Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non

docx 20 trang skkn 19/08/2024 640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
 1.Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ 
VIỆC TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ TRONG TRƯỜNG MẦM NON.
 2. Đặt vấn đề:
 Giáo dục Mầm non là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Do 
vậy người giáo viên Mầm non có vị trí, vai trò quan trọng trong việc đào tạo thế hệ 
trẻ có kiến thức, kĩ năng và phát triển toàn diện. Muốn đạt được mục tiêu này trước 
hết người quản lý cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, từ đó nâng cao 
chất lượng giảng dạy và giáo dục trẻ.
 Trong các tổ chức của nhà trường thì tổ chuyên môn là nơi xây dựng kế 
hoạch, triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ một cách chặt 
chẽ, thường xuyên nhất dưới sự quản lý, theo dõi, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà 
trường. Nội dung hoạt động của tổ chuyên môn rất phong phú trong đó hoạt động 
chuyên đề là hoạt động cơ bản, giúp giáo viên trực tiếp giảng dạy tháo gỡ được 
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức hoạt động. Thông qua hoạt 
động chuyên đề, chất lượng giảng dạy của giáo viên được nâng lên, phát huy năng 
lực, sáng kiến của từng thành viên trong tổ, nhân rộng những kinh nghiệm tốt, cách 
làm hay trong tổ, trong toàn trường, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng chăm 
sóc - giáo dục trẻ.
 Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong quá trình đổi mới, cấp học 
giáo dục mầm non cũng luôn thay đổi về hình thức, phương pháp tổ chức. Do vậy 
đòi hỏi giáo viên phải chủ động lựa chọn nội dung và phương pháp, tích hợp một 
cách linh động, sáng tạo phù hợp với từng độ tuổi. Tuy nhiên trong quá trình tổ 
chức hoạt động thường nảy sinh những vấn đề cần phải giải quyết, nhiều giáo viên 
còn e ngại, sợ sai không dám thay đổi cũng như lựa chọn ứng dụng những nội 
dung mới. Nhiều giáo viên và tổ chuyên môn còn thụ động chờ giao nhiệm vụ của 
chuyên môn nhà trường hoặc chưa mạnh dạn đề xuất, phát huy những ý tưởng sáng 
tạo trong giảng dạy. Vì vậy, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua 
các chuyên đề cho giáo viên là rất cần thiết. Thực hiện việc bồi dưỡng này có thể 
tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây, biện pháp 
nào vừa hiệu quả vừa tiện lợi cho giáo viên?
 Với suy nghĩ đó, là cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn tôi mạnh dạn xây 
dựng đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên 
đề trong trường mầm non” mà cụ thể là ở trường Mầm non 24/3 – Tam Kỳ để 
giúp giáo viên trong nhà trường tháo gỡ những vướng mắc và vận dụng trong tổ 
chức hoạt động đạt hiệu quả.
3. Cơ sở lý luận
 Hoạt động chuyên đề là một trong những nội dung sinh hoạt cơ bản, gắn bó 
chặt chẽ với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn, góp phần nâng cao 
chất lượng chăm sóc giáo dục và trình độ tay nghề của giáo viên.
 1 quên khó nhớ. Ngay cả người dự học cũng chịu ảnh hưởng từ truyền thống này nên 
ngại tham gia thực hành và nếu có làm cũng chưa đạt mức tối đa.
 Thời gian học tập không nhiều, việc học không được toàn tâm, toàn ý bởi đa 
số giáo viên là nữ nên bị chi phối nhiều ở công việc gia đình. Nếu có cố học thì 
thời gian cũng không được bao nhiêu và hiệu quả chưa thật như mong muốn.
 Nhiều giáo viên lại ngại khó, cũng muốn nghiên cứu tài liệu để thực hiện 
nhưng đọc không thì không hiểu; nghiên cứu, tìm tòi tài liệu thì mất thời gian, một 
mình không có đồng nghiệp hỗ trợ thì khó mà giải quyết được.
 Bên cạnh đó, nhiều giáo viên có tâm lý bị động, thường chọn dạy theo 
những nội dung nào dễ, sẵn có cho an toàn và đỡ vất vả.
 Các tổ chuyên môn thường chủ quan và chờ chuyên môn nhà trường phân 
công giao nhiệm vụ tổ chức các chuyên đề trong năm từ đó mới xây dựng kế hoạch 
thực hiện nên không phản ánh hết những khó khăn, vướng mắc của giáo viên trong 
quá trình giảng dạy.
 Chính vì vậy, việc tổ chức các chuyên đề trong nhà trường là việc làm cần 
thiết. Qua chuyên đề, giáo viên trong nhà trường có cơ hội học tập, trao đổi với 
đồng nghiệp những kinh nghiệm hay trong giảng dạy và giáo dục trẻ. Đó là những 
bài học sư phạm hết sức thiết thực.
5. Nội dung nghiên cứu
 Đối với một chuyên đề thực hiện trong nhà trường thông thường thực hiện 
theo quy trình sau: Chọn nội dung chuyên đề =>Xây dựng kế hoạch =>Phân công 
thực hiện =>Thực hiện chuyên đề, dự giờ => Thảo luận, rút kinh nghiệm => Vận 
dụng, kiểm tra chuyên đề => Tổng kết chuyên đề.
 Một chuyên đề triển khai có hiệu quả phải thỏa mãn tối thiểu các điều kiện
sau:
 Phải được bắt nguồn từ việc giải quyết các vấn đề khó, hoặc các vấn đề mới
phát sinh trong thực tế giảng dạy.
 Bám sát định hướng đổi mới phương pháp giáo dục mầm non hiện nay. 
 Mang tính phổ biến và khả thi.
 Đảm bảo nguồn lực và các điều kiện cơ sở vật chất.
 Với những điều kiện đưa ra như vậy, để thực hiện có hiệu quả các chuyên đề 
trong nhà trường tôi đã suy nghĩ và chỉ đạo thực hiện một số nội dung như sau:
 5.1. Phát hiện vấn đề và chọn nội dung cho các chuyên đề:
 Đây là giai đoạn khá quan trọng quyết định sự thành công của chuyên đề. 
Những nội dung đưa ra trong chuyên đề phải thật sự cần thiết, thường là những 
vướng mắc mà giáo viên đang cần tháo gỡ trong công tác giảng dạy. Chuyên đề 
phải xuất phát từ nhu cầu của giáo viên. Tuyệt đối tránh tình trạng Ban giám hiệu 
tổ chức hàng loạt chuyên đề cho các hoạt động trong chương trình mà không cần 
biết những chuyên đề đó có thật sự cần thiết và đáp ứng được nhu cầu của giáo
 3 a. Với chuyên đề mà tổ chuyên môn đề xuất:
 Tôi giao cho Tổ trưởng chuyên môn cùng với giáo viên trong tổ tự thảo luận 
nội dung, hình thức tổ chức tuy nhiên cần chú ý bám sát các vấn đề sau: sự cần 
thiết của chuyên đề, mục đích của chuyên đề, điểm mới trong nội dung, biện pháp 
thực hiện. Sau khi các tổ hoàn chỉnh kế hoạch với các yêu cầu trên tôi có thể xem 
và duyệt trước song tôi luôn cố gắng bảo lưu những ý kiến của tập thể tổ đã xây 
dựng, chỉ góp ý những nội dung cần thiết. Chẳng hạn những chuyên đề về tổ chức 
các nội dung như: “Mừng bé thêm một tuổi”, “Cháu yêu chú bộ đội”, “ Ngày hội 
của bà của mẹ” hoặc chuyên đề các hội thi “ Bé vui chăm học”, “Bé với an toàn 
giao thông”...
 Riêng đối với chuyên đề tổ chức các hoạt động dạy như âm nhạc, khám phá 
khoa học, làm quen với toán nhằm tháo gỡ những vướng mắc của giáo viên trong
quá trình dạy tôi lại muốn các giáo viên của tổ tự nghiên cứu nội dung thật kỹ và tổ 
chức hoạt động bình thường, việc góp ý cho nội dung, hình thức sẽ tiến hành sau.
 Khác với một số cán bộ quản lý, để thực hiện chuyên đề thường chọn, phân 
công những giáo viên giỏi hoặc giáo viên lâu năm có khả năng giữ bình tĩnh, đủ tự 
tin khi tổ chức hoạt động trước tập thể sư phạm nhà trường, tránh tình trạng giáo 
viên thực hiện quá hồi hộp mà không xử lí được các tình huống đã chuẩn bị theo 
chuyên đề. Tôi lại có ý kiến chỉ đạo và cũng được sự thống nhất cao trong hội đồng 
sư phạm nhà trường, việc lựa chọn giáo viên tham gia tổ chức chuyên đề không 
nhất thiết lúc nào cũng là giáo viên cốt cán mà nên tạo điều kiện cho giáo viên 
mới, giáo viên có ít kinh nghiệm được cọ xát, thể hiện bản thân nhất là những hoạt 
động chuyên đề về hoạt động học. Thiết nghĩ với việc lựa chọn đó giúp cho giáo 
viên mới chủ động trong việc tìm hiểu chuyên môn, có thể mạnh dạn, cố gắng tự 
tin để thể hiện bản lĩnh cá nhân cũng như sẽ nhận được nhiều những ý kiến đóng 
góp của đồng nghiệp từ đó nâng cao tay nghề và kinh nghiệm giảng dạy cho bản 
thân đồng thời cũng là cách thức để Ban giám hiệu đánh giá năng lực của giáo viên 
hiệu quả.
 b. Với chuyên đề do chuyên môn nhà trường tổ chức:
 Trong năm học, qua hoạt động dự giờ, thăm lớp, Ban giám hiệu sẽ nắm bắt 
được những vấn đề giáo viên đang còn hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện 
chẳng hạn việc thiết kế bài giảng điện tử, sử dụng các phần mềm ứng dụng hoặc 
những chuyên đề mới được Sở GD, Phòng GD bồi dưỡng. Bản thân tôi sẽ trực tiếp 
xây dựng kế hoạch, nội dung phù hợp với tình hình của nhà trường để báo cáo, tổ 
chức triển khai hoặc phân công giáo viên được tham gia tập huấn báo cáo lại.
 5.3. Thực hiện chuyên đề - Dự giờ.
 Sau khi đã xây dựng được nội dung cụ thể, phân công giáo viên thực hiện và 
thời gian thực hiện chuyên đề thì sẽ tổ chức theo kế hoạch.
 Thực hiện chuyên đề là hoạt động thực tế nhằm làm sáng tỏ và minh chứng 
cho những vấn đề đã được trình bày trong kế hoạch, biến những ý tưởng thành
 5 Ví dụ: Chuyên đề làm quen với Toán: “Nhận biết ý nghĩa của các con số 
được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày” hay “Gọi đúng tên các ngày trong tuần”. 
Đây là đề tài mà nhiều giáo viên ngại không chọn để thực hiện trong quá trình dạy 
vì cho rằng đề tài này nếu dạy không khéo sẽ dễ nhầm lẫn với khám phá khoa học 
nên trước khi đi dự giờ giáo viên cần nắm bắt được đề tài của chuyên đề và phải tự 
chuẩn bị trước cho bản thân những dự kiến của hoạt động để khi dự giờ sẽ có nhìn 
nhận vấn đề nhanh chóng và hiệu quả hơn....
 Hoặc chuyên đề khám phá khoa học “ Bé tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt” là 
chuyên đề giáo dục trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa 
thiên tai trong trường mầm non, trước khi đi dự giờ giáo viên phải tìm hiểu các nội 
dung liên quan thông qua các tài liệu đã được cung cấp vào đầu năm học để trong 
quá trình dự giờ nắm bắt được cách giáo viên vận dụng, lồng ghép nội dung như 
thế nào?...
 Đối với việc tổ chức chuyên đề là các hoạt động học cần chú ý chuẩn bị lớp 
chu đáo, có đủ chỗ ngồi cho giáo viên dự. Tránh tình trạng giáo viên ngồi chen 
nhau, ngồi bên ngoài lớp học, không quan sát hết trình tự tiết dạy.
 5.4. Thảo luận :
 Đây là khâu cuối cùng trong dự giờ, nhận xét, rút kinh nghiệm việc tổ chức 
chuyên đề của giáo viên, Do vậy, đối tượng tham gia thảo luận cần cân nhắc kỹ 
càng chỉ ra những ưu điểm của chuyên đề cần phát huy và tìm ra những hạn chế để 
khắc phục, cách khắc phục như thế nào? Đây là điểm quan trọng nhất trong quá 
trình thảo luận. Tránh lối nhận xét qua loa đại khái hoặc nhận xét khắt khe, thành 
kiến đối với hoạt động của giáo viên và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ. Bởi tất 
cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều nhằm đạt đến cái đích cuối cùng là 
chất lượng dạy và học.
 Buổi thảo luận về các hoạt động chuyên đề thường tổ chức kết hợp với họp 
chuyên môn nhà trường nhưng có nhận xét, đánh giá riêng. Để đảm bảo cho buổi 
thảo luận các chuyên đề đã tổ chức đạt hiệu quả tôi thường chỉ đạo thực hiện theo 
các bước như sau:
 Trước tiên người thực hiện chuyên đề, tổ chuyên môn sẽ trình bày ý kiến 
của mình qua việc triển khai chuyên đề: nói rõ ý tưởng của mình khi thực hiện để 
giáo viên tham dự hiểu hơn về mục đích cũng như cách thể hiện của giáo viên. Vì 
nhiều giáo viên khi dự giờ không xem trước bài hoặc xem qua loa nên khi dự giờ 
không nắm hết vấn đề sẽ có những cách hiểu không đúng về chuyên đề gây mất 
thời gian cho buổi thảo luận.
 Sau đó các thành viên dự chuyên đề cho ý kiến nhận xét đối chiếu giữa nội 
dung lý thuyết với thực tế tổ chức hoạt động, các ý kiến tập trung làm sáng tỏ:
 Nội dung trọng tâm chuyên đề là bàn vấn đề gì? Hướng mọi người tập trung 
vào thảo luận nội dung trọng tâm của chuyên đề. Tránh việc phát biểu không ăn 
nhập với nội dung chuyên đề, gây mất thời gian.
 7 Ví dụ: Tôi trực tiếp tổ chức chuyên đề hướng dẫn giáo viên sử dụng một số 
phần mềm ứng dụng trong việc thiết kế giáo án điện tử đạt hiệu quả thì nội dung 
thảo luận chính là giới thiệu các phần mềm, cách thực hiện, ứng dụng những phần 
mềm đó ra sao? Ngoài ra, tôi còn thảo luận với giáo viên về những tiện lợi mà 
phần mềm tôi giới thiệu so với các phần mềm khác, hỏi ý kiến giáo viên về nhận 
xét các phần mềm nêu trên hoặc có đề xuất giới thiệu phần mềm mới.
 Qua hoạt động chuyên đề, ngoài tác dụng nâng cao tay nghề, giải quyết 
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thì việc chia sẻ những kinh 
nghiệm, những cái hay trong hoạt động giảng dạy không những với giáo viên mà 
với Ban giám hiệu cũng cần tiếp cận để có những chỉ đạo sâu sát hơn.
 Cuối cùng, sau khi để giáo viên trao đổi, thảo luận xong, bản thân tôi sẽ có 
một vài kết luận đánh giá dựa trên sự thống nhất ý kiến của tập thể và đưa ra những 
định hướng để cho giáo viên có thể áp dụng vào trong giảng dạy, tổ chức các hoạt 
động. (Tất nhiên, những nội dung “thống nhất” trong chuyên đề không phải theo 
một khuôn mẫu và bắt giáo viên thực hiện. Vì khi tổ chức hoạt động mỗi giáo viên 
có thể áp dụng theo một cách khác nhau tùy theo sự linh hoạt sáng tạo của giáo 
viên đó và tình hình của lớp). Những định hướng này cần được đưa vào biên bản 
chuyên đề.
 5.5. Vận dụng - kiểm tra chuyên đề :
 Nhiều trường hiện nay khi tổ chức thực hiện và thảo luận xong là coi như đã 
hoàn thành một chuyên đề. Như vậy chuyên đề sẽ không đạt kết quả vì không biết 
trong thực tế những “nội dung đưa ra trong chuyên đề đúng hay sai – tổ chức 
chuyên đề - thảo luận - định hướng cho chuyên đề” tất cả những nội dung đó đều là 
lí thuyết. Phần thực hành chính để đánh giá chuyên đề có hiệu quả hay không, là 
phần giáo viên áp dụng những nội dung đó vào thực tế tổ chức hoạt động. Khi áp 
dụng chuyên đề trong giảng dạy cần lưu ý giáo viên phải biết linh hoạt, sáng tạo 
biết tự điều chỉnh sao cho phù hợp với từng đối tượng trẻ trong lớp. Tránh áp dụng 
một cách máy móc sẽ không mang lại hiệu quả tích cực. Và đặc biệt trong quá 
trình áp dụng, giáo viên thấy khó khăn cần có ý kiến với tổ, khối chuyên môn để 
cùng bàn bạc tháo gỡ.
 Việc kiểm tra chuyên đề bắt đầu từ khi lập kế hoạch và được thực hiện 
thường xuyên trong suốt quá trình triển khai và áp dụng. Qua mỗi lần kiểm tra, 
người được kiểm tra sẽ nhận được những lời nhận xét, góp ý của đồng nghiệp để 
rút kinh nghiệm, thực hiện áp dụng tốt hơn. Và phần kiểm tra chủ yếu của một 
chuyên đề là khi đưa nội dung chuyên đề vào thực tế giảng dạy. Chúng ta có thể tổ 
chức kiểm tra bằng những cách sau:
 Giáo viên tự đánh giá việc thực hiện và áp dụng chuyên đề của bản thân. 
 Giáo viên kiểm tra chéo lẫn nhau.
 Ban giám hiệu nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn tăng cường dự giờ 
kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm đối với các thành viên trong nhà trường. Qua
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_co.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong tr.pdf