Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lâp - Tự do - Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP “MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG MẦM NON” Quảng Bình, tháng 5 năm 2021 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đế tài, sáng kiến, giải pháp Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước. Người đã có những chỉ dẫn hết sức quý báu về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục... nhằm phát triển một nền giáo dục toàn diện. Những chỉ dẫn đó không chỉ có giá trị trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục của đất nước thời đó, mà vẫn còn nguyên giá trị định hướng, soi đường cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo của nước ta hiện nay. Thực hiện theo lời dăn của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng, quan tâm, chăm lo đến công tác giáo dục, trong đó xác định rõ: “Giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu” và có nhiều chủ trương, chính sách nhằm không ngưng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non đổi mới toàn diện và đề ra mục tiêu cụ thể để thực hiện. Với mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất măng tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta càng thấm nhuân quan điểm, tư tưởng của Người. Để thực hiện được mục tiêu đó, mỗi một chúng ta phải coi trọng và phải cố gắng đem hết khả năng của mình phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, góp phần đạt mục tiêu của giáo dục đề ra. Đất nước ta đang trên đường phát triển hội nhập vào thế giới, cả nước đang tích cực phấn đấu xây dựng đất nước theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra nhiều thời cơ và cả những thách thức cho đất nước nói chung và cho ngành Giáo dục nói riêng và giáo dục mầm non cũng cần có chuyển biến mới về chất lượng, trong đó nhân tố quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đó là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục mầm non, vì họ là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, là lực lượng chủ yếu thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường Hiện nay, giáo dục mầm non đang nổ lực đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay, người giáo viên mầm non cần phải luôn luôn rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng sư phạm. Điều đó chứng tỏ rằng đổi mới công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non là hết sức cần thiết mà người cán bộ quản lý phải có trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục đồng thời theo kịp những yêu cầu của xã hội. 3 a. Thuận lợi: Trường được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương trong công tác bồi dương chuyên môn, chăm sóc giáo dục trẻ. 100% đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường có trình độ trên chuẩn trở lên, đều được vào biên chế nên yên tâm công tác, yêu nghề, mến trẻ có nhiều sáng tạo trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết nhất trí, biết giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ, điều kiện công tác tương đối ổn định; giáo viên được giảng dạy, được dự đầy đủ các khoá bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của ngành hàng năm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong những năm qua đội ngũ đã thực hiện tốt, biết cách xác định mục tiêu, nội dung, lòng ghép, tích hợp nội dung các lĩnh vực trong các hoạt động, thực hiện chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chuyên đề vận độngnên có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện chương trình có bổ sung, sửa đổi theo Thông tư 28/2016/TT- BGDĐT Địa phương và cha mẹ học sinh đồng tình hưởng ứng cao khi trường triển khai kế hoạch thực hiện chuyên đề giáo dục như phát triển vận động, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Nhà trường tổ chức và tham gia đầy đủ các hội thi cấp trường, cấp huyện hàng năm và đều đạt kết quả như “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, hội thi giáo viên dạy giỏi, khu vui chơi phát triển vận động... Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Năm học này, bậc học mầm non hướng dẫn, tổ chức hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường, cấp huyện, đây là dịp để đội ngũ giáo viên rèn luyện nâng cao kỹ năng, kiến thức, học hỏi đổi mới nhiều trong bồi dưỡng chuyên môn . b. Khó khăn: Trường có đội ngũ giáo viên, nhân viên đông với trình độ, độ tuổi không đồng đều, một số giáo viên còn nặng về việc thực hiện theo chương trình củ, chưa linh động, chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng các hoạt động. Một số giáo viên tuổi đời, tuổi nghề còn nhỏ, kinh nghiệm giảng dạy còn non, kỷ năng, nghiệp vụ sư phạm còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Một số phụ huynh chưa quan tâm, phối hợp với giáo viên trong việc việc chăm sóc, giáo dục trẻ Nguyên nhân: Tình hình kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đời sống địa bàn vùng nông thôn, nên việc đầu tư cơ sở vật tạo sân chơi, môi trường cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động, khám phá, trải nghiệm còn hạn chế . Nhiều giáo viên công tác bồi dương, tự bồi dưỡng chưa tự giác, chưa chịu khó nghiên cứu tài liệu chuyên môn. Đội ngũ giáo viên, nhân viên quá đông, có nhiều giáo viên có con nhỏ, nghỉ sinh con theo chế độ, trường có nhiều điểm trường nên công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị còn nhiều hạn chế. 5 ựng dụng này hướng dẫn,kèm cặp cho những giáo viên chưa thành thao, chưa mạnh dạn. Ví dụ: Những giáo viên chưa thực hiện tốt chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì có kế hoạch bồi dưỡng trực tiếp bằng cách tăng cường dự các hoạt động, xem và góp ý trực tiếp hồ sơ, cách soạn bài để kịp thời bồi dưỡng, uốn nắn, giao các tổ chuyên môn phụ trách... Có kế hoạch cụ thể, rõ ràng nên trong quá trình chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn đã tháo gỡ được những khó khăn, nắm bắt được những thiếu sót của từng giáo viên để bổ sung kịp thời và hướng dẫn đội ngũ thực hiện tốt chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp. Đã tham mưu với nhà trường khi có nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị để khắc phục về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sân chơi, bãi tập, cảnh quang sư phạm nhà trường phục vụ tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo tinh thần giáo dục lây trẻ làm trung tâm nên việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có nhiều tiến bộ vượt bậc. Nhà trường đã xây dựng được kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng phù hợp hợp và theo đứng hướng dẫn các cấp, giáo viên đã biết cách xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt các nội dung chương trình theo Thông tư 28/2016/TT – BGDĐT, thực hiện tốt chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chuyên đề nâng cao phát tiển thể chất cho trẻ, giáo dục kỷ năng sống, các cuộc vận động và các phong trào thi đua. Tạo điều kiện phát huy năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và tính chủ động sáng tạo của mỗi cô giáo nhằm đáp ứng ngày càng cao về đổi mới nội dung chương trình đào tạo trong điều kiện hội nhập hiện nay. 2.2. Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo: Sau biện pháp đổi mới xây đựng kế hoạch chuyên môn. Một trong những nội dung nhà trường đặc biệt chú ý, quan tâm trong công tác bồi dưỡng đó là phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo bởi phẩm chất chính trị có vững vàng, tư tưởng chính trị có tốt thì người giáo viên mới yên tâm công tác, tận tụy với nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, giáo viên có tốt thì hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non mới giỏi, mới thương yêu trẻ như con của mình và xứng đáng là người mẹ hiền thứ hai của trẻ . Bậc học mầm non ngày càng càng đổi mới và phát triển toàn diện, đã làm thay đổi nhận thức của xã hội, phụ huynh và mọi người dân, nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến bậc học, tôn trọng giáo viên mầm non hơn. Nhưng bên cạnh đó có những phụ huynh quan điểm lệch lạc có cách nhìn nhận về giáo viên mầm non, mặt khác ngày nay nền kinh tế thị trường có những tác động tiêu cực đến giáo dục mầm non. Những biểu hiện coi trọng lợi ích vật chất dẫn đến việc xem nhẹ các giá trị tinh thần đã làm méo mó mối quan hệ giữa cô và trẻ. Cá biệt đã có sự phân biệt đối xử giữa các trẻ trong một lớp, đã có hiện tượng việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phụ thuộc một phần vào lợi ích vật chất của cha mẹ trẻ đối với giáo viên mầm non. Những hành động lệch chuẩn đó đã làm mất bình đẳng trong giáo dục trẻ, dễ gây tổn thương cho trẻ. Do vậy công tác bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên là một việc làm rất quan trọng và 7 Hướng dẫn giáo viên nghiên cứ và thực hiện, lấy ví dụ minh họavà hướng dẫn cụ thể một số việc mà nhiều yếu tố dẫn đến vi phạm đạo đức nhà giáo để cùng trao đổi, thảo luận Trong các hội nghị của nhà trương, công đoàn, chi đoàn tôi đều luôn đề cập và định hướng giúp giáo viên tránh được những sai phạm về phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo, tham mư với hiệu trưởng để cuộc họp hội đồng định kỳ hàng tháng nhà trường luôn tổ chức học tập, triển khai đầy đủ mọi thông tư, chỉ thị, quyết định của ngành và cấp trên. Triển khai các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, điều lệ giáo viên mầm non, nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của người giáo viên mầm non, những điều giáo viên được làm và không được làm, đặc biệt chú ý đến vấn đề vi phạm đạo đức nhà giáo....thông qua đó nhằm nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ cán bộ giáo viên. Tổ chức cho toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về pháp luật, những đổi mới trong ngành giáo dục. bằng nhiều hình thức như: tham gia hội thi “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND”theo qui định. Kết hợp nhơi công đoàn, nhà trường xây dựng tủ sách pháp luật tại trường, khuyến khích giáo viên thường xuyên đọc báo, chú trọng tới báo Đảng, báo giáo dục thời đại, các tạp chí mầm non... Tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ trong năm như khai giảng năm học mới, tết trung thu, ngày LHPN, QTPN. chú trọng các hoạt động ngoại khóa của cô và trò, thông qua đó giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho giáo viên. Với cương vị là chủ tịch công đoàn nhà trường tôi đã tích cực tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ nhà giáo trong các dịp lễ, tết. Kịp thời nắm bắt tư tưởng của đội ngũ để có biện pháp uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, gây mất đoàn kết nội bộ. Giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong nhà trường. Thực hiện nghiêm túc, công khai công tác kiểm tra, đánh giá, tổ chức xét thi đua dựa theo các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, đưa lĩnh vực phẫm chất chính trị, đạo đức, lối sống là một trong những lĩnh vực quan trọng để xét thi đua hàng tháng, học kỳ và năm học. Việc bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên mầm non là nhiệm vụ thường xuyên là lâu dài trong sự nghiệp giáo dục. Nên cần động viên, khuyến khích và yêu cầu giáo viên cần nghiêm túc học tập, tự học tập để nâng cao nhận thức phải thực hiện thường xuyên, liên tục, trở thành nền nếp. Góp phần tạo ra những giáo viên mầm non thực sự năng động, sáng tạo, có đức, có tài. 2.3. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hiện chương trình cho đội ngũ Để nâng cao chất lượng thực hiện đổi mới chương trình, bồi dưỡng được đội ngũ bản thân tôi phải nắm bắt, hiểu rõ chuyên môn, nghiệp vụ mới bồi dưỡng được cho đội ngũ có hiệu quả được nên tôi luôn nghiên cứu, chắt lọc và vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, tôi đã nghiên cứu các sách bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lí và giáo viên qua hàng năm, ghi chép và khắc sâu 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_doi_moi_cong_tac_boi.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên t.pdf