Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ăn ngon miệng, ăn hết xuất trong bữa ăn bán trú tại trường mầm non

doc 22 trang skkn 03/05/2024 4990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ăn ngon miệng, ăn hết xuất trong bữa ăn bán trú tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ăn ngon miệng, ăn hết xuất trong bữa ăn bán trú tại trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ăn ngon miệng, ăn hết xuất trong bữa ăn bán trú tại trường mầm non
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: 
 - Hội đồng TVNV Khoa học và công nghệ thành phố Tam Điệp
 - Hội đồng sáng kiến Sở GD& ĐT Ninh Bình
 Chúng tôi là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Đề tài: “Một số 
biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ăn ngon miệng, ăn hết xuất trong bữa ăn 
bán trú tại trường mầm non”.
 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 2 năm 2022
 I. Mô tả bản chất của sáng kiến.
 “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ăn ngon miệng, ăn hết xuất 
trong bữa ăn bán trú tại trường mầm non”.
 1. Giải pháp cũ thường làm:
 Sức khoẻ và dinh dưỡng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Và ăn uống 
có vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ và bệnh tật, nhất là đối với trẻ mầm non 
vì cơ thể khi còn nhỏ cần nhiều nhiệt hơn nên trẻ cần ăn nhiều hơn, có chế độ ăn 
tốt hơn và có lối sống hợp lý nếu không trẻ sẽ không phát triển bình thường, đó là 
nguyên nhân gây ra bệnh tật như suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu 
sắt Trên thực tế, việc tổ chức bữa ăn cho trẻ ở các trường mầm non vẫn còn 
nhiều vấn đề và chưa được hợp lý trong việc tổ chức, đặc biệt là khu vực nông 
thôn do điều kiện cơ sở vật chất, nhận thức của phụ huynh còn hạn chế.
 1.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch cho giờ ăn.
 - Thông thường trong các bữa ăn của trẻ cô giáo chỉ quan tâm làm sao trẻ ăn 
hết suất mà chưa chú ý đến việc tổ chức cho trẻ làm sao ăn ngon miệng, chưa tạo 
được tâm lý thoải mái cho trẻ khi ăn.
 - Cô tập cho trẻ thành các thói quen vệ sinh ăn uống tự phục vụ thường xuyên, 
đến giờ biết đi rửa tay mặt sạch sẽ đúng cách trước khi ăn, và biết tự giác phụ cô 
chuẩn bị giờ ăn có thói quen văn minh trong ăn uống biết tự xúc cơm ăn gọn gàng, 
ăn nhai kỹ không đùa giỡn, ăn ho ngáp hắc hơi biết lấy tay che miệng....
 - Giờ ăn cô dạy trẻ nề nếp ăn biết mời cô, mời bạn trước khi ăn, ngồi ngay 
ngắn, không đùa giỡn nói chuyện nhiều trong khi ăn, ho ngáp hắc hơi biết lấy tay 
che miệng, ăn tay phải cầm muỗng xúc ăn, tay trái giữ chén tránh đỗ cơm, rơi cơm 
ra ngoài. dinh dưỡng cân bằng cho trẻ, chưa biết cách tạo hứng thú cho trẻ trong việc ăn 
uống mà thường là áp đặt trẻ.
 - Ngân hàng món ăn còn nghèo nàn, chưa phong phú.
 - Cách chế biến của từng món ăn chưa được chú trọng. Cô nuôi mới chỉ dừng 
lại ở việc chế biến cho xong, chưa quan tâm đến chất lượng của từng món ăn
 2. Giải pháp mới.
 Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc 
sống sung túc hơn. Chính vì vậy trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của gia 
đình và toàn xã hội. Trẻ chỉ có thể phát triển, khoẻ mạnh, thông minh, khi được 
sống trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích giúp đỡ 
của người lớn. Bên cạnh đó, việc tạo cho trẻ có cảm giác ăn ngon miệng là một 
việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy, giáo dục trẻ ở trường. Thông qua 
việc làm này đã góp phần giúp trẻ có một cảm giác tốt trong ăn uống, trong sinh 
hoạt, đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố những tố chất vận động, sự khéo léo, 
tính kiên trì, kỷ luật. Qua đó góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách 
mới cho trẻ. Nhận thức được vai trò ăn uống là một nhu cầu hạnh phúc của trẻ, tầm 
quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi 
dưỡng, giáo dục trẻ tôi đã đưa ra biện pháp “Một số biên pháp giúp trẻ mẫu giáo 
3- 4 tuổi ăn ngon miệng, ăn hết xuất trong bữa ăn bán trú tại trường mầm non” 
và đã thực hiện thành công trong năm học 2022- 2023.
 2.1. Biện pháp 1: Lòng ghép giáo dục dinh dưỡng (ăn uống) vào các hoạt 
động trong ngày của trẻ.
 Nắm bắt được đặc điểm tâm lý của trẻ 3tuổi, có sự thay đổi lớn về môi 
trường. Trẻ hay quấy khóc nũng nịu. Do vậy tôi thường xuyên trao đổi với phụ 
huynh, trò chuyện, gần gũi với trẻ để giúp trẻ quên đi và thoải mái, tích cực hơn 
trong các hoạt động đặc biệt là hoạt động ăn uống. Tôi đã tận dụng mọi cơ hội mọi 
lúc mọi nơi để có thể lồng ghép giáo dục dinh dưỡng, động viên, khuyến khích trẻ 
ăn hết xuất cho trẻ vào các hoạt động cho trẻ như:
 * Giờ đón- trả trẻ:
 - Trong giờ đón trẻ buổi sáng tôi thường trò chuyện với phụ huynh về chế độ 
và tình trạng ăn uống của trẻ ở nhà để biết thêm về đặc điểm ăn uống của trẻ. Tôi 
thường trò chuyện và hỏi trẻ: Hôm nay ai đưa con đi học, sáng mẹ cho con ăn món 
gì? Kể cô nghe? Trong món đó có những gì? Con có ăn hết không?... sau đó giáo 
dục trẻ ăn hết xuất để cơ thể khỏe mạnh. (Hình ảnh 1 - Phụ lục)
 - Trong giờ trả trẻ chiều tôi trò chuyện với trẻ: Hôm nay ở lớp con có vui không? 
Con ăn cơm có ngon không?. Con ăn những món gì?.. sau đó động viên những trẻ 
chưa ăn hết xuất cố gắng hơn. Kết hợp với trao dổi phụ huynh về tình trạng ăn uống 
của trẻ ở lớp để có thêm những biện pháp tích cực giúp trẻ hay ăn hơn.
 * Trong giờ học (Chủ đề bản thân, gia đình, thực vật, động vật) mát mẻ, thỉnh thoảng vào những ngày sinh nhật bạn nào đó trong lớp tôi cho trẻ hát 
một số bài hát tạo cảm giác hứng thú trước khi ăn, một số lời chúc tốt đẹp đến 
bạn...(Hình ảnh 7- Phụ lục)
 + Bố trí các bàn ăn cách nhau tạo khoảng trống có lối đi để trẻ đi lại dễ dàng... 
(Hình ảnh 8- Phụ lục)
 + Mỗi bàn ăn khoảng 4- 6 trẻ, trên bàn đồ dùng như: Đĩa đựng khăn, đĩa 
đựng thìa được bày trí thay đổi hàng ngày theo nhiều cách khác nhau: xếp xòe hình 
hoa, xếp chéo hình dải quạt, xếp úp xung quanh. Bát cơm được cô bầy trí hấp dẫn 
tạo cảm giác thèm ăn; đĩa đựng cơm rơi là loại đĩa có màu sắc rực rỡ đẹp mắt, hình 
ảnh ngộ nghĩnh mang tính giáo dục như hình con cá, hình bông hoa...mang thông 
điệp giáo dục trẻ ăn uống gọn gàng, sạch sẽ không làm rơi vãi: không để cơm rơi 
thì đĩa có bông hoa luôn tươi đẹp, nếu lỡ đánh rơi thì nhặt bỏ đĩa cho cá ăn...
 (Hình ảnh 9- Phụ lục)
 * Tạo không khí phấn khởi hào hứng khi ăn.
 Như đã nói ở trên giáo dục dinh dưỡng được lồng ghép vào các hoạt động 
trong ngày của trẻ và hiệu quả nhất là khi tổ chức cho trẻ ăn. Giới thiệu món ăn 
cho trẻ cũng là một nghệ thuật, để trẻ cảm nhận được hương vị của món ăn, 
nguyên liệu chế biến, mùi vị khi ăn. Hàng ngày tôi thay đổi hình thức giới thiệu, 
khi thì trực tiếp giới thiệu tên món ăn, nguyên liệu chế biến, màu sắc, giá trị dinh 
dưỡng, mùi vị ; khi thì bằng câu đố, bài thơ về món ăn cô tự sáng tác.
 Ví dụ: “Chả tôm, thịt” tôi đọc câu đố: Cũng là thịt, cũng là tôm; Xay nhuyễn 
đem hấp đố là món chi: trẻ nhìn thức ăn và đoán sau đó cô giới thiệu. Cứ như vậy 
mỗi ngày đến giờ ăn trẻ lại thích thú giải câu đố về món ăn, được cô khen phấn 
khởi, vui vẻ ngồi ăn. Hoặc: Canh gì có mướp có rau; có con cua gạch lại thêm củ 
hành?... (Hình ảnh 10 – phụ lục )
 Với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, đang trong giai đoạn khủng hoảng. Ở giai đoạn này, 
trẻ này trẻ bắt đầu hình thành và thể hiện cái “tôi” rất lớn, ganh đua với bạn xung 
quanh. Tôi đã tận dụng sự ganh đua ấy hiệu quả. Tôi bố trí trẻ ăn tốt, ăn gọn gàng 
ngồi xen kẽ với những cháu ăn còn chậm hơn để trẻ thi đua nhau ăn, khích lệ nhau, 
tự giúp đỡ nhau (xúc cho bạn ăn, động viên bạn cố gắng ăn hết xuất,...). Từ đó kích 
thích ở trẻ hứng thú khi ăn cơm và ăn hết xuất ăn của mình giống như các bạn.
 (Hình ảnh 11- Phụ lục)
 Bên cạnh đó, trong bữa ăn tôi luôn quan sát, ở bên và động viên trẻ. Trong 
mỗi bữa ăn tôi đưa ra những hình thức khen, thưởng khác nhau để động viên, kích 
thích trẻ cố gắng như: nếu các con ăn ngoan, ăn hết xuất thì cuối tuần cô sẽ thưởng 
cho chúng mình phiếu bé ngoan, hay buổi chiều cô sẽ thưởng cho chúng mình 
chuyến du lịch dạo quanh sân trường,... hay tôi thường đi từng bàn ăn để quan sát 
và “nịnh” trẻ như là: ăn nhiều mới trở thành bé khỏe bé ngoan, xinh gái trai hơn.
 (Hình ảnh 12- Phụ lục) Trước mỗi bữa tiệc Buffet, nhà trường phối hợp với các cô cấp dưỡng lên 
danh sách và lựa chọn món ăn kĩ càng với sự chuẩn bị, lên kế hoạch vô cùng chi 
tiết. Các món ăn phải đảm bảo độ mới lạ, khác với những món bé thường ăn mỗi 
ngày tại trường, tuy nhiên phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng, vệ sinh và 
phải hợp khẩu vị của trẻ. Các bé tỏ ra vô cùng thích thú với những món ăn hấp dẫn, 
bắt mắt và ngon miệng. (Hình ảnh 17- Phụ lục)
 Đây là hoạt động bổ ích, giúp các con ngay từ bậc đầu đời đã tiếp cận với văn 
hóa hiện đại, giúp trẻ tự tin hơn và có những kĩ năng sống, cách ứng xử văn minh 
lịch sự. Bên cạnh đó qua bữa tiệc này giúp cho các bậc phụ huynh tin tưởng, tự hào 
hơn và còn là cơ hội, là cầu nối bền vững gắn kết giữa gia đình - nhà trường ngày 
càng thêm gắn bó.
 2.6. Biện pháp 6: Xây dựng nguồn thực phẩm tại chỗ
 Để tạo nên bữa ăn ngon cho trẻ thì thực phẩm sạch, tươi ngon và giàu dinh 
dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng. Hiểu được điều đó, nhà trường chú 
trọng đến trồng nhiều loại cây rau theo mùa và một số loại gia vị thường dùng 
trong các món ăn. Nhà trường trồng rau, củ quả cho trẻ ăn nên tuyệt đối không sử 
dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu. Từ đó phụ huynh rất yên tâm khi gửi trẻ ở 
trường. (Hình ảnh 18- Phụ lục)
 Nhờ có vườn rau tại trường giúp cho các bé tiếp xúc với hoạt động trồng trọt, 
để bé nhận thức được lợi ích của việc trồng rau sạch đối với môi trường sống xung 
quanh. Đồng thời đã tạo ra sân chơi cho trẻ lĩnh hội kiến thức dinh dưỡng, tìm hiểu 
về đất trồng rau và được thực hành với việc gieo trồng, chăm sóc cây; cho trẻ làm 
quen các món ăn và thích ăn uống tại trường; đặc biệt kích thích cho trẻ dễ dàng 
tham gia các hoạt động khác, thích khám phá, yêu thiên nhiên. Khi trẻ cùng cô 
trồng rau đó chính là hoạt động lao động góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. 
Trẻ sẽ cảm nhận được sự tuyệt vời của thành quả lao động, trẻ được ăn những món 
canh được chế biến từ những cây rau mà hàng ngày trẻ được chăm sóc. Điều này 
sẽ giúp trẻ tự giác ăn và cảm thấy ăn ngon miệng hơn và ăn hết xuất.
 (Hình ảnh 19- Phụ lục)
 Để trẻ có thói quen ăn uống, cảm giác ăn ngon miệng trong bữa ăn, ăn hết 
suất được kết quả tốt ngoài việc thực hiện đúng giờ giấc, thì tôi còn phối hợp với 
phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ mang quà vặt đến lớp ăn để cho giờ ăn trẻ ăn 
ngon miệng, hết suất.
 * Ưu điểm:
 - Trường học có môi trường khang trang đạt chuẩn Quốc gia, trang bị thiết bị 
hiện đại: bếp một chiều, nhà bếp rộng rãi thoáng mát có đầy đủ tiện nghi vệ sinh an 
toàn thực phẩm đủ điều kiện về yêu cầu cơ sở vật chất môi trường cho các cháu 
học tập, sinh hoạt, ăn uống đảm bảo vệ sinh. 2. Khả năng áp dụng sáng kiến
 Với những kết quả mà sáng kiến đem lại tôi thấy rằng sáng kiến của tôi không 
chỉ áp dụng tại lớp đối với độ tuổi 3-4 tuổiG năm học 2022- 2023 tôi đang chủ 
nhiệm mà còn có thể áp dụng ở lứa tuổi mẫu giáo (từ 3-5 tuổi) của toàn trường 
Trường mầm non Đông Sơn. Mà còn áp dụng sáng kiến trên với tất cả các trường 
mầm non trong toàn TP Tam Điệp.
 II. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến.
 1. Hiệu quả kinh tế.
 - Khi thực hiện các biện pháp này không mất nhiều thời gian, kinh phí. Bởi tất 
cả các biện pháp đều được lồng ghép thực hiện trong khi tổ chức các hoạt động 
nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục cho trẻ.
 2. Hiệu quả xã hội.
 * Đối với trẻ:
 - Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên vào thực tế, tôi đã đạt được hiệu quả 
như mong đợi. Cuối năm học 100% trẻ phát triển hài hòa cân đối không có nhẹ 
cân, béo phì sau 1 năm. Trẻ rất thích tham gia vào hoạt động lễ hội. phụ huynh 
phấn khởi sau 1 năm. Và đây cũng là 1 trong những tiêu chí được nhà trường đánh 
giá cao vào phần thưởng cuối năm học của tôi.
 - Trẻ rất thích đi học, vui vẻ thoải mái khi đến lớp, tích cực trong các họat 
động, tỷ lệ trẻ đến lớp cao. Trẻ thấy hứng thú, hớn hở, thoải mái khi đến giờ ăn, 
không còn lo sợ, áp lực khi ăn uống, ăn ngon miệng, ăn hết hết xuất.
 (Hình ảnh 20, 21- Phụ lục)
 * Đối với giáo viên:
 - Giáo viên nhận thức đúng đắn về tâm sinh lý lứa tuổi trẻ 3-4 tuổi cũng như 
tầm quan trọng của bữa ăn đối với sự phát triển thể chất của trẻ ở độ tuổi này. Để 
có được điều đó đòi hỏi giáo viên phải thực sự nổ lưc, yêu nghề và yêu thương trẻ 
có tinh thần trách nhiệm cao...
 - Cần phải lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ vào các hoạt động trong 
ngày với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” giúp cho trẻ thật sự thoải mái 
trong mọi hoạt động, trẻ cảm thấy gắn bó với trường lớp, cô giáo và bạn bè xung 
quanh. Cô luôn tạo cho trẻ không khí vui tươi, thân thiện
 - Qua các bữa ăn tổ chức cho trẻ ở trường với tất cả những nội dung giáo dục 
chăm sóc các cháu không chỉ bằng lời nói cách chào đón, giới thiệu món ăn...một 
cách sống động mà còn bằng cách trang trí chuẩn bị bữa ăn đẹp mắt tạo cho trẻ tâm 
trạng hào hứng chào đón bữa ăn.
 Trên đây là “ Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi ăn ngon miệng, hết suất 
trong bữa ăn bán trú tại trường mầm non” của bản thân tôi rút ra từ thực tế 
trong thời gian tổ chức các bữa ăn trong ngày cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non 
Đông Sơn. Rất mong nhận được những ý kiến nhận xét đóng góp hội đồng thẩm 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_3_4.doc