Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4­5 tuổi học tốt môn giáo dục hoạt động âm nhạc tại lớp chồi 2 trường Mầm non Cư Pang

docx 36 trang skkn 19/03/2024 1780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4­5 tuổi học tốt môn giáo dục hoạt động âm nhạc tại lớp chồi 2 trường Mầm non Cư Pang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4­5 tuổi học tốt môn giáo dục hoạt động âm nhạc tại lớp chồi 2 trường Mầm non Cư Pang

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4­5 tuổi học tốt môn giáo dục hoạt động âm nhạc tại lớp chồi 2 trường Mầm non Cư Pang
 Một số biện pháp giúp trẻ 4­5 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc tại lớp Chồi 2 trường Mầm non Cư Pang
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
 1. Đặt vấn đề
 Âm nhạc đi vào cõi sâu thẳm trong trái tim, tác động vào trái tim mỗi 
con người chúng ta, từ khi ta còn nằm trong nôi qua tiếng ru ầu ơ của bà, 
của mẹ. Chính cái bắt đầu ấy đã đưa tâm hồn trẻ thơ hòa vào âm
nhạc, âm nhạc với trẻ thơ là một thế giới kì diệu, đầy cảm xúc. Tâm
hồn trẻ thơ luôn trong sáng, luôn vui vẻ, do đó việc tiếp xúc với âm nhạc không 
thể thiếu đối với trẻ. Bởi chính âm nhạc được coi như một công cụ giáo dục 
toàn diện nhân cách, tâm hồn trẻ thơ.
 Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm 
nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối với trẻ mầm 
non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui
tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào
nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện
nhân cách của mình. Thật đúng như vậy môn giáo dục âm nhạc là một hoạt 
động nghệ thuật luôn gần gũi với trẻ mầm non nói chung, trẻ 4­5 tuổi nói 
riêng rất yêu thích, âm nhạc là nguồn hứng thú để trẻ cảm nhận
nghệ thuật. Hoạt động này còn là phương tiện thiết thực, kết nối các
môn học khác luôn sinh động.
 Do đặc điểm trường mầm non Cư Pang nằm trên địa bàn mà tôi
đang công tác, với đời sống kinh tế khó khăn, phụ huynh chưa thật sự
quan tâm đến việc học của trẻ em đặc biệt trong độ tuổi mầm non, đa sốcác 
cháu còn theo bố mẹ lên nương rẫy, trong quá trình dạy lớp chồi 2
năm học 2017­ 2018 ở trường mầm non Cư Pang về các kĩ năng hoạt
động giáo dục âm nhạc của trẻ còn chưa cao. Trẻ vẫn còn nhút nhát,
chưa mạnh dạn thể hiện mình trong giờ học và giờ ngoại khóa. Khả
năng cảm thụ âm nhạc của trẻ chưa được tốt hát chưa đúng giai điệu lời
 1 Người thực hiện: H’ Duyên Bkrông Một số biện pháp giúp trẻ 4­5 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc tại lớp Chồi 2 trường Mầm non Cư Pang
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, cải tiến các phương pháp học 
truyền thống đàm thoại, luyện tập.
 Tạo nhiều cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực và hứng thú khi
được tham gia các hoạt động âm nhạc như hát, múa, vận động theo nhạc, chơi 
trò chơi âm nhạc hay khi tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng các ngày 
hội, ngày lễ được tổ chức tại trường.
 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lí luận của vấn đề
 Theo module 5 về đặc điểm phát triển thẩm mỹ cho trẻ thì:
 Giáo dục âm nhạc là một trong năm mặt giáo dục nhằm phát triển 
toàn diện cho trẻ mầm non góp phần hình thành những yếu tốt đầu tiên của 
nhân cách, thẩm mỹ cho trẻ. Việc nắm vững những đặc điểm này sẽ giúp 
cho người giáo viên có được kiến thức và kĩ năng tốt nhất trong quá trình hỗ 
trợ trẻ phát triển thẩm mỹ, đặt ra những phương pháp phù hợp, linh hoạt để đạt 
được những mục tiêu.
 Theo tiêu chí 6. kế hoạch giáo dục tháng/ chủ đề phù hợp với thực tiễn. 
Chỉ số 14. kế hoạch có nội dung phản ánh các nét văn hóa, truyền thống, 
tập quán, ngôn ngữ của gia đình và địa phương.
 ­ Khi trong lớp có trẻ đến từ các địa phương khác thì giáo viên cần
chú ý đến các nét văn hóa, truyền thống, tập quán và ngôn ngữ của trẻ đó để trẻ 
có thể được tiếp cận thêm về một nền văn hóa, một truyền thống, một ngôn 
ngữ khác.
 Về mặt sinh lý: Trẻ ở lứa tuổi này tim phát triển nhanh, Khi bước vào 
tuổi mẫu giáo nhất là từ lớp chồi trở lên trẻ đã cảm nhận những bàihát những 
điệu nhạc khác nhau tuy nhiên mỗi trẻ lại có một mức độ yêu
thích khác nhau có trẻ say mê có trẻ lại thờ ơ vì mỗi trẻ có một môi
trường sống khác nhau và sự giáo dục của người lớn cũng khác nhau. Vì
 3 Người thực hiện: H’ Duyên Bkrông Một số biện pháp giúp trẻ 4­5 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc tại lớp Chồi 2 trường Mầm non Cư Pang
khách quan làm cho thực trạng của đề tài còn tồn tại nhiều hạn chế
trong việc cho trẻ hoạt động với âm nhạc. Phụ huynh còn chưa thực sự chú 
trọng việc học của con em, chưa có kiến thức kĩ năng để hướng dẫn trẻ phát 
huy khả năng phát triển thẫm mĩ của mình.
 Bản thân tôi đã áp dụng những giải pháp biện pháp đã nghiên cứu phù 
hợp sẽ giải quyết được một số vấn đề khó khăn trong quá trình trẻ tham gia 
hoạt động giáo dục âm nhạc tại lớp chồi 2 trường mầm non Cư Pang theo 
hướng lấy trẻ làm trung tâm. Thời gian nghiên cứu năm học 2017 – 2018 và 
đến tháng 4 năm học 2018 – 2019. Qua kết quả của đề tài này mà đồng nghiệp 
tôi đã thực hiện thì tôi thấy khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ cũng có 
bước cải tiến rõ rệt như: Trẻ hát đúng lời và giai
điệu bài hát, trẻ đã có sự hứng thú khi tham gia hoạt động âm nhạc
nhưng còn hạn chế còn gặp phải đó là trẻ chủ động sáng tạo tham gia
hoạt động âm nhạc, trẻ thể hiện cảm xúc trong âm nhạc thì trẻ thực
hiện chưa tốt thể hiện kết quả của năm học 2017 – 2018, tôi chủ động kiểm 
tra, khảo sát, thống kê trẻ lớp chồi 2 với sĩ số 30 trẻ, dân tộc thiểu số là 30, 
với kết quả như sau.
 Nội dung Xếp loại cuối năm
 Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt 20/30 10/30
động âm nhạc
 6% 4%
Trẻ chủ động sáng tạo tham gia hoạt 18/30 12/30
động âm nhạc
 60% 40%
Trẻ hát đúng lời và giai điệu bài 22/30 8/30
hát 6,6% 3,4%
Trẻ thể hiện cảm xúc trong giai 16/30 14/30
điệu bài hát 4,8% 4,2%
 ­ Nguyên nhân thuận lợi
 5 Người thực hiện: H’ Duyên Bkrông Một số biện pháp giúp trẻ 4­5 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc tại lớp Chồi 2 trường Mầm non Cư Pang
 Buôn Knul 100% là dân tộc Êđê trình độ dân trí thấp, chưa đảm bảo 
được mức sống cho người dân nên quá trình chăm sóc giáo dục trẻ gặp 
nhiều khó khăn trong giao tiếp, truyền đạt giữa cô và trẻ. Vì thế trong tổ 
chức hoạt động cũng có nhiều khó khăn
 Trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tự tin vào bản thân do nhu cầu 
tiếp xúc với mọi người chưa nhiều khả năng giao tiếp kém nên cũng ảnh hưởng 
một phần nào đó trong quá trình cảm thụ âm nhạc của trẻ.
 ­ Nguyên nhân của hạn chế
 Đa số cha mẹ học sinh chưa xác định được tầm quan trọng của
việc cho con em đến trường mầm non theo đúng độ tuổi, chưa nhận thức được 
tầm quan trọng của việc cho trẻ đến lớp. Kiến thức về chăm sóc cũng như 
kĩ năng nuôi dạy con của phụ huynh còn hạn chế.
 Cha mẹ trẻ thường cho trẻ lên rẫy cùng, không cho trẻ đến lớp
theo đúng độ tuổi, các hộ gia đình cách xa nhau làm hạn chế quá trình
giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh, bên cạnh đó trẻ còn nhút
nhát, chưa mạnh dạn, chưa tự tin vào bản thân.
 ­ Qua thực trạng cấp bách của vấn đề và theo hướng dẫn thực
hành quan điểm lấy trẻ làm trung tâm thì rõ ràng nhiệm vụ đặt ra đối với người 
giáo viên đó là phải giúp trẻ mạnh dạn, tự tin. Phát triển cho trẻ khả năng 
cảm thụ âm nhạc cả về phần nghe, phần hát và biểu diễn. Và nhiệm vụ đặt 
ra đó là phải làm sao để trẻ phát triển lĩnh vực thẫm mĩ một cách có hiệu 
quả đúng với kết quả mong đợi mà độ tuổi trẻ cần đạt được đó là nhiệm vụ 
mà giáo viên cần đưa ra các giải pháp phù hợp với đặc diểm tình hình thực 
tế của lớp. cho nên tôi đưa ra các nhiệm vụ để giải quyết vấn đề như sau:
­ Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm phát triển thẫm mĩ của trẻ, lập 
kế hoạch giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ.
 7 Người thực hiện: H’ Duyên Bkrông Một số biện pháp giúp trẻ 4­5 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc tại lớp Chồi 2 trường Mầm non Cư Pang
động âm nhạc tôi đã đưa bài thơ, bài đồng dao lồng ghép vào hoạt động, 
các em tham gia một cách rất say mê, giáo viên dạy cho các em hát nhữngbài 
hát theo chủ đề cũng như những bài hát trong chương trình mầm non.
 Dựa vào tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm.
 Cô lên kế hoạch cụ thể cho năm, tháng, tuần những công việc phải làm 
để hoàn thành mục tiêu đề ra. Chú trọng nhất vào kế hoạch giáo dục tuần, 
ngày.
 Trong kế hoạch giáo dục năm học tôi bám vào các tiêu chí như tiêu chí 
1: Mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ. Tiêu chí 3 với chỉ số 3:
Có dự kiến chủ đề. Tiêu chí 2 chỉ số 3,5,6 về dự kiến chủ đề và mốc
thời gian thực hiện các chủ đề.
 Ví dụ: Theo tiêu chí 1, chỉ số 1: trong năm học áp dụng biện pháp
vào trẻ mục tiêu đề ra cuối năm: 100% trẻ hứng thú khi học môn giáo
dục âm nhạc, 90% trẻ hát đúng giai điệu vận động linh hoạt như: vỗ tay theo 
nhịp, vận động trên cơ thể, hát đúng lời, thể hiện đúng cảm xúc
 Ví dụ: Kế hoạch tháng 8: Cô tìm hiểu, làm quen với trẻ giúp trẻ có 
cảm giác gần gũi, thân thiện hơn, Hát những bài hát “Lại đây với cô” để
tạo mối quan hệ mặt thiết với trẻ, để trẻ tự tin hơn, trao đổi với phụ
huynh về tính cách, sinh hoạt của trẻ để hiểu rõ hơn về tâm sinh lí.
 Tháng 9, tháng 10: Cô tiến hành chọn những đề tài giúp trẻ học tốt môn 
giáo dục âm nhạc phù hợp với tình hình của lớp.
 Ví dụ: Về lời ca: chọn các bài hát có nội dung giáo dục phù hợp với 
chủ đề trong năm học, các bài hát nhẹ nhàng tình cảm, vui nhộn, dễ nhớ dễ 
thuộc.
 Lập kế hoạch giáo dục 35 tuần/năm lấy trẻ làm trung tâm đảm
bảo mỗi trẻ đều được hoạt động với môn giáo dục âm nhạc tích cực
sáng tạo:
 Dựa vào tình hình thực tế ở từng địa phương, ở lớp tôi tự xây
dựng kế hoạch cho lớp của mình, vì vậy trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động 
âm nhạc nào với từng nhóm trẻ, tôi luôn vạch sẵn một loạt các hoạt động 
giúp cân bằng giữa yên tĩnh và ồn ào, giữa động và tỉnh. Nhận
 9 Người thực hiện: H’ Duyên Bkrông Một số biện pháp giúp trẻ 4­5 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc tại lớp Chồi 2 trường Mầm non Cư Pang
sắc nhắc trẻ công việc hằng của cô chú công nhân yêu thương quý trọng công 
việc của mọi người trong cuộc sống giáo dục trẻ sâu sắc về nhân văn qua 
hoạt động âm nhạc
 Việc lựa chọn bài hát phù hợp cho trẻ rất quan trọng, nó giúp trẻ cảm 
nhận được âm nhạc tốt hơn, hứng thú hơn và mang đến kết quả cao hơn.
 Biện pháp 2: Tạo môi trường âm nhạc trong lớp và xây dựng môi 
trường vật chất ngoài lớp học, để kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động 
âm nhạc.
 ­Trong lớp:
 Cô thường xuyên chú ý lồng ghép âm nhạc vào các môn học khác ở 
các bài phù hợp để trẻ được ôn luyện ở mọi lúc mọi nơi, mặt khác qua nội 
dung lồng ghép này các môn học khác cũng trở nên phong phú sinh động 
hơn.
 Vì thế việc tạo môi trường âm nhạc trong lớp rất cần thiết, môi 
trường có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục âm nhạc cho trẻ. Để trẻ được 
hoạt động âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi mọi góc trong và ngoài lớp, tôi luôn 
tạo môi trường thật đẹp để cuốn hút trẻ đặc biệt là trẻ lớp Chồi 2 học sinh 
đồng bào dân tộc thiểu số 100% ngoài ra tôi còn chú trọng xây dựng môi 
trường Tiếng Việt cho trẻ.
 Tạo môi trường âm nhạc xung quanh trẻ tất cả các hoạt động
hằng ngày của trẻ là điều rất cần thiết đối với trẻ mẫu giáo, trẻ rất
nhạy cảm với những đồ dùng đồ chơi màu sắc sặc sỡ. Do đó tạo môi
trường đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng và ở trạng thái mở là giúp trẻ 
mạnh dạn thể hiện khả năng âm nhạc của mình cũng đồng thời giúp trẻ học 
hỏi nhau và sửa cho nhau những câu hát chưa đúng lời, đúng giai điệu.
 11 Người thực hiện: H’ Duyên Bkrông Một số biện pháp giúp trẻ 4­5 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc tại lớp Chồi 2 trường Mầm non Cư Pang
viên luôn cố gắng tìm tòi, sưu tầm tranh ảnh có nội dung liên quan đến
bài dạy. Luôn tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương,
những phế phẩm như chai dầu gội đầu, tờ lịch cũ, bìa cứng, chai nhựa, xốp 
vụn, vải, len, Trẻ mẫu giáo là giai đoạn rất nhạy cảm, dễ cảm
xúc với những sự vật, sự việc xung quanh. Do đó, việc tổ chức hoạt
động âm nhạc cho trẻ phải tự nhiên và lôi cuốn. Đồ dùng đồ chơi âm
nhạc đa dạng sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau lôi cuốn trẻ rất hứng 
thú và thích được tham gia, giáo viên có thể sử dụng nhạc baet để dạy cho 
trẻ qua trình chiếu màn hình ti vi hay PowerPoint
 Đồ dùng tự tạo giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động âm nhạc, vì vậy, 
giáo viên phối hợp với phụ huynh cung cấp nguyên vật liệu phế thải hay 
nguyên vật liệu có địa phương như tre, trúc, lon ,chai nhựa , vỏ dừa. Tạo 
nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn xung quanh lớp như đàn, thanh gõ, dàn 
trống, trống lắc,  để thu hút trẻ vào góc chơi và thể hiện được khả năng 
âm nhạc của mình. Trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát 
triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi và hoạt động sáng tạo làm phát 
triển khả năng sáng tạo của trẻ. Do đó. cần chú ý tận dụng diện tích phòng 
học, góc âm nhạc một cách phù hợp và chú ý bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ 
dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải mái cho trẻ.
 Đồ dùng phục vụ âm nhạc giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động âm 
nhạc như: Trống lắc, phách tre, trống tròn.
 Ví dụ: Trống lắc có thể làm từ vỏ lon nước cắt đôi ra bỏ hạt đá hay 
sỏi vào trong dán keo cẩn thận trẻ cầm không bị thương, hay cây tre trúc cắt ra 
đoạn hai thanh đập vào nhau tạo ra tiếng kêu làm phách tre, trống từ hộp 
bánh bằng nhôm hay sắt
 Có thể để giấy bao hay những loại giấy phế liệu có kích cỡ lớn, tạo
điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy... theo ý tưởng cá nhân,
phục vụ cho biểu diễn văn nghệ và nhảy múa tự do. Tạo điều kiện cho
 13 Người thực hiện: H’ Duyên Bkrông

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_45_tuoi_hoc.docx