Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển các kỹ năng cơ bản

docx 24 trang skkn 20/05/2024 1780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển các kỹ năng cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển các kỹ năng cơ bản

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển các kỹ năng cơ bản
 MỤC LỤC
STT NỘI DUNG
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 1 Lý do chọn đề tài
 2 Mục đích nghiên cứu
 3 Đối tượng nghiên cứu
 4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
 5 Phương pháp nghiên cứu
 6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 PHẦN II. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT 
 VẤN ĐỀ
 1 Cơ sở lý luận
 2 Cơ sở thực tiễn
 3 Khảo sát thực trạng
 4 Những biện pháp thực hiện
 5 Biện pháp thực hiện (Biện pháp thực hiện từng phần)
 5.1 Biện pháp thứ nhất: Dạy trẻ cách sống tự lập.
 5.2 Biện pháp thứ hai: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
 5.3 Biện pháp thứ ba: Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động trải nghiệm
 5.4 Biện pháp thứ tư: Thường xuyên động viên, khen ngợi trẻ
 5.5 Biện pháp thứ năm: Kết hợp với phụ huynh.
 6 Kết quả đạt được.
 7 Bài học kinh nghiệm.
 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 1 Kết luận PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
 Từ thế kỷ XVIII, Nhà giáo dục học RutXô đã nhận xét rất tinh tế về những đặc 
điểm tâm lý của trẻ nhỏ. Theo ông, người lớn không phải lúc nào cũng có thể hiểu 
được trí tuệ, nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ nhỏ. Vì “ Trẻ em có những 
cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận của riêng nó”.
 Sự biến đổi, phát triển tâm lý của trẻ đầy biến động và diễn ra cực kì nhanh 
chóng. Đó là một quá trình không phẳng lặng mà có khủng hoảng và đột biến. 
Chính hoạt động của đứa trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn mà hình thành và 
phát triển. Bởi vậy, hoạt động của giáo viên mầm non phức tạp và muôn màu 
muôn vẻ hơn với các bậc học khác. Giáo viên mầm non chăm sóc và giáo dục trẻ ở 
giai đoạn có những đặc điểm tâm sinh lí riêng, đòi hỏi chương trình và phương 
pháp chăm sóc riêng phù hợp.
 Trẻ 3 - 4 tuổi có tính tò mò, thích tìm hiểu tính chất của sự vật và bắt đầu 
 luyện tập những kỹ năng đơn giản. Trẻ có nhu cầu độc lập do phát triển ý thức 
 bản ngã nhưng năng lực còn hạn chế, cơ thể còn non nớt và đặc biệt là người lớn 
 thường cấm đoán và lo lắng quá mức nên nhu cầu độc lập của trẻ không được 
 thỏa mãn. Giai đoạn này là cần thiết cho trẻ bắt đầu được rèn luyện các kỹ năng 
 cơ bản để đối phó với thực tế và môi trường xung quanh. Trẻ cần được trang bị 
 các kỹ năng như rèn luyện và phát triển thể chất hay các kỹ năng xã hội khác 
 như: giao tiếp, hợp tác, tự phục vụ Do đó, nếu không có sự trang bị tốt về kỹ 
 năng sống cho trẻ hay có sự định hướng không đúng đắn sẽ ảnh hưởng không 
 nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục kỹ 
 năng cơ bản cho trẻ, đổi mới phương pháp dạy học ở trường mầm non ngày càng 
 được chú trọng. Một câu hỏi được đặt ra là làm sao để phát triển tốt nhất các kỹ 
 năng cho trẻ 3 - 4 tuổi? Hiện nay dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm là 
 một phương pháp có nhiều ưu điểm và kích thích được các tiềm năng trí tuệ của 
 trẻ. Phương pháp dạy học thông qua trải nghiệm là một phương pháp lấy trẻ làm 
 trung tâm, dựa trên nền tảng tự do, cho phép trẻ được tiếp xúc, ứng xử, khám phá 
 một cách tự nhiên với môi trường xung quanh. Giáo dục trải nghiệm cho trẻ 3 - 4 
 tuổi trong quá trình học tập cho thấy sự phù hợp giữa phương pháp và mô hình 
 để mang lại một kết quả tốt hơn. Thực tế, giáo viên còn chú trọng đến nhiều các 
 hoạt động nhận thức mà chưa thực sự nghiên cứu sâu vào các hoạt động phát 
 triển tình cảm- kĩ năng xã hội. Trẻ ít có cơ hội để thể hiện, trải nghiệm để tự giải 
 quyết vấn đề.
 Chính vì những lý do trên, để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin phán đoán và giải 
 quyết các tình huống trẻ gặp trong cuộc sống. Tôi luôn trăn trở nghiên cứu một đời mà trẻ được rèn luyện. Lớn lên, khi trẻ đến trường đến lớp, mối quan hệ xã 
 hội được mở rộng bởi ngoài gia đình trẻ còn được làm quen, tiếp xúc với bạn bè, 
 thầy cô. Trong một ngày làm việc, giáo viên mầm non phải giúp trẻ giao tiếp với 
 người xung quanh, tổ chức hoạt động học, hoạt động vui chơi, chăm sóc bảo vệ 
 sức khỏe và các hoạt động vệ sinh khác Công tác giáo dục trẻ ở tuổi mầm non 
 đòi hỏi giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, được đào tạo chuyên môn 
 nghiệp vụ đạt trình độ chuẩn theo quy định của nghành, đủ sức đảm bảo công 
 việc. Giáo viên mầm non phải có lập trường vững vàng, yêu nghề, mến trẻ, tôn 
 trọng và đối sử công bằng với trẻ. Được giáo viên yêu thương và tôn trọng trẻ sẽ 
 sống và lớn lên trong cảm giác an toàn, yên tâm để tìm hiểu, khám phá thế giới 
 xung quanh. Giáo viên mầm non không nhất thiết phải có những kiến thức khoa 
 học uyên thâm, song cần phải có những hiểu biết về mọi lĩnh vực khoa học tự 
 nhiên, xã hội và con người.
 Để giúp trẻ 3 -4 tuổi phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội, giáo viên cần thay 
đổi phương pháp dạy theo hướng “lấy trẻ làm trung tâm”. Cô tổ chức - trẻ hoạt 
động; cô chủ đạo – trẻ chủ động và cô trò cùng tương tác. Nhiệm vụ của cô giáo tổ 
chức hoạt động như thế nào để trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách đơn giản 
nhưng hiệu quả. Tiếp tục thực hiện chiến lược lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát huy 
tính tích cực chủ động của trẻ. Thông qua trò chơi, hoạt động trải nghiệm trẻ được 
tìm tòi, sáng tạo được tự do giao tiếp, vui chơi, hợp tác, chia sẻ dễ dàng tiếp thu 
kiến thức.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Việc dạy trẻ kỹ năng sống có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển toàn 
 diện của trẻ. Vì trình độ nhận thức và tiếp thu của mỗi trẻ khác nhau, hoàn cảnh 
 sống từng gia đình mỗi trẻ không đồng đều. Vì vậy qua quá trình thực hiện bản 
 thân tôi nhận thấy muốn thực hiện tốt việc này thì phụ huynh và giáo viên cần có 
 lòng quyết tâm, sự bền bỉ, thường xuyên nỗ lực cố gắng, phải tận tâm, tận lực. Và 
 phải luôn cố gắng là tấm gương để trẻ học theo. 
 Năm học 2018- 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp Mẫu giáo bé.
Theo kinh nghiệm, tôi thấy khi xây dựng nội dung hoạt động cần bám sát mục tiêu 
của chủ đề. Sau đó lựa chọn các nội dung có thể tích hợp, các nội dung đó phải có 
mối quan hệ với nhau xoay quanh chủ đề, tránh tình trạng rời rạc dẫn đến hiệu quả 
không cao và không nên tích hợp quá nhiều nội dung trong một chủ đề. Tuy nhiên 
giáo viên phải dành nhiều thời gian để thiết kế trò chơi và sử dụng trò chơi linh 
hoạt, phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ và điều kiện thực tiễn của trường lớp, địa 
phương. Bên cạnh đó phụ huynh cũng nên dành thời gian quan tâm đến trẻ và trao 
đổi với giáo viên chủ nhiệm để nắm được tình hình của con trên lớp, các hoạt động 
con được tham gia để từ đó có thể rèn luyện thêm kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Từ 
đó dẫn đến các kiến thức của trẻ nắm bắt được chắc chắn hơn, kỹ năng của trẻ - Trẻ còn lo sợ khi được trực tiếp tiếp xúc với sự vật hiện tượng tự nhiên.
- Trẻ còn phụ thuộc vào người lớn, chưa tự giác trong vệ sinh cá nhân.
- Về phụ huynh: Phụ huynh chưa thực sự tin tưởng khi cho con tham gia vào hoạt 
động, sợ con bị bẩn và lo trẻ không được an toàn.
 * Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
Qua qua trình công tác và nghiên cứu thực hiện với mong muốn trẻ học được tốt 
môn khám phá, tôi đã dành thời gian để kháo sát thực tế trên trẻ cuả lớp tôi cụ thể 
như sau:
 Bảng khảo sát thực trạng đầu năm
 Đầu năm
 Tổng Nội dung Đạt Không đạt
 số trẻ
 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
 Kỹ năng giao tiếp 13 41,9 % 18 58,1 %
 31 Kỹ năng tự phục vụ 15 48,4 % 16 51,6 %
 Trẻ mạnh dạn, tự tin 12 38,7 % 19 61,3 %
 Từ thực trạng trên tôi muốn tìm ra những biện pháp đem lại kết quả cao, trẻ 
giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
 Chính vì thế, tôi đã đưa ra: “ Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển 
các kỹ năng cơ bản”
 4. Những biện pháp thực hiện:
 4.1. Biện pháp 1: Dạy trẻ cách sống tự lập.
 4.2. Biện pháp 2: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
 4.3. Biện pháp 3: Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động trải nghiệm.
 4.4. Biện pháp 4: Thường xuyên động viên, khen ngợi trẻ
 4.5. Biện pháp 5: Kết hợp với với phụ huynh.
 5. Biện pháp thực hiện (Biện pháp thực hiện từng phần) 5.2. Biện pháp 2: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
 Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng những năm đầu đời của trẻ là những 
năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ cũng là 
một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ. Ở giai đoạn này trẻ học và nắm được 
tiếng mẹ đẻ của mình, do vậy mà phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất quan 
trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy và quá trình học sau này. Điều quan trọng 
phải dạy cho trẻ trong kỹ năng giao tiếp:
- Sử dụng các từ ngữ phức tạp ngay cả với trẻ nhỏ, trẻ có thể học được định nghĩa 
của từ mới thông qua ngữ cảnh hoặc trẻ đặt câu hỏi ngược lại “Từ đó nghĩa là gì 
ạ?” Trẻ sẽ nhanh chóng học được cách sử dụng ngôn ngữ mô tả phong phú trong 
cuộc sống hàng ngày
- Trẻ muốn thể hiện mình, muốn được để ý, vì vậy cần hướng dẫn cho trẻ cách nói 
chuyện, cách lắng nghe, không nên cướp lời hay nói leo khi mọi người đang nói 
chuyện.
- Không được lấy đồ đạc và tự ý sử dụng khi chưa xin phép.
- Đi đâu cũng phải chào hỏi người lớn tuổi, xin phép trước
- Biết khoanh tay và nói xin lỗi khi làm điều sai, cùng với nói cảm ơn khi nhận 
được sự giúp đỡ.
- Ngoài ra, tôi còn tổ chức các hoạt động giao lưu cho trẻ lớp tôi với các anh chị 
lớp 5 tuổi, để giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động vui chơi, góp phần hình 
thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ 
với trẻ. Trò chơi: Bé biểu diễn thời trang Trẻ nặn bánh trôi
 Trong hoạt động dạy trẻ ‘‘khám phá nghề nông’’ tôi đã cho trẻ trải nghiệm 
một số công việc của những người nông dân đã vất vả, chịu thương chịu khó làm 
ra những hạt gạo, chăm sóc tưới trồng cho cây Trẻ cho đà điểu ăn Trẻ được cưỡi ngựa
 5.4. Biện pháp 4: Thường xuyên động viên, khen ngợi trẻ
 Vì đặc điểm của trẻ mầm non là luôn có tính bắt chước nên người lớn phải là 
tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đặc biệt phải 
đảm bảo an toàn cho trẻ. Người lớn cần sử dụng lời nói rõ ràng, câu hỏi gợi mở 
phối hợp cùng các cử chỉ, điệu bộ phù hợp nhằm khuyến khích trẻ tiếp xúc với môi 
trường xung quanh, bộc lộ, chia sẻ những cảm xúc với người khác bằng lời nói và 
hành động cụ thể.
 Bên cạnh những lời nói khích lệ, nêu gương, khuyến khích những hành vi, 
lời nói tốt của trẻ, cô giáo cần tuyên dương và khen thưởng trẻ kịp thời. Giáo viên 
cần sử dụng các hình thức khen thưởng, đúng lúc, kịp thời. Biểu dương trẻ là 
chính, nhưng không lạm dụng. Cần tuyên dương và khuyến khích trẻ để trẻ tự hào, 
tự nhận biết được hành động vừa làm là đúng và tiếp tục phát huy. Như trẻ biết 
giúp đỡ người khác, nhặt của rơi trả lại cho người đánh mất, biết làm các công việc 
tự phục vụ Khen ngợi trẻ cần đúng lúc, đúng chỗ và phải là lời khen thật lòng lúc mọi nơi.
Ví dụ: Trong chuyên đề rèn cho trẻ kỹ năng phòng cháy chữa cháy, phụ huynh đã 
cùng tham gia với trẻ về buổi huấn luyện
 6. Kết quả đạt được :
1. Hiệu quả :
Qua quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi đã rút ra được những kinh nghiệm như 
sau:
*Về phía giáo viên :
– Bản thân cần phải tích cực tìm tòi học hỏi, nhận thức sâu sắc những nội dung 
giáo dục và lựa chọn nội dung phù hợp đưa vào dạy trẻ lớp mình.
- Giáo viên tự học tập nâng cao trình độ tin học, chủ động thiết kế bài giảng 
powpoint để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy gây thích thú cho trẻ muốn tham 
gia hoạt động. số Nội dung SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
 trẻ
 Kỹ năng giao tiếp 13 41,9% 18 58,1 % 27 87,1 % 4 12,9 %
 31 Kỹ năng tự phục 15 48,4% 16 51,6% 25 80,6 % 6 19,4 %
 vụ
 Trẻ mạnh dạn, tự 12 38,7% 19 61,3% 24 77,4 % 7 22,6 %
 tin
 Kết quả cho thấy rằng: Qua một năm thực hiện biện pháp phát triển các kỹ 
 năng cho trẻ. Tôi thấy kỹ năng của trẻ đã tăng lên rõ ràng, cụ thể :
 + Kỹ năng giao tiếp tăng 45,2 %
 + Kỹ năng tự phục vụ tăng 32,2 %
 + Trẻ mạnh dạn tự tin tăng 38,7 %
 Trẻ đã trở nên mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều, chủ động trong giao tiếp với các 
 bạn, cởi mở mối quan hệ với cô và bạn, biết chia sẻ đồ dùng với các bạn và có ý 
 thức sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
 Tuy kết quả đạt được chưa cao nhưng đó là những nỗ lực và cố gắng của cả cô 
 và trò, đó cũng là sự khởi đầu đáng mừng cho những năm học tiếp theo
 7. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp giúp trẻ hứng thú học môn 
khám phá tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau :
 Giáo viên cần nắm bắt được đặc diểm tâm sinh lí, năng lực của trẻ, cần linh 
 hoạt sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ.
 Giáo viên cần tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác 
 nhau, những kinh nghiệm trẻ nhận được trong các trò chơi là nền tảng tạo nên 
 sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ. Đồng thời, khi trẻ tham gia vào trò chơi, trẻ 
 cần biết lập kế hoạch chơi, sáng tạo với các cách chơi và cố gắng đạt mục đích 
 đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_pha.docx