Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non Phương Trung II

doc 37 trang skkn 09/08/2024 670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non Phương Trung II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non Phương Trung II

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non Phương Trung II
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN
 TRƯỜNG MẦM NON GIA THƯỢNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO 
 CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC - NUÔI DƯỠNG TRẺ 
 MẦM NON
 HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN THU HUYỀN
 CHỨC VỤ: PHÓ HIỆU TRƯỞNG
 ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG MN GIA THƯỢNG
 SKKN THUỘC LĨNH VỰC: CSND
 Năm học: 2020- 2021
 Sáng kiến kinh nghiệm 
đặc biệt sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chế độ chăm sóc dinh 
dưỡng hợp lý, vệ sinh phòng bệnh, môi trường hoạt động của trẻ trong đó: 
chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp 
đến sự phát triển thể chất của trẻ, chế độ dinh dưỡng hợp lý là trẻ được ăn uống 
đủ chất, cân đối giữa các chất như: đạm - mỡ - đường, vitamin và chất khoáng. 
Nếu trẻ thiếu ăn, ăn không đủ các chất, không hợp lý, vệ sinh cá nhân, môi 
trường không tốtđều gây cho trẻ bệnh tật, ốm đau ảnh hưởng đến sức khỏe 
của trẻ, do vậy công tác chăm sóc – nuôi dưỡng ở trường mầm non chiếm một vị 
trí vô cùng quan trọng vì ở lứa tuổi này trẻ được ăn ngủ, học cả ngày ở trường 
và đây cũng là giai đoạn để cơ thể trẻ phát triển tốt nhất, các cơ quan của cơ thể 
đang trên đà hoàn thiện và hình thành nhân cách của trẻ tốt nhất của cuộc đời, 
đồng thời đây cũng là thời kỳ chuẩn bị những kiến thức cơ bản cần thiết cho trẻ 
bước vào bậc học phổ thông một cách vững chắc nhất.
 Song thực tế hiện nay vẫn còn một số giáo viên và phụ huynh chưa quan tâm 
đúng mức đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. kiến thức nuôi dạy trẻ còn 
hạn chế, do đó tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi mắc các loại bệnh như: 
viêm phế quản, sâu răngcòn quá nhiều. 
 Với tầm quan trọng đó đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ văn hoá, trình 
độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất đạo đức như một người mẹ 
yêu con. Họ chính là lực lượng lao động nâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục 
trẻ của nhà trường. Người cán bộ quản lý phải biết phát huy được nội lực đội 
ngũ, tạo điều kiện cho họ được cống hiến sức mình, biết động viên khích lệ và 
xây dựng các phong trào thi đua thương xuyên, có hiệu quả cao. Đồng thời xây 
dựng khối đoàn kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp của một tập thể sư phạm , xây 
dựng nhà trường phát triển vững mạnh. Chính vì vậy, năm học 2015 - 2016 tôi 
đã chọn cho mình đề tài đi sâu vào nghiên cứu. Đó là “ Một số biện pháp chỉ 
đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non 
Phương Trung II.”
 2. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực tế
 3 Sáng kiến kinh nghiệm 
 - Các loại thực phẩm luôn ẩn chứa những nguy cơ nhiễm khuẩn làm ảnh 
hưởng đến sức khỏe của trẻ , làm giảm chất lượng bữa ăn của trẻ tại trường mầm 
non .
 - Đội ngũ giáo viên, nhân viên tỷ lệ có con dưới 3 tuổi và đang trong độ 
tuổi sinh nở nhiều. 
* Số liệu điều tra.
 Qua kiểm tra,theo dõi sức khỏe của trẻ khi vào trường đầu năm học 2015-
2016 tôi thấy tình hình sức khỏe trẻ như sau:
 Kênh Bệnh Trẻ mắc 
 Kênh bình 
 Độ tuổi Tổng số trẻ SDD/ TMH bệnh
 thường
 TC Sâu răng
 18 – 36 tháng
 3-4 tuổi
 4-5 tuổi
 5-6 tuổi
 Cộng
 Tỷ lệ
 Kết quả trên ta thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và mắc các loại bệnh đầu năm 
còn rất cao, các cháu mắc bệnh phần đa là bị sâu răng và viêm phế quản.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 
 trong trường mầm non. 
 Để đáp ứng với yêu cầu của ngành giáo dục và đào tạo huyện Thanh Oai, đặc 
biệt là lòng mong đợi của phụ huynh học sinh trong xã Phương Trung, nhà 
trường phấn đấu duy trì và giữ vững những danh hiệu mà trường đã đạt được 
trong những năm học trước, một ngôi trường với một diện tích tuy hơi nhỏ, 
 5 Sáng kiến kinh nghiệm 
+ Đồng thời vào các chiều thứ năm hàng tuần nhà trường tổ chức sinh hoạt 
chuyên môn rút kinh nghiệm công tác nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe của trẻ 
bao gồm hiệu phó phụ trách bán trú, các cô tổ nuôi, tổ trưởng các khối lớp để rút 
kinh nghiệm những việc đã làm được và những tồn tại cần phải khắc phục, sửa 
chữa ngay và xây dựng những món ăn, phương pháp chăm sóc mới.
* Đối với giáo viên:
 - Tổ chức cho giáo viên học các nội quy, quy chế, các thao tác cấp cứu, biết 
cách sử lý và phòng tránh một số tai nạn gây thương tích ở trẻ như: trẻ bị sặc, 
hóc xương, ngậm thức ăn và các loại hạt hoặc các đồ vật nhỏ
- Tổ chức học các lớp chuyên đề như: chuyên đề về dinh dưỡng, chuyên đề vệ 
sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm 
non Trang trí lớp có góc tuyên truyền dinh dưỡng tới phụ huynh, sắp xếp đồ 
dùng sao cho hợp lý ,đảm bảo vệ sinh, gọn gàng ngăn nắp thuận tiện cho việc dạy, 
chăm sóc trẻ. Hàng năm trường tổ chức thi nấu ăn, chọn giáo viên xuất sắc tham dự 
thi cô giáo giỏi nội trợ. Qua hội thi đã góp phần nâng cao chất lượng nhận thức 
giúp giáo viên nắm thêm được kiến thức lựa chọn thực phẩm, kỹ thuật chế biến...
- Ngoài việc bồi dưỡng trên, nhà trường còn mua một số loại sách hướng dẫn về 
cách chế biến các món ăn cho trẻ hoặc sách, báo tuyên tuyền về cách nuôi 
 7 Sáng kiến kinh nghiệm 
nội dung sau: - Làm quen với các món ăn tại trường, tập ăn hết suất, rèn luyện 
hành vi văn minh trong ăn uống: Biết mời cô và các bạn trước khi ăn; ngồi ăn 
ngay ngắn, không co chân lên ghế; cầm thìa bằng tay phải tự xúc ăn gọn gàng, 
tránh đổ vãi, ăn từ tốn, nhai kỹ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn.
 - Tập tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày tại trường: Tự cất, dọn đồ dùng ăn 
uống sau khi ăn, lấy gối lên giường đi ngủ.
- Tập luyện thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi qui định. 
Giữ gìn vệ sinh môi trường như không khạc nhổ nơi công cộng, vứt rác 
đúng nơi qui định
 Ví dụ 2: Khi tổ chức hoạt động góc qua trò chơi “Cửa hàng rau quả” khi mua 
hàng các cháu phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, thực phẩm không bị rập nát. 
Còn qua trò chơi “Nấu ăn” các cháu biết rửa tay và vệ sinh đồ dùng, rửa sạch 
thực phẩm trước khi chế biến, phải biết ăn chín uống sôi. 
 Với trò chơi học tập: “Xếp nhanh theo nhóm” thì cần phải chuẩn bị những lô 
tô về các loại thực phẩm (đủ 4 nhóm dinh dưỡng) và trò chơi“Thi xem ai 
nhanh” yêu cầu trẻ lấy đúng và xếp nhanh phân loại nhóm dinh dưỡng theo yêu 
cầu của cô giáo.
 9 Sáng kiến kinh nghiệm 
Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát các cơ sở kinh doanh, dịch vụ 
ăn uống, cấm các loại hàng rong bán quà xung quanh trường học khi không đủ 
điều kiện vệ sinh theo quy định. 
 Đào tạo bồi dưỡng kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán 
bộ - giáo viên - nhân viên và học sinh. Đưa nội dung giáo dục vệ sinh dinh 
dưỡng và an toàn thực phẩm vào các hoạt động hàng ngày cho trẻ tại nhà 
trường.. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, 
đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm 
trong trường mầm non.
Biện pháp 3: Tuyên truyền kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ 
theo khoa học cho các bậc phụ huynh.
 Công tác tuyên truyền huy động trẻ ăn bán trú tại trường góp phần giải phóng 
sức lao động nói chung và phụ nữ nói riêng, yên tâm công tác đảm bảo thời gian 
lao động và thời gian nghỉ ngơi, trẻ được ăn ngủ tại trường không phải đi về mệt 
nhọc, vất vả, đảm bảo an toàn trên đường đi, tạo điều kiện cho trẻ học tập, vui 
chơi, tham gia vào các hoạt động được tốt hơn.
 Công tác phối hợp tuyên truyền là một việc làm thường và rất cần thiết. Giúp 
cho các bậc phụ huynh nắm được những phương pháp chăm sóc, nuôi dạy trẻ 
theo khoa học. Những nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao là do 
các bậc cha mẹ thiếu kiến thức cơ bản cần thiết trong việc nuôi dạy con và thực 
hiện kế hoạch hóa gia đình, điều này ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của trẻ. 
Vì vậy ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng một số nội dung kiến thức cơ bản 
trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để truyền đạt đến các bậc phụ huynh học 
sinh cụ thể:
*. Đối với phụ huynh:
Tuyên truyền phổ biến kiến thức cho các bậc phụ huynh đóng vai trò quan trọng 
trong việc huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 
ở trường mầm non cũng như trong cộng đồng, tôi đã thực hiện nhiều hình thức 
đa dạng, phong phú như: Họp phụ huynh, bảng thực đơn, trên thông tin đại 
 11 Sáng kiến kinh nghiệm 
 ( Kiểm tra quá trình chế biến ăn trưa cho trẻ)
 - Trẻ ăn theo thực đơn hàng ngày đảm bảo 2 bữa chính, 01 bữa phụ. Mỗi 
bữa chính phải có 02 món ăn mặn và một món canh, thực phẩm luôn thay đổi 
theo ngày không lặp lại 2 lần / 1 tuần. 
 - Lấy kết quả theo dõi sức khỏe trẻ đầu năm để tuyên truyền vận động.
 Do mức đóng góp còn thấp, kinh phí có hạn nên bữa ăn của trẻ tuy đã đủ 
về chất song chưa đủ về lượng, nhu cầu năng lượng của trẻ một ngày ở trường 
mới đáp ứng được từ 67,7 -> 72,9 %.Nên tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường vẫn 
còn 11 %. Đề nghị các bậc phụ huynh nâng mức ăn của trẻ từ 11.000đ/ trẻ / 
ngày lên 12.000đ / trẻ/ ngày.
 - Tổ chức họp phụ huynh ở cả 03 điểm trường để tuyên truyền vận động 
tăng mức tiền ăn cho trẻ. 
 - Thông qua hội cha mẹ học sinh tham gia giám sát kiểm tra bếp ăn, chế độ 
ăn, chất lượng bữa ăn của trẻ tại các điểm trường.
 - Phụ huynh, giáo viên đăng ký bán thực phẩm sạch cho nhà trường theo 
giá thị trường của từng thời điểm. 
*. Đối với giáo viên, nhân viên : 
 - Hướng dẫn giáo viên thông tin bảng tuyên truyền tại lớp, thông qua giờ đón 
trẻ, trả trẻ trao đổi với phụ huynh về tinh hình sức khoẻ, chế độ ăn uống, chăm 
sóc để thống nhất phương pháp chăm sóc giáo dục, đề phòng một số bệnh theo 
 13 Sáng kiến kinh nghiệm 
 - Theo dõi khám sức khỏe cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng ở trong trường 
mầm non cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và theo lịch, nếu thực hiện 
tốt sẽ giúp chúng ta phát hiện một cách kịp thời những trường hợp cháu bị mắc 
bệnh. Vì vậy nhà trường đã xây dựng kế hoạch, phối kết hợp với trạm y tế phường 
để tổ chức khám sức khỏe cho cháu một năm 2 lần.
 Lần 1: Vào ngày ..., lần 2 vào ngày ....
 (Buổi khám sức khoẻ đầu năm tại trường)
- 100% các cháu trong nhà trường đều được cân đo và có sổ theo dõi sức khỏe 
trên biểu đồ tăng trưởng.
 15 Sáng kiến kinh nghiệm 
Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng phải đủ 3 nguyên tắc sau: 
 * Nguyên tắc 1: Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: Bột đường, chất đạm, 
chất béo, chất xơ.
 Chất bột đường có trong thức ăn chế biến từ gạo như: Bột, cháo, cơm, 
mỳ.... chất này cung cấp năng lượng cho trẻ và giúp chuyển hoá chất trong cơ thể.
 Chất đạm có trong thịt, cá, tôm, cua các loại đậu ... giúp xây dựng cơ bắp, 
tạo kháng thể.
 Chất béo có trong mỡ, dầu, bơ ... dự trữ, cung cấp cho bé năng lượng và 
các vitamin.
 Chất xơ có trong các loại rau củ, trái cây, giúp cơ thể bé chuyển hoá chất 
và tăng cường chất đề kháng cung cấp vitamin, khoáng chất.
 * Nguyên tắc 2: Nước nhu cầu nước của trẻ chiếm từ 10 – 15% trọng 
lượng cơ thể. Một trẻ em nặng 10kg thì trung bình cần 1-1,5lít nước/1 ngày. 
Mùa nóng trẻ cần lượng nước nhiều hơn mùa lạnh. Nếu cha mẹ cho trẻ ăn thức 
ăn quá đặm hoặc không cho trẻ uống đủ nước thì sự tiêu hoá và hấp thụ của trẻ 
sẽ kém. 
 Nguyễn tắc 3: Thực phẩm an toàn 
 Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình lựa chọn và chế biến 
thức ăn cho trẻ. Thịt, cá, rau, trái cây phải tươi sống đảm bảo không có thuốc 
sâu hay hoá chất, các thực phẩm đã chế biến sẵn nên lựa chọn những thương 
hiệu có uy tín về chất lượng và an toàn thực phẩm, thức ăn đã nấu chín nếu chưa 
dùng phải đậy kín.
 Đối với thực phẩm thịt, cá, rau, trái cây không nên cắt nhỏ ngâm trong 
nước vì sẽ làm mất đi một số vitamin, đối với các loại củ nên rửa nhẹ nhàng sau 
khi đã gọt sạch vỏ để giảm thiểu việc mất vitamin do các vitamin làm ngay dưới 
lớp vỏ .
 Để có một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ, tôi đã phối hợp nhiều loại thực 
phẩm với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp và đảm bảo đủ năng lượng theo lứa 
tuổi. Nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng. 
 17 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao.doc