Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại trường Mầm non Sao Mai

docx 21 trang skkn 13/06/2024 870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại trường Mầm non Sao Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại trường Mầm non Sao Mai

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại trường Mầm non Sao Mai
 Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại 
 trường Mầm non Sao Mai
 Phần thứ nhất: Mở đầu
 I. Đặt vấn đề:
 An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta từ lâu đặc 
biệt quan tâm, coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, sức khỏe cộng 
đồng, về bảo vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội 
nhập của Việt Nam.
 Đối với ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học mầm non đóng vai trò rất 
lớn trong việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường 
mầm non. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực thẩm góp phần trong những bữa ăn ngon 
giúp trẻ hứng thú khi ăn bán trú tại trường, giúp trẻ phát triển, khoẻ mạnh, thông 
minh có nề nếp và được sống trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc của người 
lớn. Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh dưỡng để 
phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc. 
Đối với trẻ em, năng lượng chủ yếu được tiếp nhận qua các bữa ăn và phải đảm bảo vệ 
sinh an toàn thực phẩm để chống xảy ra ngộ độc thực phẩm do các món ăn mà cô nuôi 
chế biến. Và làm nền tảng cho sự phát triển của trẻ.
 Trong ngành học Mầm non nói chung và trong trường mầm non Sao Mai nói 
riêng, việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú đóng vai trò 
rất quan trọng. Mà kiến thức về vệ sinh an toàn thức phẩm của một số giáo viên, nhân 
viên trong trường còn sơ sài, xem nhẹ công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, làm việc thì 
đơn giản chỉ cần rữa kỹ, rữa sạch là được. Nhưng không biết khâu chế biến và quá 
trịnh vệ sinh nó quan trọng như thế nào? Tác hại của nó ra sao? Và làm thế nào để 
không giảm chất dinh dưỡng mà vẫn an toàn trong thực phẩm? Vì vậy, vấn đề vệ sinh 
an toàn thực phẩm giữ vai trò rất lớn đối với sức khoẻ con người mà đặc biệt trong 
trường Mầm non đó là sức khỏe trẻ thơ, nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động 
của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay.
 Việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. 
Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ được khoẻ mạnh, học tập tốt, cơ 
thể phát triển cân đối, hài hòa, việc trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, 
khoa học nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực 
phẩm.
 Đối tượng nghiên cứu của bản thân tôi là:
 Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại 
trường mầm non Sao Mai”.
 Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu:
 - Nghiên cứu trong khuôn khổ: Giáo viên, phụ huynh, Học sinh: 5 – 6 tuổi đang 
học tại lớp lá 1 tại Trường mầm non Sao Mai – Xã Bình hòa – Huyện krông ana – 
Tỉnh Đăk Lăk.
 - Đối tượng khảo sát: Công tác bán trú tại Trường mầm non Sao Mai.
 - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2017 – 2018.
Trần Thị Tỷ 1 Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại 
 trường Mầm non Sao Mai
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, khái quát, hệ thống hóa các tài liệu liên 
quan đến đề tài.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 + Phương pháp quan sát: Quan sát tự nhiên để xác định thực trạng về việc tích 
hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 5 tuổi.
 + Phương pháp điều tra: xử lý thông tin về nội dung này.
 + Phương pháp đàm thoại: Trao đổi trực tiếp qua thực tiễn. Đàm thoại với học 
sinh, giáo viên, phụ huynh để bổ sung các biện pháp phù hợp.
 + Phương pháp thực hành: Lên kế hoạch, đưa nội dung nghiên cứu vào chương 
trình giảng dạy thực tế của lớp mình từ đó rút ra kinh nghiệm.
 + Phương pháp tổng hợp phân tích: Tổng hợp và phân tích kết quả đã đạt được.
 + Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: Kiểm tra đánh giá chất 
lượng thực phẩm hàng ngày.
 - Phương pháp thống kê toán học: Đánh giá sức khoẻ qua biểu đồ tăng trưởng 
của từng giai đoạn và khám sức khoẻ định kỳ hàng năm.
 Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề
 I. Cơ sở lý luận:
 Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản 
xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm 
cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu 
dùng.
 An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề rất quan trọng, tuy nghiên những nghiên 
cứu về vấn đề này chưa nhiều. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định mục 
tiêu, nhiệm vụ của giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất 
nước”: Nâng cao chất lượng giáo dục cho các cấp học. Đổi mới nội dung phương pháp 
dạy học... Nghị quyết Đảng bộ lần thứ XIII của tỉnh Đắk Lắk đã xác định “Chú trọng 
phát triển giáo dục mầm non, tăng cường cơ sở vật chất, chấn chỉnh nề nếp, đánh giá 
đúng thực chất, chất lượng giáo dục”. Năm học này nhiệm vụ của toàn bậc học thực 
hiện đề án phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi đều được đến trường. Cùng với nhiệm vụ 
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, hiện nay vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn 
thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội.
 Căn cứ vào thông tư số 28 sửa đổi về chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm 
non. Kế hoạch số 13 ngày 13/9/2017 triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018. Kế 
hoạch số 10 về công tác kiểm tra, giám sát nội bộ.
 Tiếp tục thực hiện đánh giá trẻ theo bộ chuẩn của trẻ 5 tuổi tại Lĩnh vực 1 về 
phát triển thể chất được quy định tại Chuẩn 5 về trẻ có hiểu biết và thực hành vệ sinh 
cá nhân và dinh dưỡng thể hiện qua 6 chỉ số sau:
 CS 15: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn 
 CS 16: Tự rửa mặt và chải răng hằng ngày
Trần Thị Tỷ 3 Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại
 trường mầm non sao mai.
 Năm học: 2018-2019: Trường có 8 lớp thì có 8 lớp tham gia ăn bán trú tại 
trường và do nhà trường nấu và phục vụ.
 Trăn trở với mục tiêu chung của bậc học mầm non có nhiệm vụ chăm sóc trẻ 
phát triển một cách toàn diện kể cả thể chất lẫn tinh thần. Cùng với nhiệm vụ chung 
của năm học tiếp tục “Đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục” và các 
cuộc vận động lớn của ngành. Làm thế nào để tình trạng ngộ độc thực phẩm không 
xảy ra tại trường và đảm bảo tốt về chất lượng giúp cho cơ thể trẻ phát triển ngày càng 
khỏe mạnh và thông minh để mai này làm những chủ nhân trong tương lai của đất 
nước. Thì vấn đề đảm bảo an toàn sẽ làm tăng nguồn động lực con người góp phần 
phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời góp phần thực hiện tốt các phong trào của ngành. 
Trong khi điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị tại trường mầm non Sao Mai còn 
nhiều hạn chế, đồ dùng đồ chơi còn thiếu thốn, quỹ đất diện tích nhỏ, phòng học còn 
thiếu, mượn hội trường các thôn để cho trẻ học tạm, chưa đáp ứng được yêu cầu về mô 
hình trường mầm non đảm bảo tốt cho công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Số lượng tham trẻ ra lớp trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Công trình vệ sinh chưa đạt 
chất lượng cao. Hệ thống nước sạch chưa được đầu tư trên các phân hiệu của trường.
 Bản thân không ngừng lo, lắng suy, và cuối cùng quyết định đưa thí nghiệm vệ 
sinh an toàn toàn thực phẩm vào để nghiên cứu.
 Qua khảo sát thực trạng về kiến thức, hành vi trong công tác vệ sinh an toàn 
thực phẩm ở trường tôi vào đầu năm học 2018 - 2019 là:
 Phiếu khảo sát cho 100 phụ huynh vào cuộc họp cha mẹ học sinh:
 Không quan 
 Quan trọng
 Nội dung phiếu trọng Lý do không quan 
 TT
 khảo sát Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ trọng
 lượng (%) lượng (%)
 1 Vệ sinh cá nhân 60 60 40 40 Không có thời gian quan 
 tâm trẻ vì chúng tôi phải 
 đi làm.
 2 Vệ sinh môi 30 30 70 70 Họ cho rằng vệ sinh môi 
 trường trường không quan tâm 
 vì đó không phải việc 
 của mình.
 3 Vệ sinh nguồn 40 40 60 60 Có nước đủ để sinh hoạt 
 nước là được không cần biết 
 về chất lượng của nước.
 4 Vệ sinh dụng cụ 70 70 30 30 Dao thớt nào cũng được, 
 chế biến miễn có để làm.
 5 Vệ sinh dụng cụ 70 70 30 30 Ăn xong rửa là được.
Trần Thị Tỷ 5 Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại
 trường mầm non sao mai.
 như thế nào? an toàn rồi.
 Từ những kết quả khảo sát như trên bản tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mình 
phải làm gì? và làm thế nào? để nâng cao kết quả giáo dục trong vệ sinh an toàn thực 
phẩm cho trẻ. Đồng thời nhắc nhở cả giáo viên, nhân viên, phụ huynh, đánh thức ở họ 
ý thức về nguồn thực phẩm, hãy sống cho mình và cả tương lai của con em mình sau 
này. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau đây để các đồng nghiệp cùng tham 
khảo.
 Tôi đã quyết định nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp đảm bảo tốt vệ sinh 
an toàn thực phẩm trong công tác bán trú của đơn vị mình.
 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
 Giải pháp 1: Lên chương trình xây dựng kế hoạch:
 Ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường tôi đã xây 
dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp 
với đặc điểm thực tế của lớp, của từng phân hiệu trong nhà trường. Lên thực đơn ăn 
uống theo khẩu phần, hàng ngày, hàng tuần, theo mùa, hợp lý, cân đối dinh dưỡng và 
triển khai sâu rộng trong toàn thể cha mẹ học sinh như: Trong cuộc họp mặt phụ 
huynh đầu năm, thông qua góc tuyên truyền, tranh ảnh, hội thi, động viên phụ huynh 
cùng tham gia thực hiện kế hoạch đảm bảo nâng cao chất lượng về vệ sinh an toàn 
thực phẩm.
 Ví dụ: Chế độ sinh hoạt lớp lá 1:
 Mùa hè Mùa đông Nội dung
 06h30-07h45 06h30-08h00 Đón trẻ, hoạt động tự chọn, thể dục sáng, trò 
 chuyện, điểm danh, kiểm tra vệ sinh.
 07h45- 08h15 08h00- 08h30 Hoạt động ngoài trời.
 08h15-09h30 08h30-09h30 Hoạt động chung cả lớp ( Tiết học).
 09h30-10h30 09h30-10h30 Hoạt động theo nhóm, góc.
 10h30-13h45 10h30-13h45 Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa.
 13h45-14h15 13h45-14h15 Vệ sinh, vận động, bữa phụ.
 14h15-16h00 14h15-16h00 Sinh hoạt chiều, ôn bài củ làm quen kiến thức 
 mới, nêu gương, cắm cờ,
 16h00-16h30 16h00-16h30 Vệ sinh, trả trẻ.
 Xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa, khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất cho trẻ 
trong một ngày: ( Thực đơn ăn trưa + Ăn xế của trẻ trường Mầm no Sao Mai)
Trần Thị Tỷ 7 Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại 
 trường mầm non sao mai.
 Vào đầu năm học, bản thân phối hợp với nhà trường tổ chức họp ban lãnh đạo 
nhà trường với các đoàn thể thống nhất chế độ ăn uống, thực đơn của trẻ và mời nhà 
cung cấpthực phẩm về ký hợp đồng như: Sữa, thịt, rau, cá, gạo, bún, mì, trứng... 
Nguồn cung cấp thực phẩm phải đảm bảo điều kiện: Cung cấp thường xuyên và có 
trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá 
cả hợp lý, ổn định. Thực phẩm phải tươi sống như: Rau, thịt nhận vào mỗi buổi sáng, 
và được kiểm tra về chất lượng, số lượng, nhân viên ký nhận và chế biến. Nếu thực 
phẩm không đảm bảo chất lượng như ẩm mốc, ôi thiu, kém chất lượng... Sẽ cắt hợp 
đồng. Đối với thực phẩm nấu chín thường xuyên lưu mẫu thức ăn trong tủ lạnh 24 
tiếng đồng hồ, trong quá trình sử dụng thực phẩm nếu chất lượng thực phẩm không 
đảm bảo thì có biện pháp xử lý báo cáo lên cấp trên kịp thời. Tránh tình trạng dùng 
thực phẩm kém chất lượng để chế biến thức ăn cho trẻ.
 Hàng năm tham mưu nhà trường tổ chức cho cô, phụ huynh và các cháu tham 
gia một số hội thi như: “Gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ”, “ vệ sinh môi trường, vệ sinh 
cá nhân” Nhằm tuyên truyền kiến thức cho toàn thể phụ huynh, học sinh thấy được 
tầm quan trọng của công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đời sống con người.
 Ngoài ra còn tham gia các cuộc thi sáng tác, sưu tầm thơ ca, hò vè.. về nội dung 
giữ vệ sinh và phòng ngừa ngộ độc trong tiêu dùng. Tất cả đều được cha mẹ học sinh 
đồng tình ủng hộ.
 Giải pháp 3: Thực hiện tốt công tác tiếp nhận thực phẩm và giao nhận thực
phẩm:
 Bản thân sáng sớm đều trực tiếp cùng nhân viên cấp dưỡng tiếp nhận nguồn
thực phẩm nên tuyệt đối không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, thời hạn sử dụng 
hoặc quá hạn sử dụng (đối với những thức ăn đóng gói) không mua những thực phẩm 
đã qua sơ chế, chế biến nhưng không rõ nguồn gốc, nơi sản xuất, giấy phép đăng ký, 
đăng ký chất lượng Đặc biệt, không mua thực phẩm không đảm bảo chất lượng như 
rau, quả, cá, thịt không tươi...
 Khi tiếp nhận thực phẩm Tôi có sổ ghi chép thời gian nhận thực phẩm về định 
lượng và tình trạng thực phẩm. Những thực phẩm bị dập nát có dấu hiệu không tươi, 
nghi ngờ hư hỏng, không đảm bảo chất lượng, không đúng với hợp đồng thì không 
được tiếp nhận và chế biến cho trẻ. Các phẩm màu phụ gia không rõ nguồn gốc, không 
nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế thì không dùng chế biến cho trẻ ăn trong 
nhà trường.
 Thường xuyên lau dọn và bảo quản kho của bếp ăn nhà trường luôn vệ sinh 
sạch sẽ, không để thực phẩm quá hạn, ẩm mốc kém chất lượng. Các hộp hoặc chai lọ 
đựng gia vị, thực phẩm phải có nhãn tên, không cất giữ chung với các loại hóa chất 
diệt côn trùng, xà phòng, xăng dầu với kho thực phẩm.
 Thường xuyên kiểm tra chất lượng của một số thực phẩm có số lượng lớn như: 
Gạo, mắm, dầu ăn
 Kiểm tra nguồn điện, bếp ga, bình ga hàng ngày tránh hư hỏng làm mất an toàn.
 Kiểm tra giá cả một số loại thực phẩm để cân đối số lượng thực đơn hàng ngày 
cho trẻ.
Trần Thị Tỷ 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_dam_bao_ve_sinh_an_to.docx