Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hiệu quả trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non

docx 22 trang skkn 20/08/2024 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hiệu quả trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hiệu quả trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hiệu quả trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non
 UBND HUYỆN GIA LÂM 
 TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG XÁ
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp hiệu quả trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng 
 ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non
 Lĩnh vực/Môn: Quản lý 
 Cấp học: Mầm non
 Họ và tên tác giả: Lương Thị Thanh Thủy 
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Đặng Xá 
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Năm học 2020-2021 1/14
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt 
xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và 
đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Qua đó 
người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc 
của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, 
phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại CNTT. 
Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo 
dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, có nhiều phần mềm 
hữu ích cho người giáo viên mầm non ứng dụng như: Violet, Flash, Photoshop, 
Ntrikis...Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ 
cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng 
tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video...vừa tiết 
kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí 
cho nhà trường mà vẫn nâng cao được chất lượng, tính sinh động, hiệu quả của 
giờ dạy. Hiện nay cơ sở vật chất của nhà trường ngày được đầu tư bổ sung đáp 
ứng với nhu cầu học sinh ngày một đông và xã hội ngày càng phát triển, đội ngũ 
cán bộ, giáo viên Mầm non đa số đã biết sử dụng máy vi tính. Các bậc phụ 
huynh học sinh đã có những hiểu biết về tầm quan trọng của việc cho trẻ làm 
quen với máy vi tính. Cán bộ, giáo viên sử dụng CNTT như một công cụ lao 
động trí tuệ, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và quản lí nhà 
trường như: Quản lí hồ sơ, quản lý chất lượng, kế hoạch hoạt động của giáo viên 
và học sinh, soạn thảo, quản lý các văn bản chỉ đạo các báo cáo của nhà trường. 
Triển khai các phần mềm ứng dụng vào công tác giáo dục và giảng dạy.
 Trường tôi luôn quan tâm đến việc phát huy ứng dụng công nghệ thông
tin trong giảng dạy: 100% các lớp đều được trang bị máy tính, mạng internet, cử 
giáo viên có khả năng làm tốt E-learning hướng dẫn các giáo viên khác trong tổ, 
khối để nâng cao trình độ tin học và thiết kế các bài giảng điện tử, bài giảng E- 
Learning, hàng tháng đôn đốc giáo viên đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào các hoạt 
động chăm sóc giáo dục.
 Trong thời đại hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy lại vô cùng 
quan trọng, nó là cầu nối cho giáo viên và học sinh trong thời dịch bệnh Covid. 
Nhờ có CNTT mà cca con vẫn được nghe thầy cô giảng bài mà không nhất thiết 
phải đến trường để tránh dịch bệnh.Tuy nhiên, trình độ tin học của giáo viên còn 
nhiều hạn chế, đội ngũ giáo viên đứng tuổi nhiều, tiếp cận thông tin còn chậm, 3/14
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận:
 Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information technology 
hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính 
để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
 Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa 
trong Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 4 tháng 8 năm 1993: "Công nghệ 
thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ 
thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai 
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và 
tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".
 Thuật ngữ "Công nghệ thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong 
bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, 
Leavitt và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. 
Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin (Information Technology - IT)."
 Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử 
lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi 
các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông. Một vài lĩnh 
vực hiện đại và nổi bật của công nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ 
tiếp theo, sinh tin học, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức 
quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác.Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong 
ngành khoa học máy tính.
 Công nghệ thông tin là ngành quản lý công nghệ và mở ra nhiều lĩnh vực 
 khác nhau như phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, 
 ngôn ngữ lập trình nhưng lại không giới hạn một số thứ như các quy trình và cấu 
 trúc dữ liệu. Tóm lại, bất cứ thứ gì mà biểu diễn dữ liệu, thông tin hay tri thức 
 trong các định dạng nhìn thấy được, thông qua bất kỳ cơ chế phân phối đa 
 phương tiện nào thì đều được xem là phần con của lĩnh vực công nghệ thông tin. 
 Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm và là mục tiêu mà 
 ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh nhà luôn hướng đến. Nhưng, nâng 
 cao chất lượng như thế nào và giải pháp ra sao luôn là câu hỏi đặt ra đối với các
trường học hiện nay.
 Để nâng cao chất lượng giáo dục, phải thực hiện đồng bộ, có hiệu quả 
nhiều giải pháp - đó là ý kiến chung của cán bộ quản lý và giáo viên ở tất cả các 
cấp học trong tỉnh. Tuy nhiên, mỗi trường, mỗi cấp học cũng phải tùy theo tình 5/14
Nội và UBND huyện Gia Lâm đã đầu tư quy hoạch xây dựng trường về 01 điểm 
có tổng diện tích là 8462,7 m2 nằm giữa trung tâm xã Đặng Xá - Gia Lâm - Hà 
Nội với tổng số 20 phòng học, 8 phòng chức năng, 4 phòng năng khiếu khang 
trang rộng rãi thoáng mát.
 Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính 
quyền địa phương, trường lớp được kiên cố hoá, được trang bị đầy đủ các trang 
thiết bị, đồ dùng học tập, đồ chơi ngoài trời đảm bảo cho công tác chăm sóc - 
giáo dục của cô và trẻ.
 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường đến thời 
điểm hiện tại là 62 đồng chí, trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trên chuẩn là 
59/62 đạt 95%. Trong đó:
 + Cán bộ quản lý: 03 đ/c - Trình độ chuyên môn trên chuẩn là 3/3 đạt
100%
 + Giáo viên: 43 đ/c - Trình độ chuyên môn trên chuẩn là 41/43 đạt 95%
 + Nhân viên: 16 đ/c - Trình độ chuyên môn trên chuẩn là 8/16 đạt 50% 
 Tổng số trẻ đến trường tại thời điểm đánh giá là 585 trẻ được phân chia
theo độ tuổi, học theo đúng chương trình đã quy định với tổng số là 19 lớp. 
 Trong đó độ tuổi 24 - 36 tháng: 03 lớp/75 trẻ; lớp mẫu giáo là 16 lớp (3 -
4 tuổi: 5 lớp/133 trẻ; 4 - 5tuổi: 6 lớp/186 trẻ; 5 - 6 tuổi: 5 lớp/191 trẻ).
 Trong quá trình thực hiện các biện pháp trong việc chỉ đạo nâng cao chất 
lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non của nhà trường, tôi 
cùng ban giám hiệu nhà trường gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
 2.1 Thuận lợi
 - Trường được phòng GD&ĐT, chính quyền địa phương và ban đại diện 
huynh học sinh luôn quan tâm theo dõi, động viên và tạo điều kiện để nhà 
trường đẩy mạnh ứng dụng CNTT.
 - Nhà trường đã sắm đủ 100% các nhóm lớp có máy tính, màn hình ti vi 
lớn có kết nối mạng Internet để tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng mọi lúc, mọi 
nơi.
 - Thường xuyên thăm lớp, dự giờ và góp ý xây dựng các bài giảng điện tử 
hay và bổ ích hơn.
 - Việc kiểm tra đánh giá thực hiện nghiêm túc, đảm bảo công bằng, phân 
công công việc cho giáo viên hợp lý.
 - Giáo viên có trình độ chuyên môn, có kỹ năng sư phạm, một số giáo viên 
có khả năng sáng tạo khi ứng dụng CNTT vào chăm sóc giáo dục trẻ. 7/14
 Máy ảnh kĩ thuật số 00
 Số máy tính nối mạng Internet 27
 Máy tính các phòng chức năng 01
 Với bảng 2.2 cho ta thấy nhà trường đã tạo điều kiện hết sức về cơ sở vật 
chất, trang thiết bị thiết yếu về CNTT cho giáo viên tại trường. Tuy nhiên cấu 
hình của máy tính còn chưa cao, chất lượng còn hạn chế, vẫn còn thiếu máy ảnh 
cơ dùng để chụp ảnh rõ nét, hệ thống máy chiếu còn ít. Cần có sự tham mưu với 
BGH đầu tư thêm máy tính cấu hình cao, máy ảnh và máy chiếu để chất lượng 
của việc ứng dụng CNTT tốt hơn tại trường.
 3. Các biện pháp đã tiến hành
 3.1 Biện pháp 1: Xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT:
 Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và đặc điểm tình hình của trường, tôi đã xây 
dựng kế hoạch và triển khai, hướng dẫn cán bộ, giáo viên thực hiện nhiệm vụ 
ứng dụng CNTT năm học 2020 - 2021 như sau:
 * Hướng phấn đấu:
 - Nâng cấp kết nối mạng cáp quang để đảm bảo tuyệt đối tốc độ mạng 
internet cho hệ thống quản lý và giảng dạy trong toàn trường.
 - 100% giáo viên ứng dụng CNTT thường xuyên và hiệu quả trong giảng
dạy.
 - Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng bằng hình thức bài giảng trực tuyến
nhằm bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho 100% CBGV trong trường.
 - Mỗi giáo viên tự xây dựng ít nhất 01/bài giảng ứng dụng trên bảng tương 
tác/ tuần để góp phần xây dựng kho học liệu của các nhân, lớp, trường, phòng 
GD&ĐT và của ngành.
 - Trường sử dụng đồng bộ các phần mềm Quản lý như: QL giáo dục và 
chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý kho học liệu 
điện tử.
 * Nhiệm vụ chung:
 - Trường có giáo viên nòng cốt ứng dụng CNTT trong dạy học, bồi dưỡng 
tại chỗ cho giáo viên.
 - Trường chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho 
100% cán bộ quản lý, giáo viên. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào các kỹ năng 
cơ bản (soạn thảo văn bản, khai thác Internet, sử dụng thư điện tử, bài giảng E- 9/14
cao chất lượng học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác 
cao, trẻ được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, hình 
thành cho trẻ những kỹ năng tiếp cận tri thức một cách chủ động khoa học.
 Giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng CNTT và 
khi áp dụng thấy có hiệu quả cả về kinh tế và hiệu quả công việc: chuẩn bị đồ 
dùng không cồng kềnh, sử dụng nhanh, trẻ hứng thú, tích cực tham gia nên giáo 
viên tích cực học tập nâng cao trình độ tin học, hăng hái tìm tòi các hình ảnh vì 
thế 80% các tiết học được giáo viên ứng dụng CNTT như các hoạt động âm 
nhạc giáo viên tìm hình ảnh, clip các bài hát cần dạy, hoạt động học khám phá 
tìm hình ảnh con vật, hoa, quả, phong cảnh, hoạt động học làm quen với toán có 
các hình ảnh cho trẻ đếm số lượng, sắp xếp theo quy tắc, chơi bù chỗ thiếu, thêm 
cho đủ số lượng ...
 3.3 Biện pháp 3: Tham mưu, đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ 
nhu cầu ứng dụng CNTT trong trường:
 Máy tính và thiết bị tin học là điều kiện cơ bản, không thể thiếu khi ứng 
dụng CNTT, đòi hỏi phải đầu tư kịp thời, tương đối đầy đủ và hiện đại, tạo điều 
kiện tốt nhất chocán bộ giáo viên có thể thực hiện nhiệm vụ của mình. Nếu thiếu 
những phương tiện đó thì không thể nói điều gì về ứng dụng CNTT. Để đáp ứng 
yêu cầu đó, mặc dù nhà trường được đầu tư đồng bộ theo mô hình trường học 
điện tử tuy nhiên các thiết bị máy móc đủ để đáp ứng như cầu thì chưa thật sự 
đáp ứng được tối đa: ví dụ như mạng LAN tốc độ còn chưa tốt, cấu hình máy 
tính giáo viên còn hạn chế, các máy đầu tư lâu ngày đã xuống cấp cũng
phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy ứng dụng CNTT của giáo 
viên.
 Các máy tính phục vụ chuyên môn sau 1 năm đi vào hoạt động cũng bị
xuống cấp nhiều, đường mạng không ẩn định vì vậy việc ứng dụng CNTT chưa 
được thống nhất, liên tục. Tôi cùng các đồng chí trong BGH đã khảo sát lại toàn 
bộ hệ thống điện, số lượng máy tính, chất lượng sử dụng để có kế hoạch bổ sung 
cho cơ sở hạ tầng thiết bị CNTT phục vụ cho ứng dụng CNTT một cách hiệu 
quả và thiết thực. Cụ thể:
 - Sửa chữa lại đường dẫn mạng cho các khu nhà, hệ thống ổn áp để đảm 
bảo nguồn điện ổn định.
 - Xây dựng hòm thư điện tử cho các tổ chuyên môn, các cá nhân giáo 
viên, nhân viên lập địa chỉ Gmail để tiện cho việc liên lạc trao đổi thông tin, 
không phải mất tiền in ấn tài liệu.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_hieu_qua_trong_viec_c.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hiệu quả trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công.pdf