Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong trường mầm non
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ăn uống là nhu cầu tất yếu và quan trọng nhất của con người. Ngày nay nền kinh tế phát triển, đời sống của con người được nâng lên thì nhu cầu ăn uống của con người đòi hỏi ngày càng cao, đặc biệt về chất lượng và đảm bảo VSATTP. Ăn uống đảm bảo vệ sinh và an toàn thể hiện nét văn minh của con người đồng thời đem đến sức khỏe tốt cho con người, sức khỏe của mỗi con người có khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào việc ăn uống. Ăn uống hàng ngày không những duy trì sự sống mà nó còn thể hiện đến chất lượng cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe trước mắt và lâu dài. Vì thế việc đảm bảo ăn uống sao cho có chất lượng, đảm bảo VSATTP là một vấn đề luôn luôn làm các nhà quản lý phải quan tâm. Các trường mầm non nói chung cũng như trường mầm non Tràng An nơi tôi công tác nói riêng đều thực hiện việc chăm sóc và nuôi dạy các cháu. Để tổ chức nuôi dưỡng chăm sóc các cháu được tốt các nhà trường đã có bếp ăn tập thể, nấu ăn bán trú hàng ngày. Trước tình hình lo lắng vì nguy cơ nhiễm độc thực phẩm và mất vệ sinh an toàn ở một số bếp ăn thì đây cũng là thách thức của các nhà trường.Công tác vệ sinh VSATTP tại bếp ăn các trường học rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ về mặt thể chất, trí tuệ, tinh thần, ảnh hưởng đến giống nòi, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước đặc biệt với lứa tuổi trẻ mầm non. Bởi vậy tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong trường mầm non” 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu tìm ra những biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh ATTP bếp ăn trong trường mầm non. - Giúp cho bản thân và CBGVNV phụ huynh học sinh nâng cao kiến thức đảm bảo vệ sinh ATTP bếp ăn trong trường mầm non công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường đạt kết quả cao hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề đảm bảo vệ sinh ATTP tại bếp ăn trường mầm non. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài. - Tìm hiểu thực trạng việc đảm bảo Vệ sinh ATTP tại bếp ăn của trường mầm non mà tôi đang công tác. - Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nhân viên 1 /10 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Bếp ăn tập thể là cơ sở chế biến nấu nướng phục vụ cho một tập thể nhiều người cùng ăn tại chỗ. Hiện nay nhu cầu sử dụng thực phẩm được chế biến tại bếp ăn tập thể rất lớn bởi tính tiện ích của nó đối với người tiêu dùng, với nhà quản lý và phù hợp với nhu cầu cộng đồng. Chính vì vậy mà vấn đề VSATTP đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cấp các ngành và của toàn xã hội. Đảm bảo VS ATTP vì mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn các trường học thường diễn ra đột ngột với số lượng người mắc lớn do số lượng người ăn đông, ít gây tử vong nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe và dư luận xã hội. Thực phẩm sử dụng tại bếp ăn tập thể thường là thực phẩm hỗn hợp. Do vậy việc xác định nguyên nhân gây bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân nhận định thực phẩm tại bếp ăn tập thể thường được chuẩn đoán bằng lâm sàng và dịch tễ học. Chính vì vậy VS ATTP các tại bếp ăn trường học là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. 2. Thực trạng vấn đề 2.1. Thuận lợi Trường mầm non Tràng An nơi tôi đang công tác có một bếp ăn bán trú 1 chiều khang trang thuận tiện. Bếp được đầu tư các trang thiết bị đồng bộ hiện đại để tạo điều kiện tốt nhất cho việc chế biến thức ăn theo dây truyền bếp ăn bán trú. Bên cạnh đó ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm chỉ đạo và thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát nhà bếp hàng góp ý, nhận xét, điều chỉnh mọi hoạt động của nhà bếp để đảm bảo chất lượng bếp ăn bán trú duy trì tốt. Nhà trường đã lựa chọn ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp thực phẩm có uy tín và chất lượng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đội ngũ cô nuôi của bếp đủ số lượng và đều có trình đạt chuẩn, ý thức và trách nhiệm làm việc, luôn đoàn kết lắng nghe ý kiến của nhau điều đó góp phần xây dựng nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường. Bản thân tôi được giao nhiệm vụ làm Bếp Trưởng, cũng được làm quen với việc cân đối khẩu phần ăn, quản lý làm sổ sách về nuôi dưỡng .. tôi cũng nắm được sâu hơn một số nội dung về công tác chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường có có ý thức tốt trong công tác ATTP tại bếp ăn của trường. 2.2. Khó khăn Hiện nay thực phẩm trên thị trường rất rộng khó mà kiểm soát được tận gốc ngay cả những công ty có uy tín cũng không thể kiểm soát nổi nguồn gốc thực phẩm vì vậy việc giao nhận thực phẩm hàng ngày rất quan trọng cho việc 3 /10 - Trong quá trình giao nhận thực phẩm nếu thấy tình trạng thực phẩm không đảm bảo thì sẽ kiên quyết trả lại nơi cung cấp, tuyệt đối không làm việc nể nang mà có lúc sẽ gây tổn hại đến đứa trẻ. thực hiện theo qui trình phải có đại diện các đồng chí trong ban giám hiệu, đồng chí kế toán, giáo viên, người trực tiếp đứng nấu kiểm tra TP nghiêm ngặt về chất lượng, đảm bảo số lượng.Tuyệt đối không nhận và sử dụng những thực phẩm kém chất lượng,. Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, không ươn, không dập nát, không có màu và mùi lạ. Chọn các thực phẩm được đóng gói bao bì, có ghi nhãn mác, số lượng, chất lượng, ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng. Thực phẩm cần tồn trữ phải được tồn trữ đúng cách bằng những thiết bị cần thiết và hợp vệ sinh. 3.3.Biện pháp 3: Thực hiện tốt dây truyền làm việc trong bếp để đảm bảo vệ sinh ATTP. Để thực hiện tốt vệ sinh trong nhà bếp thì yêu cầu mỗi nhân viên nuôi dưỡng tự phát huy ý thức, phối kết hợp trong công việc. bản thân tôi thường xuyên tham gia vào bếp với vai trò giám sát việc giao nhận thực phẩm, chia định lượng thức ăn và làm sổ sách chứng từ. Bởi vậy tôi thường xuyên nhắc nhở tổ bếp về cách làm quan hoạt động hàng ngày cũng như qua các buổi sinh hoạt chuyên môn đó là: Thực hiện đều đặn công việc hàng ngày trong nhà bếp với tiêu trí “Làm đâu sạch đấy, đứng dậy gọn ngay” khi thấy chị em làm việc chưa gọn tôi không ngại ngùng né tránh mà trực tiếp góp ý, nhắc nhở đồng nghiệp, qua đó cũng góp phần đáng kể trong việc đảm bảo VSATTP. Bếp ăn của chúng tôi luôn có đông nhân viên nuôi dưỡng nếu không làm tốt việc phân công dây truyền sẽ dẫn đến công việc bị chồng chéo kém hiệu quả, mọi thành viên trong tổ không biết nhiệm vụ của mình dẫn đến làm việc trì trệ, ỉ lại, ganh tỵ việc ảnh hưởng đến chất lượng công việc bởi vậy tôi tham mưu, phối hợp với đồng chí hiệu phó nuôi xây dựng bảng dây chuyền căn cứ hướng dẫn cấp trên về quy chế, quy định của về thời gian, nhiệm vụ mà các nhân viên tổ nuôi phải làm trong ngày và đưa ra thảo luận tại buổi sinh hoạt tổ lấy ý kiến của từng thành viên sau đó sẽ thống nhất và đưa vào thực hiện tại bếp ăn của trường. Hàng ngày nghiêm túc trong việc lưu nghiệm thực phẩm sống và chín 24/24h theo đúng thực đơn và đủ định lượng theo Quyết định 1246/QĐ- YT. Để làm minh chứng cho công tác ATTP. Qua ý kiến về cách làm việc theo dây truyền của tôi mọi người trong tổ thực hiện rất tốt nhiệm vụ được phân, có tinh thần kết hợp phối hợp rất nhịp nhàng không bị chồng chéo công việc lên nhau mang lại hiệu quả cao trong công việc. 5 /10 Giáo Nhà trẻ nấu - Ghi sổ kiểm lên các lớp (NV phụ nấu ( Xoong nồi, bát thực (Bước 3) - Sắp xếp đồ bếp lên kiểm tra đĩa thìa, khay - Lưu nghiệm dùng chia ăn bữa ăn trên lớp) cơm, chậu , rổ, thức ăn, ghi sổ - Chuyển bữa giá, dao, thớt) và ký phụ chiều lên lớp và phụ ăn chiều - Rửa bát - Chia bữa chính - Thu dọn bát - Vệ sinh khu vực chiều cho nhà đĩa trên lớp Hoàn thành bữa rửa bát trẻ - Chuyển bữa 14h30’- 15h00’ ăn chiều cho trẻ chính chiều NT, Nhà Trẻ sữa bánh ăn phụ chiều lên lớp, phụ ăn chiều - Sắp xếp xoong - Vệ sinh khu - Thu dọn bát - Hoàn thiện nồi, bát thìa đã vực chia ăn đĩa, xoong nồi, chứng từ rửa vào tủ đựng - Rửa bát, xoong bát ăn trên lớp 15h00’ - 16h00’ - Vệ sinh khu đồ nồi - Rửa bát đĩa, vực tủ cơm, khu xoong nồi vực nấu ăn, khóa - vệ sinh xe đẩy van ga rửa thức ăn - Vệ sinh khu vực - Vệ sinh tủ lạnh - Lau dọn vệ - Viết bảng tài bồn rửa khu vực chia ăn sinh phòng ăn 16h30’ - 16h30’ chính công khai nhân viên, nhà vệ sinh Kết quả thực hiện tốt dây truyền đảm bảo công tác vệ sinh ATTP tại bếp ăn đối với nhân viên nuôi dưỡng. sau mỗi lần được BGH nhà trường và các đoàn kiểm tra về ATTP của phường chúng tôi lại rút ra được kinh nghiệm để thực hiện công việc tốt hơn và luôn được ghi nhận và đánh giá cao. 3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với giáo viên chăm sóc trẻ ăn. Đối với nhân viên bếp viêc sơ chế biến các món ăn còn nguyên giá trị dinh dưỡng giúp trẻ ăn ngon miệng, hết xuất là công việc chính và luôn phải đảm bảo công tác vệ SATTP là việc làm cần thiết, để biết được trẻ ăn ngon miệng, hết xuất không hàng ngày cặp nấu chính lên lớp lớp quan sát trẻ ăn, trò chuyện với trẻ về món ăn do chúng tôi nấu để đánh giá chất lượng bữa ăn kịp thời tham mưu với đ/c Hiệu phó nuôi lựa chọn, điều chỉnh những món ăn đa số trẻ thích, trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất vào thực đơn cho trẻ hàng ngày và chúng tôi luôn đảm bảo công tác vệ sinh ATTP trong sơ chế biến. 7 /10 trường vì vậy tôi cùng các cô trong tổ nuôi đều có ý thức phân loại rác và để vào thùng đựng có nắp đậy kín để đúng nơi quy định. Hàng ngày rác thải được công ty vệ sinh môi trường thu gom vào cuối ngày không để rác thải tồn đọng. Bên cạnh đó tôi thường xuyên nhắc nhở chị em tổ bếp tháo rỡ vệ sinh hút bụi các ô cửa sổ có lưới chắn côn trùng tại khu bếp nấu, phòng kho khi thấy bẩn và rửa sạch lưới chắn theo định kỳ 3 tháng 1/1 lần để đảm bảo an toàn. Vào thứ 6 hàng tuần hàng tháng tôi luôn gương mẫu cùng các chị em tổ bếp đã thực hiện nghiêm túc chế độ tổng vệ sinh nhà bếp, vườn hoa cây cảnh và môi trường xung quanh trong nhà trường góp phần và kết quả của phong trào Hành động Vì nhà trường cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp - văn minh năm 2019. Kết quả nhà trường đã đạt 98/100 điểm và là đơn vị đạt mức độ I. 4. Hiệu quả sáng kiến Thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú tại trường là một nhiệm vụ quan trọng. Tôi cũng như toàn thể CBGVNV nhà trường đã nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về chế độ vệ sinh. Bên cạnh đó bản thân tôi cùng đồng nghiệp đã thực hiện tốt một số biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học mà tôi đã nêu trên kết quả: Trong năm học 2019 -2020 tôi đã thực hiện tốt, nghiêm túc thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bếp ăn của chúng tôi đã thu được kết quả đáng khích lệ. Chúng tôi luôn đảm bảo tuyệt đối an toàn cho 100% trẻ, trong nhiều năm liền không có bất cứa một tình trạng ngộ độc thực phẩm, hay bất cứ dịch bệnh nào sảy ra trong nhà trường. 100% nhân viên hiểu và nắm được công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ăn bán trú trong trường mầm non. Có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm. Dụng cụ và các trang thiết bị nhà bếp được trang bị đầy đủ, thường xuyên được kiểm tra, kiểm định và đạt yêu cầu vệ sinh theo đúng quy định. Hàng năm trường các đoàn kiểm tra công tác y tế học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm đều được đánh giá rất tốt. được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cháu đến trường có những bữa ăn an lành đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, sức khỏe phát triển tốt. Cha mẹ trẻ luôn yên tâm tin tưởng vào công tác chăm sóc bán trú cho trẻ của nhà trường. Bản thân tôi nhiều năm liền đạt được danh hiệu nhân viên giỏi cấp trường đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở. 9 /10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_dam_bao_ve_sinh_an_to.doc