Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên sáng tạo trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên sáng tạo trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên sáng tạo trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN SÁNG TẠO TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI THEO CHƯƠNG TRÌNH MẦM NON MỚI V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra khảo sát chất lượng chuyên môn của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động chung. Khảo sát tình hình nắm bắt kiến thức, phát triển các kỹ năng của trẻ. 2. Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động, tìm tòi, trải nghiệm. 3. Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện với giáo viên để biết thêm những thông tin cần thiết về đề tài nghiên cứu. 4. Phương pháp tổ chức thực hành: Tổ chức cho giáo viên thiết kế nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động chung cho trẻ theo chủ đề. 5. Phương pháp đánh giá xếp loại: Nhằm đánh giá quá trình thực hiện của giáo viên. kỹ năng lĩnh hội kiến thức của trẻ. Qua đó đúc rút kinh nghiệm, động viên, khích lệ kịp thời cho giáo viên và trẻ từ đó có hướng khắc phục. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận: Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học Mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có trách nhiệm gieo những hạt giống tốt, mầm non tốt tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo thế hệ trẻ mai sau. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của ngành giáo dục mầm non đã triển khai thực hiện chương trình mầm non mới, chương trình lựa chọn và sắp xếp theo hệ thống các chủ đề thông qua các hoạt động chung trong chương trình giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt thông qua hoạt động chung, giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động , nắm bắt và lĩnh hội các tri thức và kỹ năng về sự vật, hiện tượng thế giới xung quanh, rèn luyện cho trẻ tính tập trung, thái độ nghiêm túc khi tham gia vào các hoạt động cũng như thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên đề ra và hình thành cho trẻ con người năng động trong mọi tình huống và lĩnh hội kiến thức trong các lĩnh vực. Đây là yêu cầu rất quan trọng đòi hỏi người giáo viên mầm non phải nhận thức và xác định được vai trò trách II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ TRƯỜNG LỚP * Khảo sát tình hình thực tế: Trước khi thực hiện các biện pháp tôi đã tiến hành khảo sát thực tế ở trường và kết quả thu được như sau: * Khảo sát chất lượng giáo viên khối 4 tuổi: ( Số giáo viên là:6) Đạt Còn hạn chế Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Nắm vững nội dung các lĩnh vực. Biết thiết kế và xây dựng các chủ đề phù 3 50% 3 50% hợp với độ tuổi. Nắm vững phương pháp các lĩnh vực 2 33.4% 4 66,6% Vận dụng linh hoạt, sáng tạo Soạn bài bằng máy vi tính. Phát huy tốt ứng dụng CNTT vào tổ 1 16.6% 5 83,4% chức các hoạt động * Kết quả khảo sát chất lượng trẻ khối 4 tuổi:( Tổng số trẻ được khảo sát: 113) Đạt Còn hạn chế Những kỹ năng hình thành ở trẻ Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học 70 62% 43 38% Trẻ có ý thức thực hiện tốt yêu cầu của 65 57.5% 48 42,4% tiết học Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng vận 68 60% 45 40% dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế. Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ rõ 80 70.1% 33 29,2% ràng, mạch lạc 1. Thuận lợi: - Trường được được đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia, có đủ điều kiện để thực hiện chương trình Mầm non mới. - Được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành và sự đồng thuận cao trong các bậc phụ huynh đã tạo điều kiện cho nhà trường trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ để đảm bảo cho giáo 1. Bồi dưỡng kỷ năng lựa chọn nội dung, chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình. Nói đến việc giáo dục ở trường mầm non thì không thể không nói đến việc thực hiện chương trình, chương trình là phương tiện cơ bản để giáo dục toàn diện. Muốn thực hiện tốt chương trình thì đòi hỏi phải nắm được nội dung chương trình giáo dục mầm non. Để thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả, không bị gián đoạn tôi tổ chức cho giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch năm, tháng, tuần theo từng chủ đề. Sau khi lên kế hoạch xong tổ chức cho giáo viên sinh hoạt chuyên môn, cho giáo viên thảo luận, góp ý kiến, thống nhất chương trình giảng dạy, hướng dẫn cho giáo viên soạn bài phù hợp với kế hoạch đã lên của chuyên môn. Khuyến khích giáo viên sáng tạo trong xây dựng kế hoạch mang tính thời sự cập nhật. Ví dụ: Qua đợt bảo lũ giáo viên xây dựng kế hoạch một tuần chủ đề" Bảo lũ ở quê hương em" Giáo viên lập kế họach tổ chức hoạt động về lũ, bão quét, mưa to... để giúp trẻ có thêm kiến thức về cách phòng tránh khi bảo lũ đến, biết hiện tượng thiên nhiên về các mùa trong năm... Để kỷ niệm ngày toàn phường đón nhận danh hiệu anh hùng. Giáo viên đã xây dựng chủ đề " Theo dòng lịch sử "Tổ chức cho trẻ tìm hiểu về các di tích lịch sử, đài tưởng niệm các liệt sỹ, nghĩa trang tưởng niệm về 10 cô gái xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc...giáo viên truy cập mạng internet thu thập thông tin, dữ liệu cho trẻ xem và trò chuyện về nội dung đó, nhằm giáo dục cho trẻ lòng biết ơn sâu sắc. Hướng dẫn cho giáo viên cách xây dựng mục tiêu chủ đề, mạng nội dung, mạng hoạt động, lên kế hoạch hoạt động góc, hoạt động chung... và hướng dẫn cho giáo viên khai thác triệt để nội dung của bài dạy sao cho không gò bó áp đặt trẻ. Lựa chọn nội dung phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ theo độ tuổi mình phụ trách, nội dung phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tất cả những nội dung đó phải toát lên được trọng tâm của chủ đề. Lên kế hoạch dạy phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn của lớp, của trường, địa phương mình. Ví dụ: Đối với chủ điểm: Quê hương thủ đô Hà nội Bác Hồ. - Cho trẻ tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh của quê hương Hà Tĩnh. Những di tích lịch sử ở nơi trẻ đang sinh sống qua những buổi đi tham quan, giáo viên liên hệ với phụ huynh có xe đưa các cháu đi như: ( Nhà lưu niệm Bác Hồ; Tượng đài Lý Tự Trọng; Chùa Miếu; Chùa Cẩm Sơn.) Ví dụ: Trong hoạt động chung làm quen với toán “ nhận biết phân biệt khối vuông, khối chữ nhật ” ở chủ đề “ ngành nghề ”, ngay từ khi lên kế hoạch tổ chức hoạt động này giáo viên đã xác định mình sẽ tích hợp nội dung gì để thu hút được trẻ tham gia cũng như làm nổi bật ở chủ đề mình đang thực hiện như: trò chuyện về nghề nghiệp, hát về “Cháu yêu cô chú công nhân”... về tên các đồ dùng, đồi chơi trong lớp học có các khối vuông, khối chữ nhật. Ví dụ: Làm quen bài thơ” Tết đang vào nhà” chủ điểm mùa xuân. Giáo viên tổ chức cho trẻ đi hội chợ xuân mua sắm đồ dùng, cây cảnh về chuẩn bị ngày tết như: Hoa mai, hoa cúc, nụ tầm xuân, bánh kẹo... thông qua tên các loài hoa và bánh kẹo giáo viên cho trẻ hiểu được một mùa xuân mới đang về, trẻ lớn thêm một tuổi, những loài hoa, những món ăn đặc trưng của mùa xuân... 3. Tạo mọi điều kiện, cơ hội giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy: Đổi mới phương pháp giảng dạy là quá trình phối hợp linh hoạt và hợp lý những kinh nghiệm, thành tựu sử dụng, điều kiện cơ sở vật chất và cải tiến phương pháp dạy học của đội ngủ giáo viên. đổi mới phương pháp nhằm tích cực hoá các hoạt động dạy học, khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình và có niềm tin trong lao động, học tập. Với những hiểu biết của bản thân và đổi mới phương pháp giảng dạy tôi đã đặt ra những yêu cầu cho giáo viên khi tổ chức một giờ hoạt động như sau: Tổ chức tiết dạy: * Đối với giáo viên: - Nghiên cứu kỹ nội dung đề tài, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng bài học và các hình thức tổ chức hoạt động diển ra trong tiết dạy. - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, mục đích giải quyết, dự kiến các tình huống ở trẻ và hướng khắc phục. - Lựa chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của lớp, phù hợp với đề tài và lĩnh vực mà mình đã chọn. Để tổ chức tốt tiết dạy phải tuỳ nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác định cách tổ chức hoạt động cho trẻ làm thế nào để có kết quả cao nhất. Ví dụ: Nếu mục đích của bài dạy chủ yếu rèn kỹ năng thì giáo viên cần coi trọng cách học cá nhân của trẻ. Cho trẻ hoạt động theo những nhóm nhỏ, trẻ được thảo luận, trải nghiệm, được tạo ra những sản phẩm theo ý tưởng của mình, được nêu lên những quan 4. Tận dụng cơ hội làm phong phú kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động chung. Để tổ chức hoạt động chung giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chính xác, tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm trên hoạt động chung thì việc tận dụng cơ hội mọi lúc, mọi nơi để cung cấp kiến thức cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết, thông qua các hoạt động dạo chơi ngoài trời, hoạt động chiều, hoạt động góc, dạo thăm... giáo viên có thể cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh, về con người, cuộc sống... làm quen các bài thơ, câu chuyện các trò chơi.... hình thành một số kiến thức, kỷ năng... giúp cho trẻ tự tin hơn khi tham gia hoạt động chung với cô và các bạn, thực hiện các yêu cầu mang tính chất giải quyết vấn đề. Ví dụ: Để tổ chức hoạt động chung cho trẻ làm quen tác phẩm văn học: Chuyện “ Sự tích quả dưa hấu” Buổi chiều hôm trước cô tổ chức cho trẻ đi tham quan vườn cây ăn quả của trường. Trẻ được quan sát, tìm tòi, trải nghiệm, nêu lên nhận xét về quá trình phát triển của cây, môi trường sống, nguồn gốc của cây dưa, trẻ tham gia chăm sóc cây... về lớp trẻ sắp xếp các bức tranh theo quá trình phát triển của cây.Qua hình thức đó để thu hút hứng thú của trẻ vào tiết học có hiệu quả hơn. Tạo cơ hội và kích thích trẻ tích cực sáng tạo là một yêu cầu đổi mới trong giáo dục Mầm non, từ đó đặt ra sự đòi hỏi cao từ phía giáo viên, giáo viên phải biết tận dụng mọi cơ hội, mọi tình huống để thu hút và lôi cuốn trẻ vào hoạt động. Để làm được điều đó thì giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, là người sáng tạo, linh hoạt luôn suy nghĩ để tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động mang tính chất mở, lấy trẻ làm trung tâm, trẻ thực sự được hoạt động trải nghiệm, giáo viên không phải là người làm thay cho trẻ mà là người định hướng và giúp trẻ hệ thống hóa được kiến thức, cũng cố kỷ năng một cách chính xác. Nhất là trong qúa trình tham gia các hoạt động chung thì việc tạo cơ hội phát huy tính tích cực của trẻ được đánh giá cao. Ở trường chúng tôi, tôi đã quan tâm đến việc đổi mới quan điểm và phương pháp dạy học cũ của giáo viên vì thế việc hướng dẫn thiết kế môi trường đến tổ chức các hoạt động chung cho trẻ được tôi triển khai rất rõ trong quá trình tổ chức chuyên đề và qua các buổi thảo luận, thăm lớp dự giờ để có sự góp ý về phương pháp tổ chức các hoạt động cho các giáo viên, đánh giá tổ chức các hoạt động của giáo viên thông qua khảo sát và kiểm tra mọi hoạt động trên trẻ có sự thống kê và điều chỉnh cả trong quá trình để giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động chung cho trẻ nhất là biết tận dụng mọi cơ hội và điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tốt nhất. đặc sản của quê hương...bằng những hình ảnh “thật" dễ gây hứng thú ở trẻ. Thông qua những hình ảnh thật đó trẻ bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, đưa ra nhận xét và hiểu biết của mình. Để kích tích tính tích cực hoạt động nhận thức của từng cá nhân trẻ làm cho tiết học thêm sinh động và hấp dẫn hơn. Thông qua các trò chơi nhằm hình thành cho trẻ biểu tượng đầy đủ, chính xác về môi trường xung quanh. Đồng thời phát triển cho trẻ năng lực quan sát, chú ý có chủ định. Ví dụ: Sau khi cho trẻ tìm hiểu về các “ phương tiện giao thông; con vật nuôi trong gia đình; các loại rau, củ, quả; Đồ dùng gia đình ”... giáo viên sử dụng phần mềm tạo ra trò chơi “chọn phương tiện giao thông theo nơi hoạt động của chúng ” " Tìm chuồng cho con vật nuôi; Chọn lá cho hoa; Phân loại nhóm rau; Chọn đồ dùng cho các phòng"cho trẻ đếm, chọn chữ số tương ứng với số lượng đồ dùng, cây, hoa, con vật, PTGT.. .mà trẻ đã chọn đúng. Đối với tiết học không sử dụng phần mềm, cô giáo tổ chức cho trẻ chơi bằng tranh lô tô, hoặc cho trẻ tô màu tranh...trẻ chơi chóng chán, chưa kích thích tính sáng tạo ở trẻ. Nhưng đối với tiết học sử dụng phần mềm này giáo viên tạo ra cách chơi cho trẻ, bằng cách cô là người hướng dẫn, tạo điều kiện cho trẻ cùng các bạn hoạt động trải nghiệm, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách tích cực đạt kết quả thông qua trò chơi trên máy chiếu. * Sử dụng phần mềm hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình. Cũng giống như bất cứ hoạt động chung nào, việc tạo cảm xúc khi vào bài là một vấn đề quan trọng, nó đưa đến sự thành công và sáng tạo của trẻ trong suốt thời gian hoạt động.Tuy phần này nó chiếm ít thời gian nhưng nó có vị trí không kém phần quan trọng, vừa lôi cuốn được trẻ, vừa khéo léo giúp trẻ hình thành những vấn đề mà trẻ cần giải quyết. Ví dụ: Cho trẻ “ vẽ vườn hoa ” để sản phẩm của trẻ sáng tạo thì đòi hỏi cô giáo phải cung cấp đầy đủ các biểu tượng, hình ảnh về sự vật, không đơn thuần chỉ là tranh ảnh mà trẻ phải được trực tiếp quan sát các loài hoa. Cô cung cấp cho trẻ qua phần mềm, cho trẻ được trực tiếp xem các loài hoa rung rinh trong gió, đua nhau khoe sắc. Chắc chắn rằng trẻ sẽ thích thú hơn khi cho trẻ xem bằng tranh, hoặc bằng mô hình cô xây dựng. Hay cho trẻ nặn “ Con nhím ” hình ảnh con nhím đang chạy tung tăng vui đùa với cỏ cây, hoa lá trẻ sẽ thích thú hơn là xem tranh. Từ đó làm giàu hình ảnh, biểu tượng trong sản phẩm của trẻ. * Sử dụng phần mềm cho trẻ làm quen với toán và tổ chức trò chơi cũng cố kiến
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_sang_t.docx