Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non

docx 28 trang skkn 20/08/2024 610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
Phần A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Phần B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
I. Những nội dung lý luận 3
II. Thực trạng 3
1. Đặc điềm, tình hình chung của trường 3
2. Những thuận lợi và khó khăn 3
3. Khảo sát thực tế 5
III. Các biện pháp đã áp dụng 5
1. Giáo dục lễ giáo thông qua các giờ học 5
2. Giáo dục lễ giáo mọi lúc, mọi nơi 9
3. Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động vui chơi 15
4. Xây dựng cảnh quan sư phạm 17
5. Phối hợp với bậc phụ huynh 20
6. Giáo dục lễ giáo thông qua ngày lễ, ngày hội 21
IV. Hiệu quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 23
1. Kết quả với giáo viên 23
2. Kết quả với trẻ 23
3. Kết quả với phụ huynh 24
Phần C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25
I. Kết luận 25
II. Kiến nghị 26
Phần D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
 1 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo và bạn bè trong 
lớp.
 Mà theo đặc thù của bậc học mầm non thì trẻ sẽ ở lớp với cô cả ngày đến 
tối mới về nhà vì vậy giáo dục ở trường cùng với giáo dục gia đình sẽ viết lên 
những dòng đầu tiên về lễ giáo cho trẻ. Cô giáo mầm non phải là những tấm 
gương về đạo đức, lễ giáo để trẻ noi theo. Cô giáo phải có những biện pháp phù 
hợp và sáng tạo để dạy trẻ lễ giáo một cách tự nhiên và in đậm vào tâm trí trẻ 
giúp trẻ có những nhân cách tốt trong cuộc sống và trở thành những con người 
tốt, có văn hóa.
 Vì thế sau đây tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo 
dục lễ giáo cho trẻ mầm non”.
 Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình. Tôi vận dụng vấn đề mà 
bài viết này đề cập đến chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non ở chính 
đơn vị trường tôi đang công tác.
 Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong 
công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ Mầm Non. Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp 
phần đắc lực cho quá trình hình thành nhân cách cho trẻ để trẻ lớn lên sẽ trở 
thành những con người có đạo đức, có văn hóa giúp ích cho gia đình và xã hội.
 Trước hết bản thân phải nhận định được tình hình chung của đối tượng 
nghiên cứu, sau đó đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu tham khảo. Để xây dựng đề 
cương sáng kiến, áp dụng sáng kiến và hoàn thành sáng kiến.
Đề tài này được thực hiện với một số biện pháp sau đây:
1. Giáo dục lễ giáo thông qua các hoạt động học.
2. Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi.
3. Giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi.
4. Xây dựng cảnh quan sư phạm
5. Phối hợp với các bậc phụ huynh.
6. Giáo dục lễ giáo thông qua ngày hội, ngày lễ.
 2 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
 a. Thuận lợi:
 Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và 
đào tạo thị xã, của cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn 
thể, các tổ chức xã hội, các bậc phụ huynh học sinh chăm lo cả về vật chất lẫn 
tinh thần cho mọi hoạt động của nhà trường.
 Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 
cho giáo viên.
 Đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề, năng động trong công tác soạn giảng 
và lồng ghép thích hợp các nội dung theo kế hoạch chương trình nhất là nội 
dung giáo dục lễ giáo cho trẻ trong trường mầm non.
 Bản thân tôi là một giáo viên có trình độ về chuyên môn, nhiệt tình, có phẩm 
chất đạo đức tốt, sống lành mạnh được mọi người quý mến, được sự tín nhiệm 
và tin cậy của phụ huynh.
 Đa số trẻ được học liên tục qua các độ tuổi lên các kĩ năng thực hiện các yêu 
cầu theo cô của trẻ rất tốt.
 b. Khó khăn:
 Trẻ trong độ tuổi mầm non rất hiếu động, hay bắt chước không biết đó là 
tốt hay xấu. Hơn nữa trẻ đang sống trong môi trường gia đình quen tự do, làm 
theo ý mình nên việc đưa trẻ vào nề nếp là rất khó khăn.
 Đề tài nghiên cứu của tôi là áp dụng cho tất cả trẻ mầm non ở mọi lứa tuổi 
nên việc tìm ra những biện pháp cho phù hợp với tất cả trẻ mầm non là khó khăn 
vì mỗi độ tuổi trẻ có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau.
 Nhận thức của trẻ chưa đồng đều nên việc truyền thụ kiến thức đến trẻ 
còn gặp rất nhiều khó khăn.
 Trẻ còn chưa mạnh dạn và tự tin tham gia các hoạt động của lớp.
 Phần lớn bố mẹ của các cháu làm kinh doanh, buôn bán nên việc quan 
tâm đến con em còn hạn chế, trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá. Một số 
phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi 
mầm non. Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, hay nói leo, trả lời 
trống không, ra vào lớp tự nhiên, hay cào cấu, đánh bạn
 4 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
 Hình 1 : Giờ học thể chất
 Tôi giáo dục trẻ siêng năng thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh, 
trong lúc tập các con không chen lấn, không xô đẩy nhau.
+ Đối với giờ học tạo hình: "Vẽ người thân trong gia đình".
 Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, anh chị, 
biết nhường nhịn em bé.
+ Qua giờ khám phá khoa học "Sự kì diệu của nước". 
Tôi có thể có thể đàm thoại: - Nước bắt nguồn từ đâu?
 - Nước có ích lợi như thế nào?
 - Muốn có nguồn nước sạch chúng ta phải làm gì?
 Qua lợi ích của nước, tôi giáo dục cháu bảo vệ nguồn nước: không vứt rác 
bẩn xuống ao, hồ, sông, biển.
+ Ở chủ điểm thực vật trong bài “khám phá cây lúa”
 Tôi giáo dục trẻ trân trọng hạt thóc, hạt gạo, ăn hết suất. Giáo dục trẻ biết 
ơn các bác nông đân đã làm việc vất vả làm nên hạt gạo. Từ đó trẻ sẽ biết quý 
trọng sản phẩm nông nghiệp và nghề truyền thồng lúa nước.Trẻ biết ơn bố mẹ 
và những người lao động.
+ Giờ học nhận biết tập nói:
 Qua việc cho trẻ nhận biết và tập nói về các đối tượng thì cô giáo dục lễ 
giáo cho trẻ thông qua các đối tượng đó.
Ví dụ: Nhận biết tâp nói một số người thân trong gia đình thì cô giáo dục trẻ yêu 
quý những người thân trong gia đình.
 6 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
 Hình 3 : Cô phát quà cho bé ngoan
 Hình 4 : Giờ ăn trưa
+ Giờ học âm nhạc: Sau khi dạy trẻ hát bài “Chú bộ đội”.
 Cô hỏi trẻ “Chú bộ đội làm công việc gì?”
 Từ đó, tôi giáo dục trẻ biết kính trọng chú bộ đội, biết ơn chú bộ đội luôn 
hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ hòa bình cho chúng ta.
+ Giờ làm quen với chữ viết: Cô nhắc nhở trẻ ngồi ngay ngắn ngẩng cao đầu khi 
làm xong cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp vào đúng nơi quy định và biết giữ gìn 
bảo quản đồ dùng.
+ Giờ hoạt động nêu gương:
 Cuối ngày, giáo viên cho các trẻ tự nhận xét xem ngày hôm nay mình đã 
ngoan hay chưa, nhận xét trong lớp có những bạn nào ngoan, bạn nào chưa
 8 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
 * Trong giờ chơi tự do, hay giờ lao động, sinh hoạt ngoài trời nếu cháu làm 
việc gì sai đối với bạn, với cô thì phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn, ai cho gì thì 
nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn.
 Giờ chơi cháu đoàn kết với bạn bè, không tranh giành đồ chơi.
 *Giờ dạo chơi sinh hoạt ngoài trời.
 Khi cho trẻ tham quan vườn rau. Cô hỏi:
 - Muốn có nhiều loài rau tươi tốt ta phải làm gì?
 - Có được bẻ cành, vặt lá không? Khi ăn các con nhớ đến ai?
 Hình 6 : Bé cùng cô chăm sóc vườn rau
 Giáo dục cháu kính trọng, yêu những người lao động, khi ăn phải từ tốn, 
chậm rãi không lãng phí thức ăn, vứt bừa bãi. Giáo dục cháu giữ gìn vệ sinh môi 
trường, vệ sinh lớp, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh.
 - Khi tổ chức cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài trời cô nhắc trẻ chơi ngoan, 
chơi cùng bạn, không tranh dành xô đẩy bạn, giữ gìn bảo vệ đồ chơi của nhà 
trường.
 10 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
 Hình 9 : Bé tự cất giày, dép đúng nơi quy định
Qua đó tôi giáo dục trẻ tính tự giác, ngăn nắp và biết giữ gìn đồ của mình.
* Trước giờ ăn tôi cho trẻ làm vệ sinh như rủa tay, lau miệng, lau mặt (Trẻ mà 
nhỏ thì cô làm cho trẻ)
 12 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
 Hình 11 : Giờ ăn quà chiều
 Từ đó tôi giáo dục trẻ thói quen văn minh trong ăn uống
 *Trong giờ ngủ tôi nhắc trẻ nằm ngay ngắn, không nói chuyện, cười đùa 
làm mất trật tự ảnh hưởng đến các bạn khác. Cô luôn quan tâm, theo dõi trẻ khi 
trẻ ngủ để trẻ có một giấc ngủ ngon.
 Hình 12 : Giờ ngủ
 14 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
 Y tá phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh nhân nhận 
thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ
 + Trẻ chơi bán hàng: Qua trò chơi bán hàng: 
Người bán hàng hỏi: - Cô, chú mua gì ạ?
Người mua hỏi: - Bác cho tôi mua cam. Bao nhiêu tiền một cân cam vậy cô? 
Người bán hàng trả lời: - Dạ thưa bác, mười nghìn một cânạ! 
Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, ứng 
xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình. Dần dần trẻ hết nói trống 
không, biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn mực với cô và bạn.
 Hình 14 : Bé chơi góc bán hàng
 Hình 15 : Bé chơi góc bán hàng
 16 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
 Hình ảnh trang trí trên các góc đều là những hình ảnh gần gũi với trẻ, 
được tô vẽ cẩn thận, màu sắc đẹp, bố cục cân đối. Từ đó, tôi cho trẻ nêu nhận 
xét và giáo dục trẻ yêu thích môn tạo hình, biết giữ gìn, không xé những hình 
ảnh đó.
 Trong các góc, tôi luôn chuẩn bị rất nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, sáng tạo 
cho trẻ có nhiều sự lựa chọn, nội dụng góc chơi luôn phong phú. Tất cả đều 
được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt. Mỗi kệ góc đều được làm 
mới để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú. Mỗi tuần tôi sắp xếp giờ cho trẻ lau 
dọn, sắp xếp lại các góc chơi. Qua đó, tôi giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ 
chơi, chơi xong phải cất dọn gọn gàng và giữ vệ sinh sạch sẽ.
 Hình 17 : Bé lau dọn đồ chơi trong tủ các góc
 Đặc biệt, trong mỗi góc đều gắn bảng nội quy góc kem hình ảnh minh họa, 
giáo dục trẻ có ý thức chấp hành đúng nội quy khi chơi góc.
 Lớp học được trang bị đầy đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ trong lớp, đồ 
dùng vệ sinh cá nhân trẻ có kí hiệu riêng để trẻ luôn có ý thức sử dụng đúng đồ 
dùng vệ sinh cá nhân của trẻ.
 18 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
 Từ đó, tôi giáo dục trẻ vứt rác đúng nơi quy định, giữ gìn về sinh chung.
 Trong sân trường còn có những bồn hoa, cây cảnh. Trẻ thường xuyên 
được quan sát các loài cây, chăm sóc, nhặt cỏ cho cây. Từ đó trẻ biết yêu thiên 
nhiên, biết chăm sóc, giữu gìn cây xanh.
 Qua đó trẻ có thói quen vệ sinh văn minh hơn.
5. Phối hợp với các bậc phụ huynh:
 Cùng với mục tiêu xã hội hoá giáo dục thì vai trò của phụ huynh có vai trò 
không nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Phối kết hợp với các bậc cha mẹ không chỉ 
giúp cha mẹ và giáo viên có kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ một cách có khoa 
học mà còn giúp cho cha mẹ hiểu được thêm công việc của giáo viên ở lớp cũng 
như giáo viên hiểu được hòa cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có 
biện pháp giáo dục phù hợp.
 *Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh 
về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo, phụ huynh lớp tôi 
phần đông làm nghề kinh doanh, buôn bán nên họ ít quan tâm đến con cái mình, 
qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những buổi truyền thông tôi luôn phổ biến và 
tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và cách giáo dục lễ giáo đối với 
trẻ lúc ở nhà. Phụ huynh giành thời gian chăm sóc con cái như vệ sinh thân thể, 
chải răng đúng cách, phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ 
noi theo. Đồng thời chú ý sửa sai trẻ kịp thời những thiếu sót trong giao tiết đối 
với bạn bè, đối với người lớn.
 + Đối với gia đình quá luông chiều con cô giáo phải trao đổi với phụ 
huynh để đưa ra những biện pháp lên hướng cho trẻ làm một số việc tự phục vụ 
bản than phù hợp với khả năng của trẻ, giáo dục trẻ biết những gì cần nói những 
gì cần làm không nói leo không mè nheo đòi hỏi.
 + Đối với gia đình ít quan tâm đến con do bận công việc hoặc do điều 
kiện kinh tế quá khó khăn cô giáo phải trao đổi trực tiếp bố mẹ phải thường 
xuyên phải quan tâm trò chuyện với con cái bố mẹ phải gần gũi tình cảm trẻ biết 
được sở thích tâm tư nguyện vọng của trẻ, nhu cầu của trẻ để trẻ được phát triển 
một cách toàn diện.
 *Giờ đón- trả trẻ là thời điểm để gặp và trao đổi với phụ huynh. Tôi trao 
đổi về tình hình của các con cụ thể với phụ huynh
 + Hôm nay, trong giờ hoạt động góc, cháu Minh Nhật tranh giành đồ chơi 
của bạn, còn làm hỏng mất công trình của các bạn góc xây dựng nhưng vẫn chưa 
biết xin lỗi bạn. Cô đã nhắc nhở Nhật xin lỗi bạn, nhưng bố mẹ về nên nói 
chuyện và khuyên bảo con thêm nữa.
 20

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non.pdf