Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo các kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước các nguy cơ mất an toàn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo các kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước các nguy cơ mất an toàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo các kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước các nguy cơ mất an toàn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi : PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP Chúng Tôi là: TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công Chức vụ Trình độ Tỷ lệ (%) năm sinh tác chuyên đóng góp môn vào việc tạo ra sáng kiến 1 Nguyễn Thị Lan Phương 18/06/1983 Trường Phó HT Đại học 60% mầm non Tây Sơn 2 Phạm Thị Huyền 05/08/1987 Trường Giáo Đại học 40% mầm non viên Tây Sơn Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo các kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước các nguy cơ mất an toàn.” Lĩnh vực áp dụng: Đề tài có thể áp dụng rộng rãi cho đội ngũ giáo viên trong trường và trong ngành giáo dục mầm non. I. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của trẻ về những sự việc xung quanh mình và cách để bé bảo vệ mình an toàn. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân giúp bé tránh xa những mối nguy hiểm khi khám phá thế giới bên ngoài. Trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn. Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân giúp trẻ hình thành thói quen và các kỹ năng ứng phó với nguy hiểm khi trẻ gặp phải trong gia đình, trường học và ngoài xã hội, giúp trẻ cảm thấy tự tin và sẵn sàng vượt qua những nguy hiểm trong cuộc sống. Theo tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết “ Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là kiến thức để trẻ có khả năng tự lập được”. Ngày nay dư luận đang hết sức lo lắng trước hàng loạt các xâm hại và mất an toàn đối với trẻ em. Trẻ em gần như không biết cách bảo vệ và đề phòng, cũng như chưa có các kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm xung 3 - Trẻ nhận biết được một số mối nguy hiểm có thể xảy ra ở xung quanh mình và biết cách xử lý tình huống đơn giản mà trẻ thường gặp phải như: bị đứt tay, bị bỏng, bị ngã, - Cung cấp một số kiến thức và kỹ năng để kết hợp với phụ huynh cùng dạy các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ khi ở nhà. * Nhược điểm - Trẻ chỉ được học những kiến thức mà cô cung cấp, ít được tham gia các tình huống trải nghiệm nên kỹ năng xử lý tình huống của trẻ còn hạn chế. - Một số phụ huynh chưa quan tâm, nhiệt tình phối kết hợp với giáo viên trong việc dạy cho trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi ở nhà cũng như ở trường 2. Giải pháp mới cải tiến - Hiện nay có rất nhiều mối nguy hiểm luôn rình rập xung quanh trẻ như: bỏng, điện giật, ngã, đuối nước, cháy nổ, lạc đường, đặc biệt là nạn bắt cóc trẻ em, xâm hại trẻ em, bạo hành trẻ em... không phải những vấn đề đó đều được giải quyết một cách dễ dàng, mà giáo viên phải hướng dẫn cho trẻ cách phòng tránh và biết cách xử lý những tai nạn không cần thiết khi xảy ra. - Việc rèn cho trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân trước các nguy cơ mất an toàn trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non là một việc làm vô cùng cần thiết và có ý nghĩa. Nếu các con không có kỹ năng tự bảo vệ bản thân thì các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống. Muốn vậy, người lớn không chỉ cho trẻ học trên sách vở mà còn cho trẻ học kiến thức thực tế ngoài đời. Việc rèn kỹ năng tự chăm sóc, bảo vệ bản thân ngay từ nhỏ tạo cho trẻ tính tự giác, tự lập, tự tin, tinh thần tập thể. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy hoàn thiện nhân cách trẻ một cách tốt nhất, giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống. - Để trẻ có các kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ mất an toàn một cách tốt nhất. Chúng tôi đã lựa chọn và đưa ra một số giải pháp sau: a. Giải pháp 1: Dạy trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước các nguy cơ mất an toàn thông qua các tình huống Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo hầu hết trẻ chưa phân biệt được những gì là nguy hiểm hay không nguy hiểm đối với mình. Chính vì vậy nên việc giúp trẻ phân biệt những mối nguy hiểm luôn được chúng tôi quan tâm, lồng ghép, dạy trẻ và giáo dục trẻ qua hoạt động học, hay hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, mọi lúc 5 Sử dụng đồ dùng an toàn và không an toàn Trẻ thực hành sơ cứu khi bị chảy máu chân, đứt tay 7 hít vào sẽ không kiểm soát được, do đó phải dạy trẻ sau khi từ chối không nhận thì hãy tìm đến chỗ có người lớn để tránh bị kẻ đó dụ đỗ. Hãy nói với trẻ rằng chúng có thể la hét hoặc thét lên nếu bị người lạ lôi kéo, dắt đi. Dạy cho trẻ cách đối phó trường hợp đó là hét lên “Cứu với”, “Cháu không biết cô/ chú”. Cần tập cho trẻ cách la hét và kháng cự mạnh mẽ để thu hút sự chú ý của người xung quanh nếu thấy gần đó có người, những người xung quanh sẽ nhận thấy sự khác thường và can thiệp. - Dạy trẻ gọi tên đầy đủ của cha mẹ hoặc người thân trong gia đình Khi ở trường cùng như khi ở nhà. Cô giáo và cha mẹ nên dạy trẻ gọi tên đầy đủ của cha mẹ hoặc người thân trong gia đình và hướng dẫn trẻ cách học thuộc nhanh nhất có thể. Trong trường hợp bé đi lạc, bé có thể gọi to tên bố mẹ giúp bố mẹ dễ tìm được vị trí của trẻ hơn. Nếu một đứa trẻ bị lạc đang hét lên “Mẹ ơi!” thì rất khó phân biệt giọng nói của trẻ đang bị lạc với những trẻ khác đang gọi cho mẹ hoặc người thân của trẻ. Vì vậy, trẻ mẫu giáo nên gọi tên, đặc biệt là họ tên của cha mẹ hoặc bất kỳ người chăm sóc nào khác. Nếu trẻ bị lạc, chúng có thể nói cho ai đó biết cha mẹ chúng là ai. Hãy giúp trẻ thích học tên của cha mẹ hoặc người thân trong gia đình bằng cách trình bày nó như một điều gì đó rất đặc biệt. Một số cha mẹ lo lắng việc khuyến khích trẻ la hét để được giúp đỡ sẽ khiến chúng trở thành mục tiêu dễ dàng cho những kẻ xấu. Thực tế, những kẻ xấu sẽ tìm kiếm những trẻ không thu hút sự chú ý. Một đứa trẻ la hét có quá nhiều rắc rối. 9 Để trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết khi vui chơi ở những nơi công cộng, chúng tôi dạy trẻ nhớ họ tên của mình, nhớ tên bố mẹ, tên những người thân trong gia đình, nhớ số điện thoại liên lạc của bố mẹ, nhớ địa chỉ gia đình, khi bị lạc thì cần gọi ai? nhờ sự giúp đỡ của ai?... để đề phòng khi bị lạc ở những nơi đông người, công viên, đi tắm biển... Nếu không may bị lạc thì nhờ người gọi giúp số điện thoại cho bố mẹ hoặc nhờ các chú bảo vệ, đồn công an nơi gần mình nhất để được giúp đỡ. Nhắc trẻ tuyệt đối không được tiếp xúc, không tự ý đi theo người lạ và ăn những đồ mà người lạ đưa cho vì có thể bị người xấu tẩm thuốc mê làm hại đến cơ thể và họ sẽ bắt cóc một cách dễ dàng, lúc đó các con có thể sẽ không được gặp lại bố mẹ nữa và rất nguy hiểm. - Dạy trẻ kỹ năng biết phản ứng như: giãy giụa, kêu cứu, tìm cách thoát ra ... nếu bị kẻ lạ mặt tấn công, bắt cóc. Bắt cóc trẻ em đang trở thành vấn nạn vô cùng đáng lo ngại với các bậc cha mẹ. Đáng báo động, số vụ bắt cóc trẻ em ngày càng gia tăng với thủ đoạn vô cùng tinh vi và khó lường. Có thể nhiều người còn chưa biết rằng, mỗi năm nước ta có hàng trăm vụ trẻ em mất tích vì bị mua bán, bắt cóc và bị bán ra nước ngoài . Vì thế, hơn bao giờ hết, cần chú ý hơn đến việc trang bị cho trẻ những kỹ năng tự vệ để có thể ứng phó trước những tình huống nguy hiểm. Thực tế cho thấy 11 Trẻ phản ứng khi bị người lạ bắt cóc * Tình huống 3: “Nếu thấy có khói, có cháy, có khí độcthì các con sẽ phải làm thế nào?” Trẻ em là đối tượng rất dễ bị thương và tử vong trong các đám cháy do không hiểu biết về các kỹ năng thoát hiểm. Vì vậy giáo viên và cha mẹ cần phải quan tâm hướng dẫn cho trẻ các kĩ năng để thoát nạn trong các trường hợp cháy nổ, khí độc. Vì trẻ còn quá nhỏ để có thể tự mình xử lý được các đám cháy dù là cháy nhỏ và cũng còn quá nhỏ để nhận biết được nguyên nhân gây ra cháy và cách để dập tắt đám cháy. Vậy nên chúng tôi dạy trẻ khi phát hiện ra đám cháy thì cần phải vừa tìm sự giúp đỡ của người lớn, vừa tìm cách thoát ra khỏi khu vực có đám cháy càng sớm càng tốt. Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương cho biết, để huấn luyện cho trẻ kỹ năng thoát khỏi hỏa hoạn, thầy cô hoặc phụ huynh có thể thực tập cùng bé bằng những phương pháp chơi mà học. Ví dụ: cho bé đóng vai lính cứu hỏa hoặc nạn nhân, viết lên tấm bảng số cứu hỏa 114, số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân và dạy trẻ nhớ. 13 hỏa hoạn vì khi đó thang máy có thể ngừng giữa chừng do ngắt điện. Trường hợp ở gần tầng thượng hơn, hãy di chuyển lên tầng thượng thay vì di chuyển xuống dưới. Kỹ năng 5: Nhớ rằng không những lửa mà khói và hơi độc cũng có thể dẫn đến tử vong. Để tránh bị ngộp vì khói, hãy dạy bé di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Hãy khoác thêm một chiếc áo được nhúng nước nếu có thể. Kỹ năng 6: Khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa hãy dạy bé phải dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn. Kỹ năng 7: Nếu kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa rồi chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà. Bởi gầm giường là nơi đầu tiên những người lính cứu hỏa để mắt đến khi tìm kiếm những người còn kẹt lại trong một vụ hỏa hoạn. Khi bị lửa bén cháy vào quần áo 15 * Tình huống 4: Dạy trẻ biết bảo vệ bản thân trước những nguy cơ mất an toàn. Trong thời gian gần đây, xâm hại trẻ em đang là nỗi lo rất lớn của các bậc phụ huynh và là vấn nạn nhức nhối đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Làm thế nào để trẻ có các kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trước các nguy cơ mất an toàn? Đó là một câu hỏi luôn làm cho chúng tôi cũng như các bậc phụ huynh trăn trở. Vì vậy, cách tốt nhất để giúp trẻ tự bảo vệ mình là dạy cho trẻ những kỹ năng giúp trẻ tự bảo vệ bản thân và phòng tránh các nguy cơ bị xâm hại. Chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Nếu con đang ở nhà một mình, có người đến gọi mở cửa con sẽ làm gì?” Chúng tôi cho trẻ suy nghĩ và nói ra cách giải quyết của mình trong từng tình huống cụ thể. Trong khi thảo luận với trẻ, chúng tôi gợi mở: Cũng có trường hợp kẻ xấu có thể gây hại cho trẻ hoặc lấy trộm đồ của gia đình cũng chính là người thu tiền điện, tiền nước hoặc chính là người quen biết với bố mẹ trẻ, để giúp trẻ suy đoán tìm cách giải quyết. Sau đó giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất trong trường hợp này: Tuyệt đối không mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ, người thu tiền điện, nước. Nếu có người lớn ở trên gác chưa biết thì gọi xuống, còn nếu không có ai ở nhà thì hẹn họ nhắn lại hoặc tối đến gặp bố mẹ. Không mở của cho người lạ khi ở nhà một mình 17 - Quy tắc 5 ngón tay sẽ giúp trẻ tự xác định 5 nhóm người mà trẻ thường gặp mỗi ngày. Do đó, việc dạy trẻ tránh xa những người không thuộc trong 5 nhóm này để bảo vệ trẻ không phải là nạn nhân của vấn nạn xâm hại tình dục. Cụ thể như sau: Ngón tay cái Trong một bàn tay, ngón tay cái là ngón tay gần với trẻ nhất, nó tượng trưng cho những thành viên trong gia đình như bố, mẹ, anh, chị, em, ông, bà. Với quy tắc này, trẻ có thể ôm hôn những người này. Ngoài ra, đồng ý cho các thành viên trong gia đình được ôm hôn, bộc lộ tình yêu thương và chạm vào cơ thể trẻ khi tắm rửa. Cho đến khi trẻ đã lớn, trẻ phải tự tắm và thay quần áo trong phòng kín và không cho phép ai được nhìn. Ngón tay trỏ Ngón tay trỏ tượng trưng cho các thầy cô, bạn bè trên trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Đây là những người mà trẻ được thể hiện các hành động thân thiện như: nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. Phạm vi động vào trẻ chỉ dừng lại ở những việc trên. Nếu một trong những người này chạm vào vùng kín của trẻ, trẻ phải hét thật to và thông báo cho cha mẹ. Ngón tay giữa Ngón tay giữa tượng trưng cho những người quen biết nhưng không thường xuyên gặp mặt như bạn bè của cha mẹ và hàng xóm. Với quy tắc 5 ngón tay này, phụ huynh cần dạy cho trẻ chỉ nên dừng lại ở các hành động như chào hỏi, cười và bắt tay. Ngón áp út Lúc này, thứ tự các ngón tay đã dần xa hơn với trẻ, đồng nghĩa với việc các đối tượng trẻ gặp sẽ là những người quen của gia đình mà trẻ chỉ mới gặp lần đầu tiên. Với những người này, trẻ chỉ dừng lại ở hành động vẫy tay chào. Ngón tay út Cuối cùng, với ngón tay út, vị trí ngón tay xa bé thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc có cử chỉ quá thân mật khiến trẻ cảm thấy bất an, lo sợ. Nếu gặp trường hợp này, trẻ hãy xua tay hoặc có thể bỏ chạy và hét thật to để thông báo với mọi người xung quanh để họ kịp thời hỗ trợ trẻ.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_mau_giao.docx