Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

doc 24 trang skkn 07/09/2024 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO 
 TRẺ 4-5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON
 Họ và tên: Lê Thị Quỳnh Trang
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Mai
 Quảng Bình, tháng 5 năm 2020
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Quảng Bình, tháng 5 năm 2014
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
 4 - 5TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON"
 Họ và tên: Lê Thị Quỳnh Trang
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Mai
 NĂM HỌC: 2019 - 2020
 Quảng Bình, tháng 05 năm 2014
 Quảng Bình, tháng 5 năm 2014 Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”.
 2. Điểm mới và phạm vi áp dụng đề tài
 2.1. Điểm mới của đề tài 
 Giáo dục kỹ năng sống là một vấn đề bức thiết hiện nay nhưng chưa có nhiều 
đề tài nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ về vấn đề này vì đây là vấn đề khá nhạy 
cảm. Chủ yếu là các bài viết, trên quan điểm cá nhân, ở một góc độ, lĩnh vực nào 
đó phản ánh thực trạng xã hội liên quan đến vụ việc cụ thể xảy ra trong trong xã 
hội
 Thực hiện chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Trường 
mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; bản thân tôi đã tìm ra những phương pháp tổ chức 
các hoạt động giáo dục, chú trọng đổi mới môi trường giáo dục tạo cơ hội cho trẻ 
tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm “học bằng chơi, 
chơi mà học” phù hợp với lứa tuổi. Vì vậy, tôi luôn tận dụng mọi cơ hội để giáo 
dục các kỹ năng cho trẻ một cách khéo, linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo vào các hoạt 
động đạt hiệu quả cao nhất. 
 Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Giáo dục kỹ năng sống” đối với trẻ, tôi 
thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và có 
ý nghĩa. Nhưng làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu 
quả? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non. 
 Nếu trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi không được giáo dục rèn luyện kỹ 
năng sống thì khi hòa nhập với cuộc sống, với môi trường xã hội trẻ sẽ thiếu tự 
tin, thiếu ý thức, thiếu sự điều chỉnh trong thái độ và hành vi, không giải quyết 
được các tình huống khác nhau mà trẻ gặp phải. Ngoài ra, những kĩ năng trong đề 
tài này sẽ hỗ trợ giúp trẻ được rèn luyện hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời, 
trẻ có được sự tự tin, mạnh dạn, có hành vi và thái độ đúng đắn. 
 2.2. Phạm vi áp dụng của đề tài
Đề tài sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi 
trong trường mầm non” đã được áp dụng tại trường Mầm non nơi tôi công tác, 
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ năm học 2019 - 2020. Đề Bản thân là một giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, có năng lực 
chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết với nghề, nhiệt tình, năng động trong 
mọi công việc. Thực hiện tốt chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của 
Bộ giáo dục và đào tạo.
 Được sự ủng hộ nhiệt tình của Hội cha mẹ học sinh và tập thể hội đồng sư 
phạm nhà trường.
 Tuy nhiên cùng với thuận lợi, bản thân tôi còn gặp một số khó khăn sau.
 1.2. Khó khăn
- Một số trẻ có thói quen tự do, hay nói leo, trả lời trống không, ra vào lớp tự 
nhiên, không xin phép, chưa biết tự xúc cơm ăn, trong khi ăn uống còn đùa 
nghịch, nói chuyện. Một số trẻ mới bắt đầu đi học nên chưa có được thói quen nề 
nếp ở trường.
- Tình trạng trẻ em thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, 
không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ.
- Một số trẻ quá hiếu động nghịch ngợm cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu các kỹ 
năng sống.
- Về phía giáo viên, trong thực tế hiện nay, việc nhận thức tầm quan trọng, cần 
thiết của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ ở một số giáo viên còn hạn chế. Qua khảo 
sát thực tế cho thấy một số giáo viên còn lúng túng cả về nội dung lẫn biện pháp 
rèn kỹ năng sống cho trẻ. Nhận thức của một số giáo viên còn mơ hồ, chưa đầy đủ 
nên không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để rèn kỹ năng 
sống cho trẻ; giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ theo từng khối lớp 
những kỹ năng sống cơ bản nào, nên đến 4- 5 tuổi trẻ còn thiếu hụt rất nhiều về kỹ 
năng sống.
- Về phía phụ huynh, khái niệm rèn kỹ năng sống cho trẻ có lẽ còn xa lạ và mới 
mẻ. Họ chưa hiểu mục đích và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. 
Một số phụ huynh quá nuông chiều cưng nựng con cái, thường làm thay cho trẻ từ 
việc nhỏ đến việc lớn nên khiến cho trẻ không có khả năng tự phục vụ. Các bậc 
phụ huynh thường thờ ơ và bỏ qua những hành động sai của trẻ nên vô tình hình 1.4. Điều tra thực tiễn
* Khảo sát thực trạng:
Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trên lớp để nắm bắt tình hình và có 
kế hoạch rèn kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi, cụ thể kết quả khảo sát như sau:
 Số trẻ 
 TT Khả năng Đạt
 KS
 1 Kỹ năng tự phục vụ 19/34 55,9%
 2 Kỹ năng tự bảo vệ 12/34 40,8%
 3 Kỹ năng hợp tác 17/34 55,9%
 4 Kỹ năng giao tiếp- ứng xử 14/34 41,1%
 5 Kỹ năng tự tin 12/34 40,8%
 2. Một số biện pháp thực hiện
 2.1. Hướng dẫn và giáo dục những kĩ năng cần thiết.
 Tôi hướng dẫn các cháu phát triển một số kĩ năng bổ trợ nhằm giúp trẻ phát
 triển hoàn thiện và có khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh thực tế như:
 - Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng tự chăm sóc bản thân 
 - Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng tự bảo vệ 
2.2 .Giáo dục kỹ năng sống qua bài tập tình huống tại trường mầm non:
 2.2.1. Kỹ năng sống tự tin:
 Để trả lời được câu hỏi : Tự tin là gì? Làm thế nào để giúp trẻ tự tin hơn?
thì trước tiên đòi hỏi giáo viên phải hiểu và nắm được khái niệm của tự tin là gì? 
Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, là nhận thức và nắm rõ được bản thân 
mình, chứ không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng. Thiếu tự tin là 
hệ quả của việc đánh giá thấp bản thân, điều này khiến con người không thể phát 
huy được những khả năng tiềm ẩn. Mất tự tin làm chúng ta nhụt chí, không dám nỗ 
lực, ngại thử thách, tự ti với bản thân và sống khép mình với xã hội.
 Vậy làm thế nào để giáo dục trẻ kỹ năng sống tự tin cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 
tuổi? Đó quả là một vấn đề không phải đơn giản, vì trên thực tế trẻ lớp tôi phụ 
trách đa phần là con em có cha mẹ làm nghề tự do nhiều nên sự hiểu biết về cách 
dạy kỹ năng sống tự tin cho con còn nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ hết.
 2.2.1.1. Tình huống trẻ đến lớp khóc: trẻ nhút nhát, tôi nhắc nhở bằng cách: Hôm nay bạn Tuấn Khang, bạn Ngọc Minh, 
bạn Khánh Tiên sẽ cùng các bạn ở nhóm mình giúp cô lau dọn đồ dùng đồ chơi 
nhé, cô thấy hôm trước các bạn này làm rất tốt, hôm nay các con sẽ cố gắng hơn 
nữa nhé!
 Bên cạnh việc dạy trẻ tự tin khi trả lời các câu hỏi của cô, khi tham gia biểu 
diễn văn nghệ và qua hoạt động thì việc dạy con cách qua đường cũng là kỹ năng 
cần thiết giúp trẻ tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống.
Ví dụ: Với giờ học khám phá, tôi cung cấp cho trẻ các kiến thức về an toàn giao 
thông, đồng thời tôi dạy trẻ các kỹ năng qua đường như:
- Khi đi qua đường con phải làm gì?
- Nếu có nhiều xe cộ qua lại con sẽ làm như thế nào?
- Khi nào con được qua đường?
- Các bạn nhỏ khi qua đường phải có ai đi cùng?
Sau đó tôi cho trẻ chơi đóng vai “ Bé và mẹ qua đường”.
 Ngoài những việc làm trên để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống 
cũng như trong hoạt động tập thể, vào cuối năm học nhà trường cùng với giáo 
viên tổ chức cho trẻ đi thăm quan dã ngoại,. Không chỉ vậy, trẻ còn được chơi các 
trò chơi trải nghiệm như: làm lính cứu hỏa, làm chú công an, học làm bánh, học 
làm người mẫu, biểu diễn thời trangQua một ngày được trải nghiệm trẻ học 
được cách tự tin trước bản thân, tự tin trước đám đông, học được những hành vi 
văn minh nơi công cộng.
 Với những hình thức giáo dục cho trẻ như vậy qua một thời gian tôi thấy trẻ lớp 
tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt, hầu hết trẻ đã mạnh dạn, tự tin, và tích cực tham gia phát 
biểu trong giờ học, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, những trẻ nhút nhát đã 
tự tin hơn khi đứng trước lớp biểu diễn văn nghệ hoặc mạnh dạn hơn trong việc 
đưa ra các ý kiến cá nhân của mình. Có thể nói việc rèn kỹ năng sống tự tin giúp 
trẻ luôn vui vẻ, linh hoạt, tạo nền tảng cho cuộc sống vững vàng cho trẻ sau này.
 2.2.2. Kỹ năng hợp tác:
 Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một 
mục tiêu chung. Một người biết hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác. Khi có yêu việc, hình thành cho trẻ một đức tính tốt về tinh thần đồng đội, tạo cho trẻ một lý 
tưởng sống cao đẹp trong tương lai.
 2.2. 3. Kỹ năng tự phục vụ:
 Kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng có thể giúp tăng cường tính độc 
lập và cảm giác về sự thành công. Dạy cho trẻ biết các kỹ năng tự phục vụ, trẻ ý 
thức được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân, tăng cường tính độc lập, trẻ có 
trách nhiệm sống hơn đối với chính mình, dạy trẻ biết quan sát làm theo hướng dẫn 
của người lớn trong các công việc nhỏ hàng ngày như: vệ sinh cá nhân, tự rửa tay, 
rửa mặt, đánh răng, cất, lấy đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, mặc áo, cởi cúc 
áo, tự xúc ăn. Trong những kỹ năng về chăm sóc bản thân tôi lựa chọn một số 
những kỹ năng cơ bản sau để dạy trẻ: Kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tự 
mặc quần áo, kỹ năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân.
2.2.3.1 Kỹ năng tự chăm sóc bản thân:
 Dạy cho trẻ khả năng tự chăm sóc mình ngoài việc tốt cho bản thân trẻ, trẻ tự
 chăm sóc bản thân mình cũng là cách giúp đỡ những người trong gia đình. 
Trẻ không tự chăm sóc mình thì sẽ không cảm nhận được sự vất vả khi làm việc gì 
không thông cảm thấu hiểu thì không có sự chia sẻ gắn bó với những tình cảm mà 
người khác đã dành cho mình. Cụ thể như:
 - Tự nhặt đồ chơi, tự cởi mặc quần áo, rửa mặt, rửa tay, đánh răng, tự đi dép 
chuẩn bị mũ, áo khoác, khẩu trang ra ngoài, tự ăn, tự đi lên xuống cầu thang. 
 - Tự lau nước trên sàn, gạt nước sau khi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi, bỏ rác 
đúng nơi quy định.
 - Hướng dẫn trẻ cách mặc quần áo, gấp áo, cất đồ đúng nơi quy định ngay từ 
ngày đầu tiên đến trường.
 - Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh cá nhân như: Rửa tay, rửa mặt đánh răng, dạy trẻ 
cách an toàn thực hiện vệ sinh cá nhân thông qua câu chuyện hoạt động cá nhân 
trên lớp.
 - Kĩ năng hỗ trợ người khác: Bật ti vi, bật quạt, lấy bát ăn cơm, lấy ly uống 
nước cất dép đúng nơi quy định, xách phụ đồ, tưới cây nhặt cỏ, lau bàn, gấp chăn, 
cất gối, dọn dẹp bàn khi ăn xong
 Công việc này cần phải có thời gian đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn, nhờ vậy 
mà sau gần một tháng trẻ hình thành thói quen trong việc tự chăm sóc bản thân 
mình. Trẻ ở độ tuổi này hoàn toàn tự chăm sóc bản thân vì tôi chỉ cần khuyến sự giúp đỡ gọi điện thoại, hoặc thông báo lên loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi 
theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ, vì có thể đó là người xấu lợi 
dụng và sẽ bắt cóc con. Với tình huống này tôi sẽ đưa ra nhiều biện pháp để giúp 
trẻ hiểu được nắm bắt thông tin của bố, mẹ và gia đình là rất quan trọng để giải 
quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Bên cạnh đó, Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là thật sự cần thiết dạy cho con trẻ, xã 
hội đang phát triển dồng nghĩa với với những tện nạn xã hội một nhiều, trang bị 
cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cính là trang bị cho trẻ những hành trang 
để trẻ có thể sống an toàn, lành mạnh hơn. Với trẻ mầm non, kỹ năng sống chưa có 
một giáo trình nào cụ thể, chưa được đưa vào như một giờ học chính nên chúng ta 
cần khéo léo lồng ghép vào các hoạt động trong ngày, vào các chủ đề, vào các thời 
điểm trong ngày: Trò chuyện sáng, hoạt động tập thể ngoài trời, hoạt động học, các 
bài tập trắc nghiệm, các bài tập giả định, hoạt động giao lưu. Trang bị cho trẻ 
những kỹ năng này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin, luôn sẵn sàng đối diện và vượt qua 
các mối nguy hiểm trong cuộc sống.
 2.2.5. Kỹ năng giao tiếp ứng xử
 Kỹ năng giao tiếp ứng xử không chỉ quan trọng trong những năm trẻ đi học mà 
còn rất quan trọng đối với cuộc sống sau này của trẻ. Kỹ năng giao tiếp là một kỹ 
năng nền tảng giúp trẻ nhận biết các giá trị sống và hình thành các kỹ năng sống. 
Trẻ giao tiếp ra sao là hoàn toàn do chúng ta dạy dỗ, bởi trẻ hay bắt chước, chưa 
hiểu hết được các từ ngữ. Trẻ của lớp tôi sống ở vùng nông thôn nên bị ảnh hưởng 
rất nhiều những từ ngữ không lành mạnh từ phía người lớn hay từ phía các anh chị 
lớn tuổi hơn. Để giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt tôi đã tiến hành dạy trẻ qua các 
hình thức sau:
- Kỹ năng giao tiếp với bạn bè:
Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội mà hàng ngày trẻ được tiếp xúc, 
là nơi đa văn hóa, đa tính cách và cũng là nơi đa sở thích. Chính vì vậy cô có thể 
dạy trẻ tìm hiểu, khám phá những sở thích của chính bản thân, quan tâm đến bạn 
bè. Trẻ trong lớp tôi mỗi trẻ lại có tính cách khác nhau, có những trẻ hoạt bát 
nhanh nhẹn, hiếu động nhưng có những trẻ chậm chạp, thụ động hoặc nóng nảy. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc