Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đưa trẻ 4-5 tuổi đến gần với môi trường thiên nhiên thông qua khám phá, trải nghiệm

docx 27 trang skkn 11/09/2024 3982
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đưa trẻ 4-5 tuổi đến gần với môi trường thiên nhiên thông qua khám phá, trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đưa trẻ 4-5 tuổi đến gần với môi trường thiên nhiên thông qua khám phá, trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đưa trẻ 4-5 tuổi đến gần với môi trường thiên nhiên thông qua khám phá, trải nghiệm
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Môi trường tự nhiên vô cùng hấp dẫn với trẻ nhỏ, trẻ được chơi với môi 
trường tự nhiên, chạy đuổi bướm, hái hoa, hay ngồi ngắm những đám mây trên 
bầu trời, ngồi nhìn mưa rơi, lúc đó trong đầu trẻ có biết bao sự tò mò muốn tìm 
hiểu muốn khám phá, muốn được giải đáp, muốn được thực hành để thỏa mãn 
nhu về môi trường tự nhiên
 Tìm hiểu môi trường tự nhiên là một trong những nội dung cơ bản, chiếm 
vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Việc tổ chức cho trẻ tích 
cực thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên sẽ giúp trẻ hình thành, củng 
cố và phát triển những tri thức sơ đẳng về sự vật, hiện tượng thiên nhiên, nhằm 
giúp thỏa mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới khách 
quan: Phát triển các quá trình tâm lí nhận thức (như cảm giác, tri giác, tư duy, 
tưởng tượng...) các năng lực hoạt động trí tuệ ( năng lực quan sát, phân tích, 
tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, suy luận...) và phát triển ngôn ngữ. Từ đó, giáo 
dục cho trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên theo tinh thần của lòng 
nhân ái, tình yêu đối với cái đẹp, thái độ tôn trọng và gìn giữ môi trường, bước 
đầu biết sống có văn hóa. Lứa tuổi mẫu giáo nhỡ là giai đoạn mà các quá trình 
tâm lý phát triển mạnh nhất. Những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện về 
mọi phương diện của hoạt động tâm lý để tạo điều kiện cho những cơ sở nhân 
cách đầu tiên của con người được hình thành. Dựa trên đặc điểm tâm lí, nhận 
thức của trẻ mẫu giáo mẫu giáo lớn, các nhà tâm lí, giáo dục đã chứng minh 
rằng, quá trình tìm hiểu môi trường tự nhiên được tổ chức mang tính chất khám 
phá, trải nghiệm, theo phương thức “ chơi mà học, học bằng chơi ” là phù hợp 
hơn cả đối với trẻ. Đặc biệt, việc sử dụng trò chơi, thí nghiệm đơn giản vào việc 
tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên 
luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ 
tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán 
đoán và năng lực hoạt động trí tuệ
 Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động khám phá thiên nhiên đối 
với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nên trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ 
tôi luôn quan tâm đến việc tổ chức hoạt động khám phá thiên nhiên đồng thời 
giúp trẻ hứng thú tiếp cận và học tốt hoạt động khám phá thiên nhiên, tôi luôn 
trăn trở nghiên cứu, tìm tòi một số thủ thuật nhằm tạo hứng thú cho trẻ tham gia 
hoạt động khám phá thiên nhiên một cách tốt nhất. Để đạt được mục đích đó bản 
 1 + Phương pháp điều tra: Xử lý thông tin về nội dung này.
 + Phương pháp đàm thoại: Trao đổi ý kiến với trẻ, giáo viên, phụ huynh để 
bổ sung các biện pháp phù hợp.
 + Phương pháp thực hành: Lên kế hoạch, đưa nội dung nghiên cứu vào 
chương trình giáo dục trẻ trên thực tế của lớp mình từ đó rút ra kinh nghiệm.
 6. Dự báo đóng góp mới của đề tài:
 - Giúp cho giáo viên nắm vững các kiến thức, kỹ năng, phương pháp khi 
lên lớp tạo cho trẻ sự hứng thú đến với hoạt động khám phá,trải nghiệm với 
thiên nhiên giúp trẻ phát triển tích cực.
 - Giúp cho trẻ hứng thú, tích cực chủ động sáng tạo khi tiếp xúc hoạt động 
khám phá.
 PHẦN II. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. CƠ SỞ KHOA HỌC
 1.1. Cơ sở lý luận
 a. Một số khái niệm liên quan đến đề tài:
 Môi trường là những gì về yếu tố tự nhiên và nhân tạo tác động lẫn nhau, 
tạo điều kiện cho sự phát triển và tăng trưởng của các sinh vật và phi sinh vật 
sống trong môi trường đó.
 Môi trường tự nhiên là bao gồm tài nguyên thiên nhiên, bề mặt đất, đá, 
nước, sa mạc, bão, lốc xoáy các yếu tố khí hậu.Dưới đôi mắt trẻ thơ, khái 
niệm về môi trường tự nhiên vô cùng đơn giản và là cả một bầu trời kiến thức 
thú vị cần khám phá.
 Đối với trẻ em, thiên nhiên là một trong những đối tượng và là phương tiện 
quan trọng để phát triển toàn bộ nhân cách đứa trẻ. Thiên nhiên làm cho đứa trẻ 
thích thú, chú ý, quan tâm đến xung quanh hơn, nó làm phát triển năng lực quan 
sát, trí thông minh và vốn sống thực tiễn của trẻ. Thông qua việc khám phá thiên 
nhiên còn giúp trẻ hiểu biết muôn loài, nhận biết tầm quan trọng của môi trường 
thiên nhiên đối với đời sống con người. Từ đó trẻ biết chăm sóc cây xanh, bảo 
vệ môi trường, biết yêu quý lao động, nhất là lao động chân tay, bởi vì dù khoa 
học kĩ thuật có phát triển tới đâu đi nữa thì thiên nhiên vẫn cần phải được con 
người chăm sóc và bảo vệ, thông qua khám phá thiên nhiên giúp trẻ ham hiểu 
biết và thích khám phá những điều mới lạ.
 b. Tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá thiên nhiên
 3 gạch sạch sẽ nên thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng giáo dục 
lấy trẻ làm trung tâm.
 - Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo 
của giáo viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các 
hoạt động cho trẻ.
 - Hầu hết đội ngũ giáo viên là người địa phương nên có nhiều thuận lợi 
trong công tác.
 - Chị em đồng nghiệp, đặc biệt tổ chuyên môn giúp đỡ và chia sẻ kinh 
nghiệm trong quá trình làm việc và nghiên cứu đề tài này. 
 - Bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức qua sách báo, mạng intenet, học hỏi 
kinh nghiệm của chị em trong trường cũng như trường bạn qua các đợt sinh hoạt 
cụm để nâng cao trình độ chuyên môn.
 - Tôi là một giáo viên luôn yêu thương, quan tâm trẻ, có trách nhiệm với công việc 
của mình, chịu khó học hỏi tìm tòi, đổi mới phương pháp theo hướng tích cực. 
 Phần lớn giáo viên chúng tôi tổ chức hoạt động cho trẻ trải nghiệm với môi 
trường tự nhiên một cách rất sơ sài, trong quá trình hình thành biểu tượng cho 
trẻ đôi khi lại thiếu chính xác và thiếu khoa học. 
 Ví dụ: Ở hoạt động cho trẻ khám phá "Một số loại rau" thường chỉ treo 
một số bức tranh nhỏ vẽ các loại rau ngay ở trước lớp cho trẻ quan sát và đàm 
thoại tư đầu cho đến cuối tiết học mà không hề có một hoạt động nào cho trẻ 
được thực hành, khám phá và trải nghiệm. Hay, ở hoạt động cho trẻ khám phá 
về "Một số động vật sống dưới nước" trong chủ điểm "Động vật " thì giáo 
viên chỉ trình chiếu hàng loạt hình ảnh về các động vật sống dưới nước cho trẻ 
xem như: Con cá, tôm, cua ... mà không tổ chức một hoạt động cho trẻ được 
khám phá trải nghiệm thực tế nên dẫn đến trẻ rất chán nản, không hứng thú học 
và các biểu tượng đó không thể hình thành cho trẻ một cách trọn vẹn và chính 
xác. Hoặc có sử dụng một số trò chơi vào quá trình hoạt động của trẻ nhưng số 
lượng trò chơi rất ít ỏi, còn lúng túng trong việc thiết kế và sử dụng các trò chơi, 
thí nghiệm linh hoạt mang tính phát triển, phù hợp với đặc điểm cá nhân và điều 
kiện thực tiễn của lớp, địa phương. Vì vậy, trẻ rất ít được khámphá và trải 
nghiệm, rất ít khi trẻ được làm những thí nghiệm khoa học đơn giản. Điều này 
đã hạn chế các quá trình tâm lý như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của 
trẻ.
 Hơn nữa, ở địa phương chúng tôi, đa số phụ huynh là công nhân, nên họ rất 
ít quan tâm đến việc học của con cái, với tâm lý muốn con học được những điều 
 5 hay trong quá trình hướng dẫn cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường tự 
nhiên và điều quan trọng hơn là giúp cho trẻ hứng thú hơn trong quá trình hoạt 
động, thúc đẩy các quá trình tâm lý của trẻ phát triển như: tư duy, tưởng tượng 
và kết quả trên trẻ cao hơn.
 4. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 
 4.1. Xây dựng môi trường nhóm lớp theo hướng đưa môi trường thiên 
nhiên đến gần với trẻ
 Sự phát triển nhân cách của trẻ nhờ vào yếu tố môi trường nhóm lớp của trẻ 
đang hoạt động. Với phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, bản thân tôi 
luôn suy nghĩ phải làm thế nào để cho môi trường lớp mình vừa đẹp mắt, vừa đa 
dạng về nguồn nguyên vật liệu cho trẻ khám phá và trải nghiệm không những 
thế trang trí nhóm lớp phải biết tận dụng đưa nguyên vật liệu từ thiên nhiên vào 
và sau mỗi chủ đề tôi phải thay đổi để cho trẻ hoạt động.
 Ví dụ: Ở chủ đề: Động vật sống dưới nước tôi dùng hộp xốp sơn màu xanh 
biển sau đó dùng những hòn đá sơn màu trắng lên và dùng sơn màu vẽ thành 
hình những con cá, rong, rêu sau đó thả vào hộp xốp tượng trưng cho cái ao 
cá. Hay ở chủ đề: Động vật nuôi trong gia đình tôi dùng rơm tạo thành một cột 
rơm bên cạnh đó là một ổ gà có gà mẹ cùng với trứng gà và một số con gà con 
được làm bằng xốp và lông gàđể trẻ quan sát và khi được khám phá, tìm hiểu 
cô tạo cơ hội cho trẻ thảo luận tại sao lại có những quả trứng, tại sao lại xuất 
hiện chú gà con ở đó?hoặc ở chủ đề bản thân ở góc phát kĩ năng của trẻ tôi 
trang trí làm nổi bật góc kĩ năng với rơm cho trẻ tết tóc, lá cọ để trẻ chơi đan 
lát.
 Bên cạnh đó với góc phân vai ngoài chuẩn bị bột mì,gia vị để khi trẻ lại trẻ 
có thể bắt chước làm bánh giống như mẹ ở nhà tôi còn chuẩn bị một số loại rau 
cho trẻ tự tay bó lại đem bán và sau khi mua về tôi cho trẻ tự tay nhặt rau để 
hình thành một số kỹ năng cho trẻ rất là tốt.Cũng tại góc này vào những dịp lễ 
hội tôi cho trẻ trưng bày những đĩa trái cây, trẻ sẽ bày các loại trái cây lên đĩa 
bằng ý tưởng của trẻ. Chính điều đó đã làm cho trẻ rất hứng thú và từ đó có thể 
giáo dục cho trẻ cần phải ăn nhiều hoa quả, rau xanh sẽ tốt cho sức khỏe.
 Riêng ở góc học tập tôi trang trí bằng những chiếc túi nhỏ bên trong có 
chứa nhiều loại hột hạt, sỏi đá, vỏ hến để trẻ có thể dùng để xếp chữ số, các 
 7 Hình ảnh: Trẻ dùng màu nước vẽ lên đá và dùng kính lúp để bắt sâu cho hoa
 4.2. Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có để đưa vào dạy học
 Trong các giờ học tôi thấy giáo viên thường phụ thuộc vào cộng nghệ 
thông tin hay tranh ảnh để đưa vào dạy học chứ chưa thật sự tận dụng những 
nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để giảng dạy nhưng theo tôi để kích thích 
được trẻ và để đưa những nguyên vật liệu từ thiên nhiên vào giảng dạy thì với 
những giờ hoạt động như khám phá một số loại rau củ tôi thường đưa những vật 
thật như củ khoai, sắn, ngôđể giảng dạy hay trong chủ đề một số loại quả tôi 
đưa quả thật vào cho trẻ được sờ, nếm và trải nghiệm rửa sạch quả. Hoặc 
trong giờ tìm hiểu về công việc bác nông dân tôi thiết kế trò chơi tập làm bác 
nông dân để trẻ thi phân loại các loại hạt, thi đóng ngô vào bao, thi gỡ hạt 
ngô.
 9 Hình ảnh: Trẻ gói rau bằng lá chuối
 4.3. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên. 
 Trẻ mầm non vui chơi hoạt động với thiên nhiên mang lại một mối liên hệ 
với trí não giúp thúc đẩy quá trình học tập cho trẻ. Trẻ em cần gần gũi với thiên 
nhiên có khả năng tập trung cao hơn và tinh thần tự kỹ luật tốt hơn, khi trẻ gần 
gũi với các yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí trong lành giúp trẻ tăng 
cường hệ miễn dịch để chống lại mệt mỏi, ốm đau. Như vậy thế giới thiên nhiên 
không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn có tác dụng to lớn trong giáo dục, hình thành 
trí tuệ và nhân cách của trẻ. Chính vì thế khi thiết kế các hoạt động giáo dục tôi 
thường có những giờ lên lớp có hoạt động gắn liền với thiên nhiên như giờ học 
tạo hình ở chủ đề ngôi nhà bé yêu tôi đã mạnh dạn lên giờ dạy cắt dán ngôi nhà 
bằng vật liệu thiên nhiên.Tôi đã sử dụng cọng lá cây sắn để làm thân nhà,sử 
dụng những cánh hoa giấy bị rụng xếp làm mái ngói hay những sợi rơm hay lá 
tro được xé nhỏ để tạo thành mái nhà tranh .Với giờ hoạt động góc tôi dùng hạt 
lạc làm nhụy hoa, vỏ củ lạc để xếp thành những cánh hoa hay với giờ hoạt động 
ngoài trời tôi cho trẻ sử dụng cọng lá sắn làm những chiếc vòng xinh xắn để 
tặng cho các bạn hay làm những chiếc tong đơ để cắt tóc cũng có thể làm chùa 
một cột, dùng lá bưởi làm con trâu,lá chuối làm đồng hồ, kèn lá chuối.bên 
cạnh đó tôi còn dùng một số loại hột hạt cho trẻ xếp những con số vui tính hay 
hình ảnh những bạn nhỏ đang tập thể dục và những con thú ngộ nghĩnh.Với giờ 
hoạt động theo ý thích tôi cho trẻ dùng bèo để làm hình con trâu,que tăm làm 
chân con trâu, dùng lá cây để làm hình con cá,con bướm
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_dua_tre_4_5_tuoi_den.docx