Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường gắn kết giữa nhà trường và gia đình góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường gắn kết giữa nhà trường và gia đình góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường gắn kết giữa nhà trường và gia đình góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục mầm non Ɩà bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành ѵà phát triển nhân cách con người. Chính vì thế hầu hết các quốc gia ѵà các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non Ɩà một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho con người. Thụy Điển coi giai đoạn tuổi mầm non Ɩà "Thời kỳ ѵàng của cuộc đời'' ѵà thực hiện chính sách: trường mầm non Ɩà trường tự nguyện do chính quyền địa phương quản lý. Luật Hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận Giáo dục mầm non Ɩà giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản.Luật Giáo dục Thái Lan nhấn mạnh gia đình ѵà Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với Giáo dục mầm non nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Ở nước ta, Giáo dục mầm non ngày càng được xã hội coi trọng. Trong đó, vai trò gắn kết giữa nhà trường và gia đình không chỉ là nhận thức cảm tính mà còn là trách nhiệm được quy định trong Luật giáo dục số 43/2019/QH14, ngày 14 tháng 6 năm 2019 tại Khoản 3, Điều 16 (Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục) chỉ rõ: Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Đã có nhiều nhà trường, nhiều phụ huynh học sinh nhận ra vai trò của mình trong mối quan hệ ấy nhưng thực trạng của Trường mầm non Tràng An còn không ít phụ huynh chưa quan tâm đến công tác này, tin tưởng và giao phó hoàn toàn cho nhà trường, cho các cô giáo trong việc chăm sóc, giáo dục con; coi Trường mầm non Ɩà nơi duy nhất đảm bảo hoàn toàn quá trình giáo dục cho trẻ. Tuy nhiên trẻ chỉ ở Trường mầm non với các cô giáo 10 – 12 tiếng /ngày và 5 ngày/tuần, còn lại trẻ sống ở gia đình ѵà chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của môi trường giáo dục gia đình cũng như cộng đồng xã hội. Vì vậy việc kết hợp thống nhất giữa giáo dục nhà trường và gia đình đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục ở nước ta. Trong thực tế hiện nay cho thấy trường nào có chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tốt thì nơi đó mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình gắn bó. Xác định được tầm quan trọng của công tác kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ thì việc chỉ đạo tăng cường liên kết chặt chẽ giữa nhà trường-gia đình Ɩà một việc Ɩàm đúng đắn ѵà cần thiết của công tác quản lý. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Trăn trở với thực trạng này của đơn vị, vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo tăng cường gắn kết giữa nhà trường và gia đình góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ”. 1 / 10 dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đó Ɩà: Gia đình, nhà trường ѵà xã hội. Mỗi nhân tố đều mang một vai trò riêng nhất định. Gia đình Ɩà tế bào của xã hội, nền tảng của mỗi quốc gia ѵà Ɩà chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần đồng thời cũng Ɩà kim chỉ nam để tránh những nhận thức lệch lạc từ phía phụ huynh trong việc giáo dục con trẻ. Nhà trường Ɩà môi trường giáo dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển về kiến thức mà còn phải truyền tải cho trẻ những giá trị chuẩn mục của xã hội để trẻ trở thành những chủ nhân tương lai, những con người tri thức thật sự có đời sống tinh thần phong phú bên cạnh cuộc sống gia đình. Xã hội Ɩà môi trường thực tế, giúp trẻ hoàn thiện một số kỹ năng cuộc sống, chi phối một phần rấт lớn trong suy nghĩ ѵà hành động của trẻ. Vì ѵậy sự phối hợp của ba nhân tố trên Ɩà việc Ɩàm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách ở học sinh. Giống như chiếc kiềng ba chân, đơn giản nhưng lại vững chắc ѵà không thể thiếu bất kỳ chân nào. 2. Thực trạng vấn đề Trường mầm non Tràng An thành lập trên cơ sở được tách ra từ Trường mầm non Giang Biên thuộc phường Giang Biên – Long Biên – Hà Nội, đi vào hoạt động từ tháng 6/2017. Trường có tổng diện tích đất 6.318m2. Được xây dựng 3 tầng với 20 phòng học và công trình vệ sinh khép kín, đầy đủ các phòng chức năng, các trang thiết bị cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, hiện đại, Khuôn viên rộng, nhiều cây xanh thoáng mát, phù hợp với các điều kiện thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay. Trường nằm trên địa bàn khu dân cư có dân trí tương đối cao, nề nếp của nhà trường hoạt động ổn định và phát triển. Phong cách làm việc của nhà trường khoa học, hiện đại theo hướng dịch vụ giáo dục, được phụ huynh tin yêu. Khung cảnh sư phạm đẹp, đầu tư trang thiết bị cơ bản đồng bộ. Tuy vậy, vẫn còn một số cán bộ giáo viên nhân viên trong trường và cả một số phụ huynh học sinh chưa nắm rõ vai trò, kết quả của việc tăng cường gắn kết giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Thực trạng cũng phản ánh rõ, vẫn còn một số giáo viên, nhân viên chưa chủ động học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của bản thân cũng như trau dồi kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa, do đó chưa tự tin hoặc chưa biết cách liên kết, kết nối giữa trường, lớp với phụ huynh học sinh sao cho hiệu quả. 2.1. Thuận lợi Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, kiến trúc hiện đại, cảnh quan sư phạm đảm bảo thẩm mỹ, đủ các học và phòng chức năng cho trẻ hoạt động. Các trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tương đối đầy đủ. Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, được phụ huynh tin tưởng khi gửi con. 100% CBGVNV đều có trình độ chuyên môn đạt 3 / 10 PHHS. Sự cần thiết phải tăng cường sự gắn kết này, nếu không thì quá trình giáo dục khó khăn, hiệu quả giáo dục không đảm bảo, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ không thể hiện được vai trò, sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường, không xây dựng được thương hiệu của riêng nhà trường. Như vậy, sự có mặt của cả tập thể ở đây không có ý nghĩa. Trường được giao thực hiện mô hình trường học điện tử trong bối cảnh Ứng dụng CNTT được ngành giáo dục đẩy mạnh. Tận dụng lợi thế này, tôi thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, tránh nhàm chán và mang lại hiệu quả: + Thành lập tổ CNTT, phân công các thành viên, nhân viên CNTT duy trì hoạt động phong phú trên cổng TTĐT nhà trường. Mở các góc dành riêng cho cha mẹ học sinh nắm bắt và phản hồi thông tin, tương tác với Ban giám hiệu, GVNV nhà trường theo giờ quy định: giờ trực trưa, ngoài giờ hành chính. Tạo nhiều góc theo các chủ đề, ví dụ: Khoảnh khắc của bé: Là nơi đăng ảnh kỷ niệm những khoảnh khắc của các con khi ở nhà, khi ở trường,.. hoạt động này giúp PHHS và cô giáo buộc phải liên lạc với nhau để trao đổi thông tin, cung cấp ảnh tư liệu và đăng tải trên góc này. Hoặc góc văn bản chỉ đạo: Bao gồm những chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, của nhà trường về giáo dục, về trách nhiệm của các bên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ để nhà trường và gia đình cùng hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình và phối hợp thực hiện. Chia sẻ link liên kết trên mạng xã hội để công khai rộng rãi trong cộng đồng. + Mở Page chính thức của nhà trường trên nền tảng mạng xã hội Face book, Zalo. Đăng các hoạt động một ngày của các con, các chủ trương của nhà trường, các chỉ đạo của các cấp, các nội dung giảng dạy của giáo viên, những nhu cầu trường cần PH giúp đỡ, phối hợp, những khoảnh khắc của các con trong tất cả các hoạt động khi các con ở trường. Tuyên truyền thông qua hội họp nhà trường, họp lớp đầu năm, sơ kết học kỳ, cuối năm học, họp đột xuất hoặc họp hàng tháng,... Thông báo công khai về kết quả của việc gắn kết tốt giữa nhà trường và phụ huynh của từng lớp, khối theo từng tháng, từng học kỳ dựa trên tiêu chí các đầu hoạt động mà các giáo viên của lớp đã tổ chức có sự tham gia của PHHS để tạo không khí thi đua giữa các lớp, các khối trong trường. Kết quả: Sự phối hợp, tương tác của PHHS đối với nhà trường tăng lên rõ rệt thông qua việc tăng lượt tương tác qua các kênh thông tin của nhà trường. CBGVNV và PHHS tích cực trao đổi thông tin về trẻ, chủ động tham gia và tổ chức các hoạt động của lớp nhằm hỗ trợ tích cực cho quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, nhất là trong thời gian không học trực tiếp. 3.2. Bồi dưỡng kỹ năng mềm cho giáo viên. Nếu việc tuyên truyền là nâng cao nhận thức của CBGVNV và PHHS về việc gắn kết giữa gia đình và nhà trường để họ có hiểu biết, có động lực thực 5 / 10 ngày càng hăng say hơn trong công việc, thật sự tự giác tận tâm với nhiệm vụ được giao. Chất lượng chuyên môn của nhà trường được nâng lên, kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục của các giáo viên nhân viên trong nhà trường thành thục. Bản thân giáo viên không còn lo sợ mỗi khi cần trao đổi, giải thích hoặc giải quyết các công việc liên quan đến PHHS. Việc tổ chức các hoạt động phong trào thi đua cũng chủ động hơn, thành thục hơn khi giao tiếp với PHHS, cuốn hút được các PHHS tham gia vào các hoạt động cùng trẻ, cùng trường lớp. Đối với PHHS và cộng đồng: ngày càng tin tưởng, ủng hộ, đánh giá cao về các cô giáo và nhà trường. Số học sinh xin học tại trường tăng vượt mức dự kiến. Năm học 2017-2018 là 337 trẻ, năm học 2021-2022 là 620 trẻ. 3.3. Tổ chức các hoạt động CSGD của nhà trường, tạo cơ hội cho Phụ huynh học sinh thể hiện vai trò của mình trong đó Khuyến khích PH tham gia vào các hoạt động GD của trường và làm cho PH hiểu rõ vai trò của họ là điều không hề đơn giản nhưng là điều mà mỗi CBGVNV trong nhà trường có thể làm được tốt, bằng cách: Tạo nhiều sân chơi cho trẻ được hoạt động. Đó chính là cơ hội để PHHS thấy được vai trò của mình và cũng là cơ hội tăng cường gắn kết giữa nhà trường và gia đình, cô giáo và PHHS. Trong thời điểm các con hoạt động bình thường tại trường thì thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện các con nghỉ phòng chống dịch Covid -19 cần tổ chức như thế nào? Tôi đã thực hiện như sau: + Tổ chức các hội thi qua mạng Internet: Thay vì tổ chức các hoạt động có sản phầm của trẻ do cô hướng dẫn trực tiếp, thì chuyển thành tổ chức các hoạt động có sản phẩm của trẻ mà buộc phải có sự tham gia của PHHS, dưới sự hướng dẫn của cô. Ví dụ: tổ chức cuộc thi ảnh “Trung thu yêu thương” - ảnh do PHHS chụp, thể lệ là cô giáo hướng dẫn. Hoặc cuộc thi “Mẹ và bé trổ tài” – gửi dự thi video mẹ và bé cùng làm bánh/ nấu món ăn trên nhóm chung của lớp, của trường. Các hội thi đều có tổng kết và trao giải. + Mở phòng zoom “Thứ Sáu vui vẻ” để cô và các trò giao lưu, tìm hiểu, khám phá về những đề tài theo lứa tuổi mà các con hứng thú + Những Mini game cô giáo giao cho các con thực hiện đều cần 1 phần giúp đỡ của phụ huynh để các con có thể hoàn thành được sản phẩm của mình Điều quan trọng nhất tôi đã lưu ý trong biện pháp này là sự vừa sức đối với từng lứa tuổi để khi PHHS kết hợp họ không cần quá cố gắng dẫn đến bỏ cuộc. Kết quả: Trong năm học, nhà trường đã tổ chức được 10 hoạt động chào mừng các ngày lễ hội, 20 giờ hoạt động làm quen với các chủ đề vào tối thứ 6 hàng tuần, 07 chuyên đề dành riêng cho cha mẹ học sinh trong công tác phối hợp với nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ. Hàng trăm giáo án điện tử, bài giảng online được 7 / 10 không được quy định trong luật hiện hành và hạn chế tối đa việc huy động tiền mặt. Những gì thực sự cần thiết cho các con, cho nhà trường thì đề xuất sự góp sức của phụ huynh trong khả năng họ có thể, ví dụ: góp những chậu cây xanh nhỏ để xây dựng góc thiên nhiên của lớp. Kết quả: Mọi hoạt động phong trào thi đua, hoạt động chăm sóc giáo dục các con của nhà trường đều có sự sát cánh của PHHS. Mối quan hệ của gia đình và nhà trường thực sự là sự gắn kết vì mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ vì quyền lợi của học sinh, không đơn thuần là trách nhiệm thực thi theo luật định. Thông qua các phiếu đánh giá khảo sát sự hài lòng của nhân dân đối với nhà trường đạt 100%. Sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường được nâng cao góp phần xây dựng thành công trường học hạnh phúc cho trẻ và cô dạy học. 4. Hiệu quả sáng kiến Sau khi áp dụng các chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và vận dụng các biện pháp trong sáng kiến này, việc xây dựng văn hóa nhà trường của Trường Mầm non Tràng An thực sự có nhiều thành quả. Điều này được thể hiện ở việc: Tập thể giáo viên đoàn kết thống nhất, phấn khởi, chủ động làm việc, trong năm có nhiều sáng kiến, nhiều giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp Trường, Quận. Năm học 2017 – 2018, trường có 11 lớp với 337 trẻ. Đến năm học 2021 – 2022, là 19 lớp với 620 trẻ. CBGVNV tăng từ 33 người lên 59 người là những con số biết nói thể hiện hiệu quả làm việc của nhà trường. Nhà trường đã đạt được một số thành tích tập thể đáng khích lệ như: Trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động Tiên tiến xuất sắc” và Trường “Tiên tiến xuất sắc về thể dục thể thao” cấp Thành phố, Bằng khen của Liên đoàn lao động Thành phố và nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi khác. Nhưng điều đặc biệt muốn nhấn mạnh ở đây là sự song hành của PHHS cùng với nhà trường, tất cả các thành tích mà nhà trường có được đều có sự tham gia, đóng góp công sức trực tiếp gián tiếp của PHHS toàn trường nói chung và Ban đại diện CMHS nói riêng. Họ là người cổ vũ, khích lệ và chia sẻ những khó khăn cùng với nhà trường, với cô giáo. Khi nhà trường bắt đầu triển khai công việc cho đến khi nhận thành tích đều có PHHS luôn bên cạnh động viên. Đó là sự thành công mà sáng kiến đã mang lại. PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Như vậy việc áp dụng các biện pháp chỉ đạo tăng cường gắn kết giữa nhà trường và gia đình góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nó đòi hỏi sự vào cuộc của từng PHHS và đặc biệt là sự chủ động, quyết tâm và cầu thị của nhà trường thể hiện trong kết quả phối hợp của mỗi CBGVNV và chiến lược phát triển của nhà trường. 9 / 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_tang_cuong_ga.doc