Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp của trẻ ở trường mầm non

doc 12 trang skkn 11/08/2024 680
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp của trẻ ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp của trẻ ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp của trẻ ở trường mầm non
 PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN 3
 TRƯỜNG MẦM NON 8
 ____________
 Sáng Kiến Kinh Nghiệm
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN TẠO SỰ 
 TỰ TIN , MẠNH DẠN TRONG GIAO TIẾP CỦA 
 TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 
 Người Viết : NGUYỄN THỊ LAN ANH.
 Chức Vụ : HIỆU PHÓ CHUYÊN MÔN
 Đơn Vị : TRƯỜNG MẦM NON 8
 NĂM HỌC 2010 – 2011 + Giáo viên chưa biết điều khiển cái thông minh linh hoạt ở một số trẻ giỏi đang có ở 
trong lớp của mình.
+ Cô ít cùng cháu chuyện trò những đề tài ngồi chương trình, đàm thoại bàn bạc những 
vấn đề xảy ra xung quanh trẻ.
+ Còn mệnh lệnh ra lệnh cho trẻ. Thậm chí muốn cháu vào nề nếp nhanh cô hay rầy la 
gò bó trẻ.
+ Trong một số tiết học như : tìm hiểu môi trường xung quanh, văn học, âm nhạc, vui 
chơi ít tạo điều kiện cho trẻ hỏi nhiều và nêu những thắc mắc của mình bằng chính 
ngôn ngữ ngây thơ của trẻ.
III/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
* Phương án 1 : Giúp bé có cảm giác thích thú mỗi khi đặt câu hỏi với cô, học 
được nhiều điều hay sau mỗi câu trả lời của cô:
+ Cô giáo là người bạn là người mẹ để cháu tin yêu gần gũi khi nói chuyện:
- Hàng tháng trong những buổi họp chuyên môn tôi thường đưa ra những việc chưa 
thành công để các cô cùng thảo luận, hướng dẫn và gợi ý các cô muốn cháu mạnh dạn 
tự tin, thông minh các cô nên gần gũi trò chuyện cùng trẻ, đừng rầy la khi cháu làm 
sai. Mà ngược lại phải tôn trọng cháu không xem thường những thắc mắc những câu 
hỏi của cháu. Thậm chí quan tâm cả những lời méc vớ vẩn của cháu. 
- Và không chỉ gợi ý cho các cô bằng lời, tôi đã hành động để các cô nắm vững cách : 
thường xuyên vào nhóm lớp hoặc những giờ sinh hoạt ngồi trời, giờ vui chơi, nói 
chuyện với trẻ bình thường và gần gũi... Ví dụ như bạn Kim mới cắt tóc phải không, 
đẹp quá nha. Bé Mi sáng đi học có ngoan không, hôm nay Mi có áo đầm xinh quá...
- Sử dụng những câu chuyện đơn giản bằng cách gợi cho cháu trả lời bằng những ngôn 
ngữ bình thường, dần dần các cháu hết bị gò bó, không còn nhút nhát nữa và còn thấy 
rằng “ cô Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nói chuyện cũng rất giống mẹ nói chuyện với 
con”.
+ Những thông tin những nhận xét của người thân trong gia đình:
- Một trong những biện pháp giáo dục tốt là thông tin cho bé biết là những điều người 
thân trong gia đình nghĩ về mình, nhận xét mình. Cô giáo là người tổ chức truyền đạt 
lại qua buổi sinh hoạt chủ nhiệm được thực hiện như sau: trong suốt một năm học ba 
mẹ đến trường tiếp xúc với cô và qua sổ Bé ngoan có những nhận xét cho gia đình. 
Giáo viên chọn một buổi sinh hoạt trong tuần hoặc lúc sinh hoạt ngồi trời kể lại những 
gì cô biết về bé một cách thật tình cảm, thật tế nhị. Đặc biệt lưu ý những bé cá biệt 
của lớp, cô nêu những ưu điểm dù rất nhỏ động viên, tránh trường hợp chỉ khen những 
bé giỏi; chê bai những trẻ kém làm cho trẻ chán và thêm mặc cảm.
- Cô nên hạn chế phân tích những điều chưa tốt trên một cá nhân nào đó trước lớp mà 
chỉ nên giáo dục cháu trên những nhân vật trong truyện... Và để giúp bé mạnh dạn cô 
mời bé đứng lên – xác nhận những gì cha mẹ kể cho cô nghe và động viên bé kể 
những việc làm tốt ở nhà. Mục đích của cô sẽ đạt rất nhanh, vì bé sẽ rất tự tin những 
điều cô nói về mình.
+ Xây dựng giờ tìm hiểu môi trường xung quanh tốt để cung cấp kiến thức về thiên 
nhiên và xã hội cho trẻ:
- Xây dựng chuỗi hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó và sưu tầm cách cơi mở giới thiệu 
vấn đề. Ví dụ muốn giới thiệu với trẻ về đặc thù của móng vuốt các con vật sống trong 
rừng thì cô sẽ hỏi” các con thấy những con vật sống trong rừng như thế nào? Thức ăn 
của chúng là những gì? Tư thế(cách ăn) của chúng khi săn mồi như thế nào?...
- Hoặc dưới hình thức kiểm tra kiến thức trẻ. Chúng tôi thường xuyên vào lớp thăm 
trẻ, sà xuống nói chuyện với trẻ về mọi chuyện mà trẻ thích : hôm qua ở nhà có gì vui 
 2 với người đang làm các nghề để trẻ được trực tiếp quan sát rồi suy nghĩ và nêu được lý 
do khi chọn một nghề sau này. Qua những việc mà trẻ đã làm sẽ có vốn kiến thức rất 
nhiều và cứng từ đây chính là nền tảng để trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển những lời nói 
của mình một cách hồn nhiên ngây thơ nhưng rất thiết thực từ những gì trẻ đã và đang 
thực hiện.
IV/ KẾT QUẢ:
- Với những suy nghĩ như trẻ chúng tôi đã và đang áp dụng tại trường, với sự nhiệt 
tình của tập thể giáo viên, với tinh thần cầu tiến luôn suy nghĩ sáng tạo torng phương 
pháp giảng dạy và với phương châm “ lấy học sinh làm trọng tâm” chúng tôi đã giúp 
cháu :
+ Hồn nhiên linh hoạt, mạnh dạn, thông minh và thích đến trường. Đó là điều mà phụ 
huynh thật an tâm khi giao núm ruột của mình cho nhà trường.
+ Tham gia các hội thi do PGD và trường tổ chức : biễu diễn văn nghệ mừng ngày nhà 
giáo Việt Nam, mừng ngày 8/3, mừng xuân ... . Tổ chức cho các cháu tham quan, trò 
chuyện và biểu diễn văn nghệ tại Tòa án quân sự quân khu 7 với tinh thần rất mạnh 
dạn và tự tin.
+ Đặc biệt là về sau khi các cháu gặp tôi đã tỏ vẻ gần gũi đến nổi đang vui chơi ngồi 
trời hoặc đang sinh hoạt trong lớp đã chạy đến nói chuyện với tôi về nét chữ trẻ viết 
xong, vừa thực hiện xong một tác phẩm tạo hình hoặc khéo với tôi một vài chiếc kẹp 
đẹp, kể với tôi việc vừa xảy ra ở lớp. Bằng thực tế đơn giản tôi đã chứng minh cho 
giáo viên của tôi thấy là : dù quản lý cháu bé nhỏû như thế ta cũng không nên xem 
thường cháu.
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Qua kết quả thực hiện nêu trên tôi đã rút ra được một số kinh nhgiệm sau:
-Luôn luôn quán triệt và xác định tầm quan trọng trong việc phát triển nhân cách của 
trẻ trong trường Mầm non để giúp trẻ hoạt bát, mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn.
- Phải kết hợp song song vừa giải quyết nhận thức của mọi người từ giáo viên, phụ 
huynh, đồng thời vừa hình thức tổ chức thực hiện của BGH trong việc phát triển nhân 
cách cho trẻ.
- Phải coi trọng những hành động, suy nghĩ của trẻ dù là nhỏ nhất và luôn đạt câu hỏi “ 
luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” lên hàng đầu.
- Phải tạo được nề nếp hoạt động thường cuyên, liên tục, mang tính tự giác cao, đồn 
kết nhất trí và quyết tâm thực hiện không ngại khó.
- Điều cơ bản nhất là không gấp gáp với thời gian, không nóng lòng vội vã đòi có kết 
quả trong thời gian ngắn mà phải kiên trì. 
 DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG Quận3, Ngày 16 tháng12 năm 2010
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Người viết
 Nguyễn Thị Lan Anh
 4 6 8 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_tao_su.doc