Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non - Quận Long Biên

doc 25 trang skkn 19/06/2024 1190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non - Quận Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non - Quận Long Biên

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non - Quận Long Biên
 I. ĐẶT VẾ ĐỀ:
 Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ 
những yếu tố nhân cách đầu tiên của con Nguời, phát triển toàn diện về các lĩnh 
vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội. Để đạt được mục 
tiêu phát triển toàn diện thì ta cần kết hợp hài hoà giữa chăm sóc nuôi dưỡng và 
giáo dục đó là điều tất yếu.
 Ngày nay cùng với với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có số 
lượng con ít hơn, cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được 
nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc 
biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ được khoẻ 
mạnh, học tập tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, việc trước tiên ta phải có một 
chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng nhưng phải đảm bảo 
an toàn vệ sinh thực phẩm. 
 Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của 
toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ 
khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đòi 
hỏi có tính liên ngành cao là công việc của toàn dân. 
 Thực phẩm vô cùng cần thiết và quan trọng đối với con người. Sử dụng thực 
phẩm không đảm bảo vệ sinh rất dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm. Vì vậy vệ sinh dinh 
dưỡng và an toàn thực phẩm giữ một vị trí rất quan trọng đối với sức khoẻ con 
người, góp phần nâng cao sức lao động phòng chống bệnh tật đem lại hạnh phúc 
cho mọi người, mỗi gia đình và cộng động xã hội. Chất lượng dinh dưỡng vệ sinh 
an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng 
nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là nhiệm vụ của toàn dân. Cùng với 
lương thực, thực phẩm là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nuôi sống cơ thể. Vệ sinh an 
toàn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe con 
người. Sử dụng thực phẩm không an toàn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất 
lượng cuộc sống người tiêu dùng, và xa hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của 
giống nòi, hạn chế sự phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Theo 
báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 1/3 dân số các nước phát triển bị 
ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm. Các vụ ngộ độc thực phẩm 
có xu hướng ngày càng tăng. Tại các nước đang phát triển, tình trạng lại càng trầm 
trọng hơn nhiều, hơn 2,2 triệu người tử vong hàng năm do bị nhiểm độc thực phẩm 
(tiêu chảy), trong đó phần lớn là trẻ em. Theo ước tính của WHO, ở một số nước 
đang phát triển, tỷ lệ tử vong do ngộ độc thực phẩm chiếm 1/3 đến ½ tổng số trường 
hợp tử vong. Thực trạng vi phạm an toàn thực phẩm ở nước ta rất đáng báo động. 
Theo báo cáo tổng kết chương trình mục têu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm 
năm 2016 toàn quốc đã xảy ra 148 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.700 người mắc, 
3663 người nhập viện và có 27 trường hợp tử vong. Ngộ độc thực phẩm xảy ra tập 
trung tại gia đình là 54,1% (80 vụ), bếp ăn tập thể là 19.6 % (29 vụ). Nguyên nhân 
do độc tố tự nhiên chiếm 40 vụ (27,0% số vụ), 16 vụ ngộ độc thực phẩm do hóa 
 1/ 25 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1.Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn 
a. Cơ sở lý luận 
 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ của Giáo 
dục - Đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”: Nâng cao chất 
lượng giáo dục cho các cấp học. Đổi mới nội dung phương pháp dạy học... Cùng 
với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, hiện nay vấn đề đảm bảo vệ 
sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Trong những năm 
gần đây đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa phương,...và nhất là nhiểm 
chất (Milamine..) gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ có trong sữa tươi... Nhà trẻ, 
mẫu giáo là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn nhỏ bé , trẻ chưa nhận thức 
được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh, an toàn thực phẩm nếu để xảy ra ngộ độc 
thực phẩm ở lứa tuổi này thì hậu quả sẽ khôn lường. Vì vậy giáo dục dinh dưỡng, 
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng quy chế thực phẩm sạch, đề phòng 
ngộ độc thức ăn là vấn đề có ý nghĩa thực tế, thiết thực và vô cùng quan trọng trong 
trường mầm non có tổ chức bán trú.
b. Cơ sở thực tiễn 
 Ngày nay trên phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin nhiều vụ ngộ độc 
thực phẩm xảy ra trong nhà hàng, quán ăn và các cơ sở giáo dục mầm non tư thục. 
Những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số cơ sở chế biến thực phẩm 
trên những kênh truyền hình, báo chí, các hình ảnh và hoạt động ảnh hưởng xấu đến 
chất lượng sản phẩm của nhiều mặt hàng như: Nội tạng thịt heo hết hạng được nhập 
về, sữa tươi có chứa Milamine, ... Làm cho phụ huynh có con em tham gia ở bán trú 
và người tiêu dùng hoan mang, lo lắng đồng thời làm mất uy tín của nhà trường, của 
cán bộ giáo viên. Vì vậy công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đặt 
lên hàng đầu, không để dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường là 
nhiệm vụ cần thiết.
 Bản thân được cấp trên giao nhiệm vụ phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng 
trẻ tại trường. Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục bậc học mầm non có 
nhiệm vụ chăm sóc trẻ phát triển một cách toàn diện kể cả thể chất lẫn tinh thần. 
Cùng với nhiệm vụ chung của năm học tiếp tục “Đổi mới công tác quản lý nâng cao 
chất lượng giáo dục” và các cuộc vận động lớn của ngành. Làm thế nào để tình 
trạng ngộ độc thực phẩm không xảy ra tại trường và đảm bảo tốt về chất lượng giúp 
cho cơ thể trẻ phát triển ngày càng khỏe mạnh và thông minh để mai này làm những 
chủ nhân trong tương lai của đất nước. Thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm 
bảo an toàn sẽ làm tăng nguồn nhân lực con người góp phần phất triển kinh tế- xã 
hội của đất nước. đồng thời góp phần thực hiện tốt các phong trào của ngành. Trong 
khi điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị tại trường mẫu giáo Đại Hưng còn 
nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cấu của một mô hình đảm bảo tốt cho công 
tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi đã quyết định nghiên cứu và áp dụng 
 3/ 25 a. Đảm bảo an toàn thực phẩm 
 Để làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú 
ở trường mầm non có rất nhiều nội dung cần được quan tâm chỉ đạo thực hiện:
 - Vệ sinh an toàn thực phẩm và những điều kiện có liên quan.
 - Các biện pháp vệ sinh phòng nhiễm bẩn thực phẩm:
 + Vệ sinh cá nhân
 + Vệ sinh môi trường
 + Vệ sinh dụng cụ chế biến (Dao, thớt, đũa, thìa, tiếp xúc với thực phẩm sống 
và chín)
 + Vệ sinh dụng cụ ăn uống ( Bát, thìa, cốc) được rửa sạch.
 - Kiểm soát quá trình chế biến
 - Khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên cấp dưỡng.
 - Cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cấp dưỡng, cha mẹ học 
sinh, giáo viên và các cháu học sinh trong trường mầm non.
b. Các biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 - Các biện pháp cơ bản:
 + Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản, pháp luật về vệ sinh an toàn thực 
phẩm.
 + Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các đoàn 
thể trong và ngoài nhà trường về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là 
đội ngũ nhân viên nấu ăn, tăng cường tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đến 
các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân.
 + Đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo 
dục trẻ phù hợp theo từng độ tuổi để giám sát công tác vệ sinh nói chung, vệ sinh an 
toàn thực phẩm nói riêng thường xuyên theo từng chủ đề cụ thể.
 + Thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc
 + Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp với địa phương, với 
tình hình kinh tế của nhân dân và theo mùa.
 + Tăng cường mua sắm trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho học sinh đảm bảo 
vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
c. Các biện pháp cụ thể 
 Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch:
 Ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của các cấp trên tôi đã xây dựng kế 
hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với đặc 
điểm thực tế của nhà trường. Lên thực đơn ăn uống theo khẩu phần, hàng ngày, 
 5/ 25 Ngoài ra nhà trường còn tổ chức thi sáng tác thơ ca, hò vè.. về nội dung giữ vệ 
sinh và phòng ngừa ngộ độc trong tiêu dùng.Tất cả đều được cha mẹ học sinh và 
cán bộ viên chức đồng tình ủng hộ.
*Một số bài thơ,hò vè : 
 - Bài hát về an toàn thực phẩm
 Bài ca an toàn thực phẩm
 Hãy nhủ với nhau rằng, an toàn vệ sinh thực phẩm ai ơi
 Hãy nhắc với nhau rằng, giữ gìn vệ sinh thực phẩm ai ơi
 Góp sức cùng cộng đồng, vì bình yên cuộc sống tương lai
 Thực phẩm vệ sinh an toàn, là niềm hạnh phúc cho mỗi chúng ta
 Hãy nhủ với nhau rằng, không dùng đồ ăn kém chất ai ơi
 Hãy hứa với nhau rằng, phải vì vệ sinh ăn chín uống sôi
 Hãy hát cùng mọi người, vì tình yêu hạnh phúc nơi nơi
 Cuộc sống của mỗi con người, là nguồn thực phẩm an toàn vệ sinh
 ĐK :
 Giữ vững niềm khác vọng, lựa chọn thực phẩm tươi vệ sinh
 Đun kỹ lại thức ăn, trước khi đưa vào sử dụng ai ơi
 Tuyệt đối nguồn nước sạch, chế biến thực phẩm tươi sống nhớ cho
 Vệ sinh thật an toàn, là lương tâm trách nhiệm của chúng ta
 - Bài hát hò về vệ sinh an toàn thực phẩm 
 An toàn, an toàn ta nhớ đừng quên
 Chất lượng vệ sinh ai ơi hãy nhớ, cho rằng.
 An toàn vệ sinh thực phẩm, phải đặt lên hàng đầu.
 Vì một tương lai sáng tươi no ấm, mạnh giàu
 Vì một tương lai sáng tươi no ấm, mạnh giàu 
 Giống nòi muôn năm bền vững
 Quyết tâm ta không ngừng
 Xã hội phồn vinh ấm no cho mỗi, gia đình.
 Ư..hừ, ..ư..hừ, ..ư..hư
 Ư..hư, ..ư..hư, ..ư..hư
 Ư..hư, ..ư..hư, ..ư..hư
 Vè
 Thưa bà con và các bạn!
 Muốn cho ích nước lợi nhà
 An toàn thực phẩm phải coi là, việc chung
 Cùng nhau trên dưới một lòng
 Tự giác, vận động để cùng, phát huy
 Từ miền xuôi, miền ngược đến mọi miền quê
 Mười nguyên tắc chế biến thực phẩm ta phải khắc ghi rõ ràng 
 7/ 25 Thịt gà, kinh giới kỵ nhau?
 Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên!
 Thịt dê, ngộ độc do đâu?
 Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn!
 Ba ba ăn với dền, sam
 Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân!
 Động kinh, chứng bệnh rành rành?
 Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu!
 Chuối hột ăn với mật, đường?
Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi!
 Thịt gà, rau cải có câu?
 Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô!
 Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi?
 Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!
 Cải thìa, thịt chó xào vô?
 Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường!
 Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh?
 Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!
 Quả lê, thịt ngỗng thường thường?
 Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao!
 Đường đen pha sữa đậu nành?
 Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm!
 Thịt rắn, kị củ cải xào?
 Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần!
 Nôn mửa, bụng dạ không yên?
 Vì do hải sản ăn liền trái cây!
 Cá chép, cam thảo, nhớ rằng?
 Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra!
 Nước chè, thịt chó no say?
 9/ 25 Hình ảnh : Giao nhận thực phẩm
 Khâu lưu trữ và bảo quản tại kho của bếp ăn nhà trường cần đảm bảo vệ sinh, 
không để thực phẩm quá hạn, ẩm mốc kém chất lượng. Các hộp hoặc chai lọ đựng 
gia vị, thực phẩm phải có nhãn tên, không cất giữ chung với các loại hóa chất diệt 
côn trùng, xà phòng, xăng dầu với kho thực phẩm.
 11/ 25

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_dam_bao_ve_sinh_an_to.doc