Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non ra lớp ở trường Mầm non Tân Lập

pdf 19 trang skkn 15/08/2024 1010
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non ra lớp ở trường Mầm non Tân Lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non ra lớp ở trường Mầm non Tân Lập

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non ra lớp ở trường Mầm non Tân Lập
 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KON RẪY 
 TRƯỜNG MẦM NON TÂN LẬP 
 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 
 Mét sè biÖn ph¸p huy ®éng trÎ d©n téc 
thiÓu sè trong ®é tuæi mÇm non ra líp ë 
 tr­êng mÇm non t©n lËp 
 Tên tác giả: Trần Thị Thu Ba 
 Trình độ chuyên môn: ĐHSP Mầm Non 
 Chức vụ: Hiệu trưởng. 
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Tân Lập 
 Tân lập, tháng 12/2015 
 1 
sự phát triển của bộ não con người, thời kỳ trẻ chập chững biết đi đồng thời là thời 
kỳ thám hiểm, đứa trẻ như "một nhà thực nghiệm", " một nhà hoạt động thực tiễn", 
thế giới đồ vật đã trở thành đối tượng nhận thức của trẻ, nảy sinh nhu cầu giao tiếp 
bằng ngôn ngữ, thời kỳ phát cảm ngôn ngữ, xuất hiện "Cái tôi" đó là dấu hiệu khởi 
đầu của sự hình thành nhân cách, các yếu tố di truyền cung cấp các chất liệu " thô" 
còn môi trường giáo dục sẽ tiếp tục đúc nặn tâm hồn và ý chí của đứa trẻ. 
 Lứa tuổi mẫu giáo 3 - 6 tuổi: Vui chơi trở thành hoạt động chủ đạo đối với 
sự phát triển của trẻ, nhu cầu giao tiếp của trẻ đối với con người, đối với trẻ cùng 
lứa, đối với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội trở nên mạnh mẽ, trẻ có 
nguyện vọng mong muốn được tự lực, nhiều đứa trẻ đã bộc lộ " cái tôi" một cách 
mạnh mẽ. Bên cạnh kiểu tư duy trực quan hành động ở tuổi nhà trẻ đã xuất hiện 
kiểu tư duy trực quan hình tượng, sơ đồ, đó là tiền đề phát triển tư duy logic cần 
thiết ở tuổi học đường sau này. 
 Và như vậy, nếu đứa trẻ chỉ sống trong gia đình thì phạm vi tiếp xúc với môi 
trường xung quanh, với con người rất hạn hẹp không đáp ứng được nhu cầu phát 
triển của trẻ mà chỉ có đưa trẻ đến trường Mầm non, nơi có môi trường giáo dục 
theo hệ thống, mọi tác động giáo dục đều đúng lúc, phù hợp với độ tuổi thì mới 
giúp trẻ phát triển một cách toàn diện được. Đó chính là sự cần thiết phải cho trẻ 
trong độ tuổi Mầm non đến trường. 
 * Các cơ sở chính trị và pháp lý: 
 Ngay từ Luật Giáo dục năm 1998, chúng ta thấy Đảng và Nhà nước ta đã 
thực sự coi trọng Giáo dục Mầm non, coi Giáo dục Mầm non là nền móng then 
chốt chất lượng cho các bậc học tiếp theo. Do vậy, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần 
thứ IX đã đề ra mục tiêu, chiến lược phát triển Giáo dục Mầm non giai đoạn 2001 - 
2020, mục tiêu được đặt ra đến năm 2020 là "Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển 
bậc học Mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi..." Đồng thời mục tiêu cụ thể là 
phải đảm bảo cho hầu hết trẻ 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn chuẩn bị 
vào lớp 1. 
 Quyết định 161/2002/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về một số chính 
sách phát triển giáo dục mầm non cũng nêu rõ " Ưu tiên phát triển giáo dục mầm 
non ở những nơi có điều kiện khó khăn, các vùng núi cao, vùng đồng bào dân 
tộc... giảm sự chênh lệch về chất lượng giữa vùng khó khăn và các địa bàn thuận 
lợi khác...". 
 Từ năm học 2004 - 2005 Vụ Giáo dục Mầm non đã chỉ đạo các tỉnh miền 
núi thực hiện chương trình tăng cường tiếng Việt cho trẻ Mầm non dân tộc thiểu 
số: "... Đối với trẻ người dân tộc thiểu số thì học tiếng Việt không phải là học tiếng 
mẹ đẻ, mà là học ngôn ngữ thứ hai. Ngôn ngữ thứ hai là tiếng Việt - ngôn ngữ 
quốc gia, ngôn ngữ thứ hai phải được dạy cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non để tạo 
sự giao tiếp ban đầu, giúp trẻ có vốn kiến thức vững vàng khi bước vào trường 
Tiểu học..." 
 3 
 - Điều kiện kinh tế và dân trí của đồng bào dân tộc còn nhiều hạn chế, vẫn 
còn quá nhiều tập quán hủ tục, lạc hậu. Đa số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan 
trọng của việc cho trẻ trong độ tuổi đến trường Mầm non. 
 - Địa bàn xã quá rộng, dân cư thưa thớt, đường xá đi lại khó khăn, đa số 
người dân dựa vào cây mì, cây lúa làm nguồn thu nhập chính, rất nhiều gia đình đã 
sinh sống trong nhà đầm dẫn đến việc đi học của các cháu rất khó khăn và ảnh 
hưởng rất lớn đến các công tác huy động trẻ ra lớp của nhà trường. 
 - Trường có 6 điểm lẻ, những năm đầu cơ sở vật chất tại điểm chính của nhà 
trường còn quá thiếu thốn, điều kiện chăm sóc - giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó 
khăn dẫn đến chất lượng chưa cao. 
 * Thuận lợi: 
 Đảng uỷ và chính quyền địa phương có các văn bản chỉ đạo các ban ngành 
cùng phối hợp trong công tác vận động học sinh ra lớp, thành lập ban vận động 
học sinh ra lớp trên địa bàn xã 
 - Đội ngũ giáo viên chuẩn về trình độ chuyên môn vững vàng , nhiệt tình , 
yêu nghề mến trẻ. Đoàn kết có phẩm chất đạo đức tốt ,có nếp sống văn hoá lành 
mạnh. 
 - Hội cha mẹ phụ huynh nhiệt tình ủng hộ cùng cộng đồng trách nhiệm trong 
các hoạt động của nhà trường. 
 * Khó khăn: 
 Trong quá trình vận động học sinh ra lớp bước đầu còn nhiều hạn chế trong 
công tác thực hiện. 
 Về cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi còn thiếu nhiều 
 Một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc đưa con đi 
học nên chưa có sự phối hợp với nhà trường để thực hiện đạt hiệu quả cao. 
 * Từ kết quả điều tra và phân tích, tìm hiểu kỹ nguyên nhân như trên 
cũng như thấy rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc cần thiết phải 
huy động trẻ ra lớp, tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm ra các biện pháp và đưa vào 
áp dụng như sau: 
 - Làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh và cộng đồng để huy động trẻ 
Mầm non ra lớp. 
 - Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ. 
 - Làm tốt công tác phối hợp, kết hợp. 
 - Tạo hứng thú cho trẻ đến trường. 
 - Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo viên và nhân viên trong nhà 
trường. 
 5 
 + Tuyên truyền trong hội thi " Bé đọc, kể diễn cảm"; có cả đối tượng là phụ 
huynh tham gia nên đã góp phần rất lớn cho công tác tuyên truyền của nhà trường. 
 Dựa vào tình hình thực tế, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương xã Tân 
Lập để xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp nên tỷ lệ huy động trẻ ra lớp của 
nhà trường trong những năm gần đây có triến triển rõ rệt, năm sau đều cao hơn 
năm trước. 
 3.2. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ: 
 Chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ là cơ sở quan trọng để làm 
tốt công tác huy động trẻ ra lớp cho nên tôi luôn chú trọng chỉ đạo thực hiện tốt 
công tác nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ. 
 * Chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc: Do điều kiện trường có nhiều điểm lẻ 
cách xa khu trung tâm và điều kiện kinh tế của phụ huynh quá nghèo nên việc tổ 
chức bán trú cho trẻ tại điểm trường còn gặp nhiều khó khăn, nên tôi đã chỉ đạo 
giáo viên vận động phụ huynh đem cà mèn cơm đến lớp, thường xuyên nhắc nhở 
phụ huynh lựa chọn thực đơn phù hợp, thay đổi, chế biến các món ăn hợp khẩu vị 
để trẻ ăn hết xuất. 
 Tuyên truyền, vận động phụ huynh tăng khẩu phần trứng, sữa cho trẻ 
trong tuần, để trẻ có bữa ăn đủ lượng, đủ chất và cân đối về dinh dưỡng. chỉ đạo 
giáo viên chú ý tới trẻ suy dinh dưỡng để kịp thời thông báo cho phụ huynh. 
 Cân đo, theo dõi biểu đồ tăng trưởng và phối hợp với trạm y tế khám sức 
khoẻ định kỳ cho 100% trẻ của trường để kịp thời có những biện pháp giảm tỷ lệ 
trẻ suy dinh dưỡng như: 
Chỉ đạo giáo viên tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức dinh dưỡng hợp lý 
và VSATTP cho phụ huynh. 
 * Chất lượng giáo dục: Tăng cường chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp thực 
hiện chương trình đúng theo sự chỉ đạo của nhà trường, đặc biệt chú trọng việc đổi 
mới hình thức tổ chức dạy học lấy trẻ làm trung tâm và phát huy hết tính tích cực 
của trẻ, tạo môi trường phong phú, an toàn cho trẻ hoạt động. 
 Chú trọng vào công tác tăng cường tiếng Việt, giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp 
bằng tiếng Việt rõ ràng, lưu loát, mạch lạc, tạo cho trẻ có đầy đủ vốn tiếng Việt để 
bước vào học lớp lớp 1 tiếp thu kiến thức dễ dàng, thuận lợi hơn. 
 Chỉ đạo giáo viên tích cực làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, phù hợp chủ đề, 
chủ điểm để bổ sung cho các góc chơi của trẻ. Khuyến khích giáo viên chủ động, 
sáng tạo, linh hoạt trong việc thiết kế các hình thức tổ chức dạy học sinh động, hấp 
dẫn, thu hút trẻ. Tích cực chú ý rèn luyện cho các cháu mạnh dạn, tự tin, thích hoạt 
động tập thể, thích giao lưu với bạn bè, từ đó các cháu thích được đi học hơn, tỷ lệ 
chuyên cần và tỷ lệ bé ngoan tăng cao. Vì vậy, nhiều phụ huynh đã đến trường để 
xin cho con đi học. 
 7 
 3.5: Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo viên và nhân viên trong nhà 
trường. 
 Với mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và GVMN và chất lượng 
chăm sóc, giáo dục trẻ nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng chuyên đề cho đội ngũ cán 
bộ quản lý và giáo viên về các nội dung thực hiện chương trình GDMN. Công tác 
chăm sóc, giáo dục trẻ, quản lý, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học, đồ chơi 
 Hoàn thiện bộ máy lãnh đạo và các tổ chức trong nhà trường ngay từ đầu năm 
học đặc biệt là tổ chuyên môn. 
 Quản lý và sử dụng tốt về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị hiện 
có. Tham mưu với các cấp lãnh đạo bổ sung đầy đủ cơ sở vật chất nhà trường. 
 Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng nhiều hình 
thức và nội dung phù hợp. 
 Tạo điều kiện cho CBGV tham gia các lớp học nâng chuẩn có chất lượng như: 
Các lớp cao đẳng, đại học, các lớp bồi dưỡng chuyên môn do sở GD&ĐT và 
phòng GD&ĐT mở 
 Toàn thể CBQL, GV và nhân viên trong nhà trường thực hiện tốt các cuộc vận 
động các phong trào thi đua. Có phẩm chất đạo đức lối sống tốt. Chấp hành tốt 
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, không có GV vi phạm pháp luật, 
không có giáo viên yếu kém. Gia đình đạt gia đình văn hóa. 
 Thực hiện nghiêm túc điều lệ trường Mầm Non, Quy định chuẩn nghề nghiệp 
giáo viên Mầm non. Các nội quy, quy chế của ngành, của trường. 
 Tham gia tốt các phong trào của ngành, của trường và của địa phương. Tham 
gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chính trị và chuyên môn đặc biệt là về chương trình 
giáo dục Mầm non mới. 
 Nhà trường tạo điều kiện, động viên khuyến khích CBGV tham gia học các lớp 
bồi dưỡng về tin học, sử dụng máy vi tính và khai thác thông tin trên mạng intenet 
vận dụng vào công tác giảng dạy, công tác chuyên môn. 
 Ổn định đội ngũ giáo viên trong nhà trường.Thực hiện đầy đủ lương ,các khoản 
phụ cấp và các chính sách cho CB giáo viên, nhân viên theo chế độ hiện hành. 
 Tổ chức và duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy 
định của nhà nước, phát động các phong trào thi đua đạt hiệu quả cao 100% cán bộ 
giáo viên, nhân viên nhà trường đã hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua, có 
sơ kết, tổng kết, động viên khen thưởng kịp thời cán bộ giáo viên, nhân viên đạt 
thành tích cao trong hoạt động chuyên môn và các phong trào thi đua trong nhà 
trường. 
 3.6. Làm tốt công tác xã hội hoá để tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm trang 
thiết bị: 
 9 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huy_dong_tre_dan_toc.pdf