Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi Bru-Vân Kiều nói trọn câu

doc 13 trang skkn 28/02/2024 1310
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi Bru-Vân Kiều nói trọn câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi Bru-Vân Kiều nói trọn câu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi Bru-Vân Kiều nói trọn câu
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 4-5 TUỔI DÂN TỘC
 BRU-VÂN KIỀU NÓI TRỌN CÂU”
 Quảng Bình, tháng 03 năm 2015
 1 Phần I
 PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài:
 Bác Hồ kính yêu đã nói: “Trẻ em như búp trên cành 
 Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.
 Chúng ta những người giáo viên mầm non cần phải nắm chắc phương pháp 
và trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, 
nhằm thực hiện mục tiêu phát triển trẻ về thể chất lẫn trí tuệ một cách toàn diện.
 Trẻ em là những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, cho nên chúng ta 
phải có nhiệm vụ đặt những “viên gạch hồng” đầu tiên ấy làm sao cho thật vững 
chắc để các em có đủ kiến thức và hành trang để mai sau bước vào đời, làm những 
con người tốt giúp ích cho nước nhà. 
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. 
Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em từ 
ba tháng tuổi đến 6 tuổi, nhằm mục tiêu giúp trẻ phát triển thể chất, tinh thần, trí 
tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ 
bước vào lớp 1. 
 Dạy trẻ nói trọn câu là một nội dung góp phần thực hiện tốt mục tiêu và 
nhiệm vụ đó. Dạy trẻ nói trọn câu có tác dụng tích cực trong việc phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ; góp phần hình thành những khái niệm đúng đắn về các sự vật và hiện 
tượng xung quanh trẻ; giúp trẻ phát triển các giác quan, các quá trình tâm lý như: 
tri giác, tư duy, trí nhớ. Đặc biệt, việc dạy trẻ nói trọn câu sẽ giúp trẻ biết sử dụng 
những từ ngữ, lời nói biểu cảm để diễn đạt, trình bày vốn hiểu biết của mình trong 
giao tiếp, trong học tập, vui chơi, lao động hàng ngày.
 Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc trẻ có thể mạnh dạn tự tin trong giao 
tiếp ứng xử là một điều rất cần thiết giúp trẻ em có thể ứng phó trước tình huống, 
kiểm soát cảm xúc, giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh, làm thế nào để 
giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một 
cách tích cực, lành mạnh. 
 Bên cạnh đó, giao tiếp ứng xử là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết giúp 
trẻ lĩnh hội trong giáo dục phát triển toàn diện về mọi mặt: Thể chất, tình cảm, đạo 
đức, trí tuệ, thẫm mỹ cho trẻ Mầm non. 
 Người ta thường nói“Thỏ thẻ như trẻ lên ba”,“trẻ lên ba cả nhà học 
nói”... là những thành ngữ muốn nói đến việc dạy trẻ học nói cũng đồng thời giúp 
trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp từ những năm đầu tiên của cuộc đời. Nói và hiểu 
được, là phương tiện giao tiếp quan trọng giúp cho sự phát triển các khả năng tư 
duy, nhận thức và hoà nhập vào xã hội của trẻ. 
 Đối với cuộc sống mỗi người chúng ta, thế giới rộng lớn luôn có nhiều điều 
mới lạ chờ ta khám phá, mới đầu chỉ là làm quen hoặc thử cho biết, dần dần trở 
thành thói quen và là những điều không thể thiếu mỗi ngày như hơi thở vậy. Dĩ 
 3 2. Điểm mới của đề tài:
 Thực hiện đề tài này tôi đã thực hiện một số biện pháp:
 Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch.
 Tham gia bồi dưỡng chuyên môn.
 Dự giờ học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
 Tổ chức dạy Tiếng Việt cho trẻ dưới mọi hình thức và mọi lúc mọi nơi.
 Đề tài nhằm giải quyết tình trạng hạn chế về kỹ năng phát âm tiếng Việt của 
trẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 
 3. Phạm vi áp dụng đề tài sáng kiến:
 Đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi Bru - Vân Kiều nói trọn câu” có 
thể áp dụng cho giáo viên đang công tác tại các trường mầm non vùng đặc biệt khó 
khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa và có thể áp dụng cho các đơn vị trong địa bàn 
toàn huyện và tỉnh. Đây là đề tài thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, tình cảm kĩ 
năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi .
 * Đề tài này được kết cấu theo những nội dung chính sau đây:
 Phần I. Phần mở đầu.
 Phần II. Nội dung.
 Phần III. Kết luận.
 Tuy nhiên, đề tài này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong 
quý đọc giả, bạn bè, đồng nghiệp và các đồng chí cán bộ quản lý, lãnh đạo ngành 
góp ý, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
 Phần II
 NỘI DUNG
 2.1. Thực trạng của vấn đề mà đề tài, sáng kiến, giải pháp cần giải quyết:
 Năm học 2014 - 2015, được sự phân công của Ban giám hiệu Nhà trường, 
tôi phụ trách lớp ghép ở hai độ tuổi ddos là trẻ 4 tuổi và 3 tuồi (trẻ sinh năm 2011, 
2012), với tổng số 27 cháu, trong đó có 16 trẻ độ tuổi mẫu giáo nhở và 11 trẻ độ 
tuổi mẫu giáo bé. Qua một thời gian giảng dạy, bản thân tôi gặp một số thuận lợi 
và khó khăn sau:
 a. Thuận lợi
 Bản thân có nhiều năm trực tiếp công tác dạy học ở trường mầm non, tích 
cực tham gia các lớp đào tạo nên trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn (Đại học sư 
phạm mầm non), năng lực sư phạm vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong giảng 
dạy.
 Phụ huynh đã thực sự quan tâm đến việc học hành của trẻ nên đã đưa - đón 
trẻ đến lớp chuyên cần, đều đặn.
 5 Theo cách này, dần dần cho trẻ làm quen với các mô hình câu khác nhau từ 
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
 Trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, chúng ta có thể dạy 
trẻ nói trọn câu thông qua mô hình các câu hỏi và câu văn trong truyện:
 Ví dụ: Cô hỏi trẻ: "bạn Thỏ và Gà Trống tốt bụng còn Cáo thì sao?"
Trẻ trả lời: "Bạn Thỏ và Gà Trống tốt bụng, Cáo gian ác."
 CN VN CN VN
 Như vậy, trong quá trình giao tiếp hàng ngày với trẻ, với những câu hỏi vì 
sao, để làm gì, cô giáo đã dạy cho trẻ nói trọn câu, nói đúng ngữ pháp và mạch lạc.
 b. Biện pháp 2: Sửa lỗi về ngôn ngữ cho trẻ:
 * Về từ loại:
 Trẻ thường sử dụng sai các tính từ chỉ màu sắc. Với kiểu sai này, giáo viên 
cần cung cấp các khái niệm đúng và yêu cầu trẻ nhắc lại nhiều lần.
 * Lỗi về câu:
 + Câu rút gọn:
 Trẻ thường mắc lỗi nói câu rút gọn, đây là hiện tượng phổ biến trong ngôn 
ngữ của trẻ ở tất cả các lứa tuổi. Câu rút gọn của trẻ có thể là rút gọn một thành 
phần hoặc rút gọn nhiều thành phần như: Vị ngữ, chủ ngữ, bổ ngữ.
 Ví dụ: Cô hỏi: "Vịt Xám đi chơi bị làm sao?"
 Trẻ trả lời: " Bị lạc đường." (Rút gọn chủ ngữ)
 Câu rút gọn không có khả năng truyền đạt thông tin rộng rãi, nhất là đối với 
trẻ đang trong quá trình học nói trọn câu, hạn chế câu rút gọn sẽ làm cho trẻ nắm 
được cơ cấu, nội dung của câu nhanh hơn.
 + Câu sai trật tự từ:
 Ví dụ: Hai trẻ có xích mích với nhau dẫn đến một bạn khóc và chạy đến thưa 
cô: "Cô ơi! đập Khánh cháu"
 Trong tiếng Việt, trật tự từ có ý nghĩa ngữ pháp rất lớn, nó quy định các 
thành phần câu. Song trong một số trường hợp do chưa nắm được ngữ pháp nên trẻ 
nói sai trật tự câu, những gì trẻ muốn nhấn mạnh thì trẻ nói trước, trong những 
trường hợp như vậy, cô giáo cần nói lại câu cho đúng và yêu cầu trẻ nhắc lại. Bạn 
Khánh đánh cháu.
 + Câu lặp ý, không mạch lạc:
 Những câu nói không mạch lạc thể hiện điều trẻ nhận thức được và muốn 
nói những trẻ chưa biết sắp xếp, lựa chọn từ thích hợp, do đó câu nói của trẻ bị lộn 
xộn, không rõ ràng.
 Từ các câu nói chưa đúng của trẻ, chúng ta thấy rõ những khó khăn mà trẻ 
gặp phải trong giai đoạn này khi trẻ tiếp thu và sử dụng từ cũng như các loại câu. 
 7 Đọc theo các tác phẩm văn học nhằm cho trẻ làm quen và bắt chước cách 
diễn đạt mạch lạc, biểu cảm của ngôn ngữ nghệ thuật.
 Đọc theo tranh và theo đồ vật, đồ chơi: Trên cơ sở những tranh vẽ và đồ vật, 
đồ chơi. Trước khi đọc mẫu, tôi cho trẻ quan sát đặc điểm của đồ vật, đồ chơi
 Khi đọc mẫu cho trẻ nghe phải rõ ràng, chính xác theo trình tự lôgíc để trẻ 
nắm được nội dung và cách đọc.
 Ví dụ: Tôi cho trẻ xem các tranh vẽ về các nhân vật: "Mẹ, bé, cánh đồng” 
trong bài thơ “Đi bừa”. 
 * Khi dạo chơi, tham quan trường mầm non, tôi cho trẻ quan sát lớp mẫu 
giáo lớn, cho trẻ biết sau kỳ nghỉ hè thì trẻ sẽ được học lớp mẫu giáo lớn. Tôi sẽ 
giới thiệu cho trẻ biết ở trường mầm non trẻ sẽ gặp cô giáo mới, có nhiều bạn mới, 
được học nhiều câu chuyện dài hơn
 * Trong các giờ chơi tập: Tôi hướng cho trẻ xem sách, tranh ảnh về trường 
mầm non và đặt ra những câu hỏi đơn giản để trẻ trả lời.
 * Trong khi đợi đến giờ ăn cơm, tôi đặt ra một vài câu hỏi như: "Hôm nay, 
cô cấp dưỡng nấu món gì cho các con ăn?"; "Trước khi ăn các con phải làm gì?" để 
giúp trẻ nói trọn câu, nói lưu loát.
 d. Biện pháp 5: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ: 
 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau và 
nhìn chung tâm sinh lý của trẻ rất đa dạng. Ở cùng một độ tuổi, có trẻ phát triển tốt 
song cũng có trẻ phát triển chậm; có trẻ thì mạnh dạn, tự tin trò chuyện cùng cô ở 
mọi lúc, mọi nơi, tích cực và thích thú trả lời các câu hỏi của cô và trả lời trọn vẹn, 
lưu loát; có trẻ thì ngược lại: rụt rè, nhút nhát, trả lời cộc lốc, câu nói sai trật tự ngữ 
pháp. Vì vậy, cô giáo cần phải tìm hiểu và nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, 
phân nhóm trẻ theo trình độ nhận thức để có kế hoạch giáo dục thích hợp.
 * Đối với trẻ Khá - Tốt:
 Tôi dành những câu hỏi khó hơn, đòi hỏi trẻ phải tư duy, suy luận khi trả lời 
và phải biết diễn đạt thật mạch lạc, biểu cảm suy nghĩ của mình. Tôi thường dùng 
câu hỏi: Vì sao?, Tại sao? Hoặc câu hỏi giúp trẻ tự suy nghĩ, liên hệ bản thân để trả 
lời.
 Ví dụ: Khi dạy chuyện: "Thỏ con không vâng lời", tôi hỏi: "Thỏ con không 
vâng lời mẹ nên bị lạc đường về nhà, thế còn các con thì sao?".
 * Đối với trẻ Trung bình - Yếu:
 Tôi hỏi trẻ những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu và đặc biệt cần có những câu 
hỏi gợi mở để giúp trẻ trả lời trọn vẹn, lưu loát.
 Ví dụ: Dạy chuyện: "Thỏ con không vâng lời", tôi hỏi trẻ: "Qua câu chuyện, 
các con thấy bạn Thỏ có ngoan không?"; "Vì sao bạn Thỏ không ngoan?"; "Các 
con có nên học tập tấm gương của bạn Thỏ không?"
 Từ đó hướng trẻ rút ra bài học giáo dục.
 9 Phần III
 KẾT LUẬN 
 Giáo viên là lượng nồng cốt quyết định chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, 
giáo dục trẻ. Các cháu mầm non được chăm sóc, giáo dục chu đáo là cơ sở để hình 
thành và phát triển nhân cách cho trẻ; làm tiền đề, nền móng vững chắc cho trẻ học 
phổ thông.
 Đảng, Nhà nước giao cho chúng ta trọng trách vinh quang, rất đổi tự hào và 
trách nhiệm lớn lao, đó là nhiệm vụ “Trồng người”.
 Bác Hồ nói: “ Vì lợi ích mười năm ta phải trồng cây,
 Vì lợi ích trăm năm ta phải trồng người”
 Sự nghiệp “Trồng người” đối với trẻ em vùng thuận lợi đã rất khó khăn, vất 
vả song đối với trẻ em người dân tộc thiểu số lại càng khó khăn vất vả hơn. Làm 
sao cho trẻ phát triển đúng yêu cầu của nền giáo dục nước nhà đó là mục tiêu, trách 
nhiệm cao cả của mỗi một người giáo viên.
 Thấm nhuần lời dạy của Người, giáo viên mầm non phải ra sức thi đua dạy 
tốt, học tốt, đem hết sức lực, tâm huyết, trí tuệ của mình cống hiến cho sự nghiệp 
“Trồng người” của đất nước. “Tăng cường dạy Tiếng Việt” cho trẻ là góp phần 
thực hiện “lời dạy của Người”.
 Dạy Tiếng Việt cho trẻ bao gồm các nội dung: Dạy cho trẻ nghe Tiếng Việt 
một cách đầy đủ, chính xác, hiểu Tiếng Việt là hiểu được ý nghĩa câu nói, câu hỏi, 
câu trả lời; nói Tiếng Việt một cách thành thạo là nói đúng từ, đúng câu, đúng âm 
điệu, ngữ điệu, nhịp điệu, thanh điệu và làm quen với việc đọc, viết Tiếng Việt... 
Các nội dung trên có mối quan hệ đặc biệt với nhau nếu nghe đúng thì nói đúng và 
hiểu đúng ý nghĩa câu nói, ngược lại nếu nghe sai thì không hiểu được ý nghĩa câu 
nói và nói không đúng. Để thực hiện tốt các nội dung trên thì phải thực hiện đồng 
thời, thường xuyên và liên tục, kết hợp hài hòa giữa Nhà trường- Gia đình - Xã hội.
 Việc dạy trẻ sử dụng thành thạo Tiếng Việt có ý nghĩa nhân văn sâu sắc 
nhằm hình thành và phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, tình cảm và quan 
hệ xã hội. Đồng thời góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, 
tinh hoa nhân loại; đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện thành 
công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng ta đã và đang 
khởi xướng. 
 Dạy trẻ sử dụng thành thạo Tiếng Việt thông qua biện pháp dạy trẻ nói 
Tiếng Việt đúng quy định, nghe và hiểu được nội dung lời nói, làm quen với việc 
đọc, viết và sử dụng chúng trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày làm tiền đề nền tảng 
cho việc phát triển tư duy, nhận thức và hoàn thiện nhân cách con người giúp cho 
các cháu trẻ em người dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Vân Kiều nói riêng 
vươn lêm làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời.
 Sử dụng đúng Tiếng Việt ngay từ tuổi mầm non là cơ sở để giúp trẻ sau này 
lớn lên có điều kiện mở rộng môi trường giao tiếp, giao lưu với các bạn bè các 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_bru.doc