Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 18-24 tháng tuổi

doc 30 trang skkn 11/06/2024 3003
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 18-24 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 18-24 tháng tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 18-24 tháng tuổi
 UBND HUYỆN ....
 TRƯỜNG MẦM NON ....
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt 
môn nhận biết tập nói cho trẻ 18-24 tháng tuổi”
 Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
 Cấp học: Mầm non
 Tên tác giả:
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non 
 Chức vụ: Giáo viên
 NĂM HỌC: Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 
 18-24 tháng tuổi
 [2]
- Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 
đó có những kế hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
III.Đối tượng nghiên cứu
- Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 18-
24 tháng”
IV.Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: nhóm trẻ 18-24 tháng
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9/2020-4/2021 Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 
 18-24 tháng tuổi
 [4]
nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết 
tập nói cho trẻ 18-24 tháng tuổi” để nghiên cứu.
III.Khảo sát thực trạng trước khi thực hiện đề tài
1. Điều kiện thực tế:
- Tống số học sinh trong nhóm/ lớp: 15 cháu. 
- Môi trường lớp học chưa đảm bảo về diện tích, ánh sáng và trang thiết bị dạy và 
học.
- Giáo viên: 2 cô/ nhóm.
1.1Thực trạng về việc phát triển ngôn ngữ của trẻ tại nhóm lớp:
* Về nhận biết tên gọi:
- Trẻ nhận biết và gọi được tên của đối tượng, song chủ yếu là do cô nói trước rồi 
trẻ bắt chước nói theo, trẻ nói còn ngọng chưa rõ lời vì vậy tên gọi của đối tượng 
về cơ bản không chính xác.
*Về nhận biết các đặc điểm, công dụng của đối tượng: 
- Trẻ có thể nhận biết tập nói được một số đặc điểm nổi bật của đối tượng, song trẻ 
chưa hiểu và nói được hết công dụng của các đặc điểm đó. Đó là cơ sở của hoạt 
động làm quen với môi trường xung quanh sau này.
- Việc phân biệt giữa 2 đối tượng dựa nhiều vào cảm tính, trực quan đồ vật. Trẻ 
nhận biết và phân biệt các đối tượng bằng trực quan, chưa có kỹ năng vì vậy còn 
ảnh hưởng bởi sự tác động của các yếu tố bên ngoài như: màu sắc, kích thước, sự 
phân bố không gian.
* Về mở rộng kiến thức:
- Trẻ đã nói được một số đối tượng gần gũi quen thộc song trẻ chưa mở rộng được 
những đối tượng khác ngoài bài dạy.
 Từ những đặc điểm trên đây cùng với kinh nghiệm của bản thân tôi thấy để 
trẻ 24- 36 tháng phát triển tốt ngôn ngữ qua hoạt động nhận biết tập nói thì trong 
mỗi tiết học, mỗi hoạt động cô giáo cần phải khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ 
bằng hình thức cho trẻ tập nói theo cô nhiều lần, dạy trẻ nói rõ chữ, rõ ý, không nói 
ngọng. Bên cạnh đó cô giáo cần nghiên cứu sử dụng các đồ dùng trực quan đa 
dạng (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh) bằng các nguyên vật liệu khác nhau, kích thước 
khác nhau để khuyến khích trẻ hứng thú phát triển ngôn ngữ. Để một tiết học về cơ 
bản vẫn đảm bảo về nội dung, phương pháp, thời gian quy định mà vẫn mang hình 
thức là một giờ chơi.
2. Đánh giá thực trạng
2.1. Thuận lợi: Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 
 18-24 tháng tuổi
 [6]
 Nội dung
 Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ %
 Tên gọi 4 26.6 2 13.3 3 20 6 40
 Đặc điểm, công dụng 2 13.3 6 40 4 26.6 3 20
 Mở rộng kiến thức 1 6.66 1 6.66 5 33.3 8 53.3
 Qua đó tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ qua môn nhận biết tập nói còn rất 
kém, với kết quả trên bản thân tôi thấy cần phải tìm ra các biện pháp để giúp trẻ 
phát triển tốt ngôn ngữ để từ đó nâng dần kết quả học tập của trẻ.
IV. Các biện pháp
1.Giải pháp 1: Bồi dưỡng kinh nghiệm để tổ chức tốt môn học nhận biết
tập nói cho trẻ.
 Để tổ chức giờ học môn nhận biết tập nói cho trẻ nói riêng và các môn học 
khác nói chung cho trẻ, trước hết tôi luôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, các 
buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức.
 Tham gia sinh hoạt chuyên môn tổ để cùng trao đổi về việc tổ chức các môn 
học cho trẻ, dự giờ các môn học từ đồng nghiệp để học hỏi và rút kinh nghiệm cho 
bản thân.
 Bản thân cũng chưa có nhiều kiến thức và hiểu biết nhiều về môn học nên 
đã tự nghiên cứu tài liệu, xem sách báo, tìm hiểu thêm trên mạng internet, các 
phương tiện thông tin đại chúng như đài, ti viđể có thêm vốn kiến thức về môn 
học.
 Ngoài ra, tôi cũng dành những thời gian rảnh để thực hiện tốt công tác bồi 
dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng giúp bản thân 
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2.Giải pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
 Khi bước vào năm học đầu tiên của độ tuổi nhà trẻ, thông thường trẻ trong 
độ tuổi này bắt đầu biết nói những câu đơn giản và có thể đối thoại ngắn với người 
lớn. Tuy nhiên thời gian này, vốn từ của trẻ thì chưa đủ để diễn đạt hết những hiểu 
biết của trẻ, trẻ nhút nhát, thụ động.
 Ví dụ: Trong lớp tôi phụ trách có cháu Đình Hưng, cháu Bảo An, cháu Công 
Tuấn thường hay nhút nhát, thụ động không trả lời câu hỏi của cô, vì vậy tôi thường 
xuyên chú ý trò chuyện cởi mở với trẻ, tạo nhiều cơ hội để trẻ tự nói chuyện có tinh 
thần thoải mái, Khuyến khích động viên, khen gợi trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin trong 
giao tiếp gợi cho trẻ những việc mà trẻ thích hoặc muốn làm. Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 
 18-24 tháng tuổi
 [8]
Được phát triển vốn từ ở mọi lúc mọi nơi.
 Môi trường ngôn ngữ hoạt động ngoài lớp học:
 Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động 
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Trường tôi đã tập trung xây 
dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. Môi trường 
ngoài lớp học(Khu vui chơi ngoài trời, khu phát triển vận động, góc thư viện, góc 
thôn quê.) là nơi tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, tìm tòi, trải nghiệm, phát 
triển khả năng sáng tạo.
 Các khu vực chơi của trẻ ngoài lớp học phải được thiết kế thẩm mĩ, an toàn, 
thân thiện với trẻ. Đồ dùng, đồ chơi tại các khu vực được để gọn gàng, trong tầm 
tay trẻ, an toàn khi sử dụng và luôn được thay đổi để kích thích trẻ tham gia hoạt 
động. Ngoài ra có thể tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để 
trẻ khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu.
 Trường mầm non là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội 
cho trẻ: Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa 
cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Quan hệ giữa cô và 
trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin 
tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình. 
Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi 
người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh. Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm 
của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo. Mối quan hệ giữa trẻ 
với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, 
học hỏi lẫn nhau. Giáo viên cần nhạy cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ 
với trẻ để giáo dục trẻ và có sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng 
đồng xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
4.Giải pháp 4: Thay đổi hình thức vào bài .
 Tùy thuộc từng nội dung bài dạy trong từng chủ đề mà tôi lựa chọn cách gây 
hứng thú cho trẻ một cách linh hoạt nhẹ nhàng. Vì vậy tôi phải xác định được mục 
đích, yêu cầu của bài dạy, tôi luôn nghiên cứu kĩ giáo án thì mới vận dụng các 
phương pháp, biện pháp giảng dạy tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, vui vẻ, kích thích 
trẻ thích tham gia vào hoạt động của cô.
 Ngoài việc tôi phải chuẩn bị giáo án kĩ càng ra tôi còn cần phải chuẩn bị đồ 
dùng, tranh ảnh vật thật, mô hình sinh động, hấp dẫn, mới lạ.
 Tận dụng nhạc của bài “Bắp cải xanh” cho trẻ hát và đi thăm mô hình sau đó 
quan sát các loại rau trong mô hình và cho trẻ gọi tên các loại rau đó, từ đó giáo Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 
 18-24 tháng tuổi
 [10]
Tôi hỏi trẻ : Các con quan sát xem trong bồn hoa có những loại hoa gì ? Trẻ kể tên 
các loại hoa trong bồn hoa hoặc cô sẽ nói để trẻ biết và nói theo đó là hoa gì? (Khi 
cô nói đến hoa nào cô sẽ chỉ vào hoa đó)
- Các con thấy hoa cúc như thế nào ? ( Rất đẹp )
- Còn hoa cúc thì sao? có màu gì? ( Màu vàng ) ( cho trẻ nhắc lại "Hoa cúc
màu vàng")
- Khi ngửi hoa các con thấy như thế nào ? ( Mùi thơm ) ( cô cho trẻ ngửi)
- Cánh hoa như thế nào ? ( Nhẵn ) ( cô cho trẻ sờ vào cánh hoa
Dạy trẻ thông qua các tiết học chính.
 Qua thời gian trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ tôi thấy khả năng phát âm 
của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ phát âm sai sót nhiều.
Ví dụ : Trong lớp tôi có cháu Công tuấn còn nói ngọng, cháu thường phát âm:
“Con chó” đọc là “ con tó ”
“Cầu trượt” đọc là “ cầu tượt”
 Chính vì vậy, đối với những trẻ phát âm sai, ngọng như cháu Công tuấn thì 
ngay trong giờ học đó tôi đã chú ý sửa sai cho trẻ. Tôi nói trước rõ lời, nói chậm
cho trẻ phát âm theo, khuyến khích động viên trẻ đứng lên phát âm đúng, rõ ràng.
Nói từ từ, chính xác từng chữ một, có thể cho trẻ nói hai ba lần để trẻ nhớ.Trong 
lớp học tôi chia trẻ thành 3 tổ, trong từng tổ có các cháu tiếp thu bài ở các mức độ 
khác nhau. Để giúp trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 
tháng tuổi đạt kết quả cao tôi luôn tìm ra những cách dạy hay, sáng tạo để gây 
hứng thú cho trẻ.
Ví dụ : Dạy trẻ nhận biết tập nói “ Con voi, con khỉ”
Chủ đề : Những con vật đáng yêu
 Với tiết nhận biết tập nói này, tôi chuẩn bị: Mũ voi, Mũ khỉ, một số hình ảnh 
video các con vật sống trong rừng.
Mở đầu bài dạy tôi cho trẻ hát bài "Cho trẻ xem video các con sống trong rừng", 
Trẻ quan sát lắng nghe xem và nhận xét, kể tên các con vật, sau đó tôi cho trẻ về 
chỗ ngồi ổn định và suất hiện hình ảnh con voi, con khỉ qua mà hình nhỏ, cho trẻ 
quan sát, gọi tên và nhận xét đặc điểm của con voi, con khỉ .
Sau khi dạy trẻ nhận biết về tên gọi tôi tiến hành cho trẻ phân biệt giữa các đối 
tượng. Tôi thường cho trẻ phân biệt qua tên gọi, một số đặc điểm nổi bật nhằm 
phát triển tư duy của trẻ như: Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 
 18-24 tháng tuổi
 [12]
trải nghiệm theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học” phù hợp với từng độ 
tuổi khác nhau.
 Tôi tự xây dựng kế hoạch giảng dạy để dạy trẻ đạt kết quả tốt nhất, căn cứ 
vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ ở lớp mình phụ trách để 
xác định mục tiêu, nội dung cụ thể trong từng hoạt động và đảm bảo tốt mục tiêu 
giáo dục đề ra. Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động 
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia 
các hoạt động giáo dục tại trường. Trẻ sẽ tích cực, chủ động tham gia các hoạt 
động, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến 
của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải 
quyết các tình huống mà trẻ gặp phải Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ 
động, tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các 
hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp.
6.Giải pháp 6: Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động trong ngày ở 
trường mầm non.
Ngoài những hoạt động chính ra tôi thường dạy trẻ phát tiển vốn từ thông qua các 
hoạt động trong ngày của trẻ tại trường.
Giờ đón trẻ:
 Trong giờ đón trẻ tôi luôn trò chuyện cởi mở với trẻ, tôi trò chuyện với trẻ, 
nhắc trẻ nói tròn câu, nói mạch lạc, không nói lắpQua đó, trẻ phải dùng ngôn 
ngữ, cử chỉ để diễn đạt những suy nghĩ của trẻ để trả lời các câu hỏi của cô.Tôi 
hướng dẫn trẻ cách chào cô khi trẻ đến lớp, chào tạm biệt ông bà, bố mẹ khi ông 
bà, bố mẹ về hoặc đến đón trẻ.
VD: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:
+ Gia đình con có những ai?
+ Trong gia đình ai yêu con nhất?
+ Mẹ yêu con như thế nào?
+ Buổi sáng ai đưa con đến lớp?
+ Bố con đưa đi bằng phương tiện gì?
Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻ 
nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn.
Giờ điểm danh:
Trong giờ điểm danh tôi gọi trẻ theo thứ tự trong sổ theo dõi trẻ sau đó hỏi trẻ lớp 
mình hôm nay có bạn nào nghỉ không? Các con có biết tại sao bạn lại nghỉ không?
Giờ hoạt động ngoài trời:
Trong các giờ hoạt động ngoài trời giáo viên cần tạo môi trường giao lưu ngôn ngữ 
tích cực cho trẻ. Để phát triển khả năng nghe, nói cho trẻ, không gì tích cực và 
nhanh chóng bằng việc thường xuyên và tích cực cho trẻ nghe, nói. Ngoài ra, bản 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cho_tre_lam_quen_va_h.doc