Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ - Trường Mầm non Tuổi Hoa

doc 12 trang skkn 20/06/2024 1220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ - Trường Mầm non Tuổi Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ - Trường Mầm non Tuổi Hoa

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ - Trường Mầm non Tuổi Hoa
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
 "Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan".
 Đúng như vậy hình ảnh “ Như búp trên cành ” đó chính là mầm non của 
quê hương, đất nước phải được nuôi dưỡng và trẻ em ở tuổi mầm non thật đáng 
yêu, tâm hồn trẻ hồn nhiên ngây thơ như trang giấy trắng. Trẻ học mà chơi, 
chơi mà học mang lại cho trẻ những điều kì lạ giống như lạc vào thế giới thần 
tiên. Mục tiêu giáo dục của mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình 
cảm, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Nhưng chúng ta 
có thể dễ dàng nhìn thấy một thực tế là nhiều trẻ đã 4-5 tuổi mà vẫn chưa tự làm 
được những việc tự phục vụ cho bản thân mình như: Tự xúc cơm, cất dép, kéo 
khóa áo, tự đi vệ sinh, cất đồ dùng cá nhân. Đó là kết quả của việc cha mẹ thể 
hiện tình cảm của mình với con bằng cách đã thay trẻ tự làm mọi việc, mà không 
biết rằng biện pháp đó của mình đã vô tình tước đi cơ hội để trẻ tự lập. Những 
đứa trẻ được bao bọc quá kỹ sẽ luôn ỉ lại, dựa dẫm, nhút nhát, khả năng giao tiếp 
kém và không biết cách xử lí những vấn đề chẳng may xảy ra khi không có 
người lớn bên cạnh.
 Là một giáo viên mầm non tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc 
dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ ngay từ lứa tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo. 
Chính vì thế tôi đã lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp hình thành tính tự lập 
cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ”.
2.Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực tiễn tính tự lập ở trẻ 4-5 tuổi tại lớp B1 từ đó chọn 
lọc các niện pháp và hình thức tổ chức giáo dục trong nhà trường và gia đình để 
tác động hình thành tính tự lập cho trẻ
3.Đối tượng nghiên cứu:
-Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường Mầm non Tuổi Hoa
4.Phương pháp nghiên cứu:
- Phườn pháp quan sát khảo sát.Phương pháp, quan sát, khảo sát,trò chuyện. 
Phương pháp liệt kê, phương pháp xử lý tình huống.
5.Phạm vi nghiên cứu:
- Việc hình thành cho trẻ tính tự lập, thì không chỉ riêng đối với trẻ mẫu giáo 4-5 
tuổi mà cần rèn luyện cho trẻ càng sớm càng tốt, ngay từ khi nhà trẻ dã phải 
hình thành,rèn luyện và phát triển cho trẻ. Nhưng bản thân tôi chỉ xin gói gọn 
phạm vi nghiên cứu ở một độ tuổi vì mỗi độ tuổi có cách giáo dục khác nhau 
nên tôi chọ độ tuổi mà mình đang dạy 4-5 tuổi .
 1/10 Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất 
băn khoăn lo lắng bởi một số khó khắn và thuận lợi sau:
2.2. Thuận lợi:
 - BGH nhà trường có kế hoạch thưc hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ và chỉ đạo đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, các nhóm lớp.
 - Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm và tạo mọi điều kiện 
thuận lợi cho cô và trò. 
 - Lớp có đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu theo thông tư số 01 
của bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện chương trình Giáo dục mầm non
 - Lớp có 2 giáo viên có trình độ trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, 
có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
 - Lớp có 36 học sinh, trẻ trong lớp có cùng độ tuổi và đều học qua lớp 
mẫu giáo nhỡ.
 - Đa số phụ huynh học sinh có nhận thức đúng đắn về việc giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ ở bậc học mầm non.
2.3. Khó khăn :
 - Một số phụ huynh quá nuông chiều con thường làm giúp con những 
công việc dù nhỏ nhất.
 - Trẻ do được bố mẹ chiều chuộng nên tính tự lập chủ động chưa cao
 - Tài liệu, tư liệu băng hình bổ trợ cho việc dạy trẻ còn chưa phong phú
 Xuất phát từ những khó khăn và thuận lợi trên nên tôi đã nghiên cứu tìm 
hiểu và khảo sát trẻ ngay từ đầu năm và được kết quả sau:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM. 
 STT Nội dung giáo dục Tổng Đạt Chưa đạt
 Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ
 1 Kỹ năng tự phục vụ bản thân 36 13 36% 23 64%
 2 Kỹ năng giữ gìn vệ sinh 36 16 44% 20 56%
 3 Kỹ năng hỗ trợ người khác 36 13 36% 23 64%
 Qua khảo sát tôi thấy trẻ lớp tôi đa số còn chưa biết cách tự phục vụ bản 
thân, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt kỹ năng hỗ trợ người khác 
còn rất ít trẻ đạt yêu cầu
3. Một số biện pháp thực hiện:
 Từ những nhận thức của mình về vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu 
giáo, tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công việc nghiên cứu này. 
Và để gặt hái được nhiều kết quả tốt trong quá trình thực hiện nên ngay từ đầu 
 3/10 cho trẻ thực hiện hành động này hàng ngày nên lâu dần trẻ đã có thói quen cất 
quần áo và cất rất đẹp.
 Để giúp trẻ thực hiện được các thói quen tự phục vụ một cách phấn khởi 
và nhớ lâu tôi đã kết hợp lồng ghép những bài thơ, bài hát có ý nghĩa giáo dục 
giữ gìn vệ sinh để trẻ dễ dàng thực hiện các kỹ năng đó. 
 VD: Trước giờ ăn tôi cho trẻ hát bài hát “Tập rửa tay” do tôi sưu tầm 
được (Giờ ăn đến rồi, giờ ăn đến rồi, con vâng lời cô dạy, trước khi ăn phải rửa 
tay, xoay xoay xoay cổ tay, xoa xoa mu bàn tay, rồi đến kẽ ngón tay, con lau 
bàn, tay xinh con lau bàn tay sạch, xinh xinh thật là xinh. Thời gian đầu năm tôi 
vừa làm mẫu kết hợp phân tích cách làm các kỹ năng cần thiết, sau đó tôi cho trẻ 
tự làm, chỉ nhắc nhở bằng lời đối với những trẻ nhút nhát, và tôi cho trẻ thường 
xuyên được thực hành các kỹ năng đó.
 Hay ở giờ ăn khi đầu năm mới nhận lớp trẻ lớp tôi không làm hay nói 
cách khác là trẻ không tự giác kê bàn trước khi ăn, cất bàn sau khi ăn. Tôi đã 
thường xuyên động viên trẻ bằng cách quy định tổ trực nhật mỗi tổ trực nhật 
một hôm. Bắt đầu thứ hai là tổ 1 và nếu tổ nào làm tốt sẽ được thưởng vào cuối 
tuần. Ban đầu trẻ không tự giác, nhưng tôi không tỏ ra sốt ruột mà thường xuyên 
dùng lời nói động viên trẻ, khuyến khích. Sau một thời gian tôi thấy các bạn tổ 
trưởng cứ đến hôm tổ mình trược nhật là tự biết đôn đốc các bạn tở mình đi kê 
bàn, lau bàn, chuẩn bị khăn, cất bàn rất tự giác. Đến cuối tuần nếu tôi thấy tổ 
nào làm tốt sẽ thưởng cho tổ ấy bằng cách thưởng bông hoa
 VD: Tuần này cô thấy các bạn tổ 2 rất giỏi. Đến phiên tổ 2 trực nhật cô 
thấy các bạn tổ trưởng đã biết đôn đốc các bạn tổ mình hoàn thành nhiệm vụ cô 
giao rất tốt. Cô thưởng cho các bạn tổ 2 một bông hoa và thưởng cho mỗi thành 
viên trong tổ thêm một bé ngoan nữa. 
 Chính hình thức thưởng bông hoa thi đua như này nên tổ nào cũng muốn 
trong tuần này được cô thưởng thêm hoa để được thêm bé ngoan được bố mẹ 
khen.
 Vào trong các giờ ăn, một số trẻ rất lười xúc cơm, nắm được tâm được 
tâm lí của trẻ tôi luôn động viên trẻ bằng các hình thức khen thưởng kịp thời sau 
mỗi giờ ăn . Sau mỗi lần được tôi động viên, trẻ của tôi giờ làm rất thành thạo và 
trẻ nào cũng tự tay xúc cơm và ăn rất nhanh. 
 Cứ như vậy hằng ngày tôi đều quan sát trẻ làm. Thế là cả lớp tôi trẻ nào 
cũng thành thạo tất cả các kỹ năng cần thiết để tự phục vụ cho bản thân mình 
sau này.
 5/10 VD: Giờ tạo hình cô xé dán bức tranh về phương tiện giao thông, cô cho 
trẻ nói về phương tiện giao thông yêu thích. Sau đó cô hỏi ý tưởng của trẻ, trẻ sẽ 
tự sáng tạo tự xé dán phương tiện giao thông theo ý tưởng của trẻ mà trẻ yêu 
thích, không dựa dẫm ỉ lại vào cô giáo.
 VD: Trong giờ âm nhạc: Cô dạy trẻ bài hát “ Vui đến trường” giáo dục trẻ 
biết đánh răng rửa mặt, thay quần áo, chuẩn bị đồ dùng trước khi đến lớp.
 VD : Giờ học khám phá chủ đề bản thân “ Các bộ phận cơ thể” giúp trẻ biết 
giữ gìn vệ sinh cơ thể biết rửa mặt, đánh răng, thay quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
3.4. Biện pháp 4: Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào hoạt động vui 
chơi.
 Là một giáo viên mầm non chắc hẳn ai cũng biết mỗi khi đến giờ hoạt 
động góc và hoạt động ngoài trời trẻ đều tỏ ra rất thích thú nhất. Khi tổ chức cho 
trẻ chơi ở giai đoạn đầu năm tôi hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận, không nôn nóng, chủ 
động tham gia chơi với trẻ trong các trò chơi, tạo tình huống cho trẻ chơi.
 VD: Trong góc chơi âm nhạc “ Các bạn hôm nay chơi ở góc âm nhạc hát 
được nhiều bài hát hay và có sử dụng dụng cụ âm nhạc?” Trước khi kết thúc trò 
chơi các con nên làm gì?” Bằng những câu hỏi gợi mở và tạo tình huống cho trẻ 
tôi đã làm tăng vốn hiểu biết của trẻ và làm giàu trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. 
Và còn hướng dẫn trẻ cất đồ dùng nào trước khi trò chơi đã kết thúc.
 Từ những giai đoạn sau khi tổ chức cho trẻ chơi tôi không can thiệp quá 
sâu vào trò chơi của trẻ để trẻ bộc lộ khả năng tự lập của mình. Khi thực hiện 
các hoạt động này tôi cùng làm với trẻ và tôi thường giải thích cho trẻ hiểu ý 
nghĩa tác dụng của từng hoạt động. Từ đó trẻ sẽ hiểu và học tập theo cô, dần dần 
hoạt động có ý thức đó sẽ trở thành kỹ năng giúp trẻ thực hiện hoạt động một 
cách tự nguyện mà không có cảm giác ép buộc sai khiến. Trẻ còn cảm thấy vui 
vì đã làm được một việc nên làm giống như lời cô dạy.
 Không chỉ trong các giờ hoạt động chung mà trong các giờ hoạt động vui 
chơi tôi cũng dạy trẻ hình thành tính tự lập của mình.
 VD: Trong giờ hoạt động ngoài trời, khi cho trẻ chơi cắp cua bỏ giỏ ở khu 
vui chơi xong. Tôi hướng dẫn trẻ cất đồ dùng, đồ chơi về đúng nơi quy định. 
Hay tôi cùng trẻ nhặt lá cây, nhổ cỏ, nhặt lá ngoài sân trường.
3.5.Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục 
tính tự lập cho trẻ.
 Như chúng ta đã biết thời gian trẻ đến trường nhiều hơn rất nhiều so với 
thời gian ở nhà. Những bài học trẻ được học ở trường giúp trẻ phát triển đúng 
yêu cầu ở độ tuổi, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh 
 7/10 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
* Về phía giáo viên:
 Sau khi thực hiện những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có tính tự lập, đã có 
những kỹ năng cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tự tin, mạnh dạn khi tham gia 
các hoạt động giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của cô giáo đạt kết 
quả tốt.
 Qua các buổi dự giờ, các buổi tổ chức kiến tập và trong các buổi đón đoàn về 
thẩm định chất lượng giáo dục và đón đoàn thanh tra, kiểm tra thi đua của 
trường đều đánh giá trẻ lớp tôi có tính tự lập rất cao, trẻ luôn nhanh nhẹn, linh 
hoạt trong mọi hoạt động.
* Kết quả trên trẻ: 
 Bằng các biện pháp khác nhau trẻ được thực hành, trải nghiệm, được tự thỏa 
mãn nhu cầu tự lập của trẻ tôi thấy học sinh lớp tôi rất hứng thú tham gia các 
hoạt động của lớp, và đặc biệt trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động, các 
kỹ năng tự phụ vụ, kỹ năng giữ gìn vệ sinh, kỹ năng giúp đỡ mọi người trở nên 
tốt hơn, không cần cô giáo phải nhắc nhở nhiều mà trẻ thực hiện một cách tự 
nguyện và thích thú.
* Về phía phụ huynh:
 Phụ huynh luôn hưởng ứng và thường xuyên trao đổi với cô giáo về những 
phương pháp để cùng rèn tính tự lập cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ nhận 
thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình.
 Một số phụ huynh trước đây thường chiều con, sẵn sàng làm hết mọi việc cho 
trẻ, không muốn con mình phải làm gì vì họ cho rằng con họ còn nhỏ nay họ rất 
nhiệt tình phối hợp và yên tâm mỗi khi đưa con tới lớp. Có phụ huynh còn đến 
nói với chúng tôi “Em ơi chị không ngờ con chị lại làm được nhiều việc thế, mới 
lên ba mà gấp quần áo khéo ghê mà còn biết cất đúng ngăn tủ của từng người 
em ạ, còn các phụ huynh khác thì nói về nhà con nhà chị cứ đòi mẹ phải cho con 
tự xúc cơm, cô giáo con bảo thế mới là bé ngoan”
* Bài học kinh nghiệm:
Trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi được coi là tự lập khi trẻ tỏ ra vui vẻ, không sợ người 
lạ, biết cách nói lên suy nghĩ của mình, biết hành động hợp lí trong mọi hoàn 
cảnh..chứ không nhất thiết là cái gì cũng tự làm một mình mới là tự lập. 
Người lớn cần hiểu biết một cách khoa học về giáo dục tính tự lập cho trẻ. Sự 
cần thiết phải giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ ba tuổi. Tin tưởng vào khả 
năng tự lập của trẻ, căn cứ vào đặc điểm riêng của từng trẻ để có bài tập rèn 
 9/10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_tinh_tu_la.doc