sản phẩm của mình làm ra 1. Đối với trẻ - Trẻ rất thích đi học, vui vẻ hồn nhiên khi tới lớp, yêu mến lớp học của mình, có ý thức giữ gìn môi trường lớp học. - Trẻ luôn có hứng thú khi tham gia các hoạt động tạo hình, có một số kỹ năng hoạt động tạo hình. - Trẻ luôn mong muốn được tham gia các hoạt động trang trí lớp học, tích cực tham gia tìm hiểu, xây dựng môi trường lớp học theo chủ đề. - Trẻ có ý thức ghi nhớ lời cô dặn, luôn tự hào với bố mẹ để giới thiệu các sản phẩm của mình ở lớp.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_kich_thich_tre_4_5_tu.docx