Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đế tài Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn thế hệ trẻ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” (HCM toàn tập, 1995, tập 4, tr33). Lời dạy của Người chứa đựng toàn bộ giá trị chân lý của thời đại mang tên Người. Để không bị tụt hậu, để xây dựng và phát triển thành công một đất nước độc lập tự do theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì rất cần phải nhận thức rõ hơn nữa vị trí và vai trò của giáo dục và đào tạo. Chúng ta có thể thấy rằng, trong nhiều thập kỷ qua, nhất là thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, việc chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy nguồn lực con người luôn được quan tâm hàng đầu và đó là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân với đội ngũ trí thức là nòng cốt. Chính vì thế với chúng ta, giáo dục có một vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của đất nước. Trong những năm gần đây, Giáo dục ngày càng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: sự nghiệp GD và ĐT nước ta tiếp tục được phát triển và được đầu tư nhiều hơn, đặc biệt nhấn mạnh những thành tựu mà giáo dục Việt Nam đạt được sau gần 30 năm đổi mới, những thành tựu đó đã tác động trực tiếp, to lớn và tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần quan trọng đưa nước ta nhanh chóng hoàn thành quá trình CNH, HĐH, thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng phát triển hiện đại đến năm 2020. Đảng ta đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ”. Quan điểm coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu đã được cụ thể hoá thành các chính sách như: Chính sách đầu tư cho giáo dục. Việt Nam là một trong những quốc gia có sự đầu tư ngân sách cho giáo dục lớn. Ngày nay, cả nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ của trí tuệ, của nền kinh tế tri thức, đất nước Việt Nam tiến tới với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và công nghệ cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin cao, có khả năng tự lựa chọn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội, con người đã được đặt ra ở tầm cao mới, coi con người là vốn quý nhất, coi sự phát triển nguồn nhân lực con người là cuộc cách mạng trong bối cảnh thế giới đang biến động mạnh mẽ, cùng hợp tác, cùng cạnh tranh. Nguồn lực con người là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất. Vì vậy, chúng ta phải tập trung chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo, phát huy sức mạnh của con người Việt Nam thành lực 1 hiệu quả cao trong quá trình chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tai trường mầm non đang công tác. Đề tài có thể áp dụng rộng rãi cho đội ngũ quản lý trong ngành giáo dục mầm non. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu Chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non tại trường, bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi và không tránh khỏi những khó khăn sau: a. Thuận lợi: Trường được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 100% đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường có trình độ chuẩn trở lên, trình độ trên chuẩn đạt trên 85 %, yêu nghề, mến trẻ có nhiều sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ Cán bộ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết nhất trí, biết giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ, điều kiện công tác tương đối ổn định; giáo viên được giảng dạy được, dự đầy đủ các khoá bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của ngành hàng năm. Việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong những năm qua đội ngũ đã thực hiện tốt, biết cách xác định mục tiêu, nội dung, lòng ghép, tích hợp nội dung các lĩnh vực trong các hoạt động, thực hiện chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chuyên đề vận độngnên có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện chương trình có bổ sung, sửa đổi theo Thông tư 28/2016/TT- BGDĐT Địa phương và cha mẹ học sinh đồng tình hưởng ứng cao khi trường triển khai kế hoạch thực hiện chuyên đề giáo dục như phát triển vận động, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Nhà trường tổ chức hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Năm học này, bậc học mầm non tiếp tục tổ chức hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đây là dịp để nhà trường tổ chức thục hiện tốt nội dung nay. b. Khó khăn: Trường có đội ngũ giáo viên, nhân viên đông với trình độ, độ tuổi không đồng đều, một số giáo viên còn nặng về việc thực hiện theo chương trình củ, chưa linh động, chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng các hoạt động. Một số giáo viên tuổi đời, tuổi nghề còn nhỏ, kinh nghiệm giảng dạy còn non, kỷ năng, nghiệp vụ sư phạm còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Trường có nhiểu điểm lẻ, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, các phòng học đã xuống cấp, số lượng cháu trong mỗi lớp quá tải nên khó khăn trong việc tổ chức các nội dung, các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ chương trình giáo dục. 3 của các đoàn thể, ban nghành, các cuộc họp phụ huynh theo các nội dung thực hiện chương trình để tăng cường các điều kiện, trang thiết bị cơ bản để phục vụ thực hiện chương trình... Kết hợp với các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường cùng với các tổ trưởng, tổ phó và một số giáo viên nồng cốt tiến hành xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chương trình phù hợp với từng độ tuổi. Thực tế, lúc đầu chúng tôi gặp rất nhiều lúng túng khi xây dựng kế hoạch giáo dục năm học của từng khối về cách xác định mục tiêu, lựa chọn các nội dung vào đưa vào hoạt động học, các giờ sinh hoạt. Chúng tôi vừa xây dựng, vừa nghiên cứu, học hỏi các đơn vị bạn, tham mưu ý kiến để được chuyên môn, phòng giáo dục giúp đỡ, góp ý, thì tiếp tục xây dựng bổ sung kế hoạch, tổ chức thực hiện và bổ sung điều chỉnh kế hoạch khi nhận thấy chưa phù hợp. Trước hết là xây dựng dự kiến các chủ đê và thời gian thực hiện: Dự kiến thực hiện nội dung chương trình theo 9 chủ đề, mỗi chủ đề không quá 4 tuần và thực hiện chương trình 35 tuần. Dựa vào dự kiến các chủ đề và thời gian thực hiện, xây dựng kế hoạch năm, xác định rõ mục tiêu, nội dung, các hoạt động của từng độ tuổi, đảm bảo trong hoạt động học của các lĩnh vực đủ 175 tiết, trong đó có các nội dung phát triển chương trình phù hợp với tình hình của địa phương như đưa nội dung hát dân ca Hò khoan Lệ Thủy, Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, sản xuất và thu hoạch lúa trên quê hương...vào các hoạt động trong chương trình phù hợp từng độ tuổi, từng lớp. Khi đã có kế hoạch năm, tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động học theo thời gian các tháng trong năm (9 tháng), cụ thể hóa số lượng các nội dung của từng lĩnh vực đảm bảo số tiết theo kế hoạch năm. Mỗi giáo viên có một bộ kế hoạch chỉ đạo chương trình của nhà trường, hướng dẫn giáo viên dựa vào kế hoạch nhà trường để xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình phù hợp của lớp mình. Kế hoạch giáo viên gồm kế hoạch năm, tháng, chủ đề, kế hoạch tuần, ngày. Trong khi thực hiện chương trình, nếu ở những nội dung nào, lĩnh vực nào chưa phù hợp thì ban giám hiêu, giáo viên tiếp tục bổ sung, điều chỉnh kế hoạch chương trình cho phù hợp. Có kế hoạch cụ thể, rõ ràng nên trong quá trình chỉ đạo thực hiện chương trình đã tháo gỡ được những khó khăn, nắm bắt được những thiếu sót để bổ sung kịp thời và hướng dẫn đội ngũ thực hiện tốt chương trình. Tập trung được nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị để khắc phục về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sân chơi, bãi tập, cảnh quang sư phạm nhà trường phục vụ tốt các nội dung chương trình theo tinh thần giáo dục lây trẻ làm trung tâm. Nhà trường đã xây dựng được kế hoạch chỉ đạo chương trình phù hợp hợp và theo đứng hướng dẫn các cấp, giáo viên đã biết cách xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt các nội dung chương trình theo nội dung chỉnh sửa, bổ sung Thông tư 28/2016/TT - BGDĐT. Tạo điều kiện phát huy năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và tính chủ động sáng tạo của mỗi cô giáo nhằm đáp ứng ngày càng cao về đổi mới nội dung chương trình đào tạo trong điều kiện hội nhập hiện nay. 2.2.Hướng dẫn cho đội ngũ nắm được những sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình giáo dục mầm non Muốn đội ngũ thực hiện tốt chương trình thì phải giúp đội ngũ nắm bắt được nội dung chương trình. Để thực hiện được vấn đề này, là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hơn ai hết là phải nắm bắt, hiểu rõ chuyên môn, nghiệp vụ mới 5 tiêu từng chủ đề, xây dựng môi trường, kế hoạch cụ thể của từng hoạt động. Phải hướng dẫn trực tiếp, trao đổi từng giáo viên thì trước hết phải hiểu rõ từng giáo viên như trình độ chuyên môn, năng lực, kiến thức, kỷ năng, cá tính, sở trường trong từng hoạt động, hoạt động nào còn hạn chế hay yếu kém về kỹ năng thiết kế hoạt động, kỹ xảo, phương pháp, về năng lực quản lý lớp học, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục... và nhất là năng lực sư phạm, từ đó mới có biện pháp bồi dưỡng thích hợp cho từng đối tượng. Để có một giáo án có chất lượng thì người soạn bài phải xác định được mục đích yêu cầu của đề tài, từ đó tìm ra phương pháp cho phù hợp. Giáo viên nào còn yếu về năng lực soạn bài thì phải tìm hiểu nguyên nhân cụ thể: Ví dụ: + Giáo viên chưa biết phương pháp soạn (thường là giáo viên mới) + Chưa xác định được mục đích yêu cầu của bài + Phương pháp biện pháp đề ra trong bài soạn chưa chính xác, chưa hợp lý. Để nắm bắt được các nội dung trên, tôi thường xuyên kiểm tra uốn nắn kịp thời, cho giáo viên cách soạn, phân công cho tổ chuyên môn kèm cặp. Tổ chức kiểm tra hồ sơ, nhận xét cụ thể từng giáo viên để giáo viên học tập những bộ hồ sơ tốt. 2.4. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ Để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình thì điều không thể bỏ qua đó là công tác bồi dưỡng đội ngũ. Nhưng bồi dưỡng được đội ngũ bản thân tôi phải nắm bắt, hiểu rõ chuyên môn, nghiệp vụ mới bồi dưỡng được cho đội ngũ có hiệu quả được nên nghiên cứu, chắt lọc và vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, tôi đã nghiên cứu các sách bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lí và giáo viên qua hàng năm, ghi chép và khắc sâu những điểm mới, sự thay đổi các nội dung, sách bồi dưỡng thường xuyên và các tài liệu khác có liên quan. Sau đó tôi đề xuất với lãnh đạo nhà trường và xây dựng kế hoach bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ, tham gia các buổi tập huấn chuyên môn, hội thảo do ngành tổ chức, tích cực xây dựng ý kiến, và điều chỉnh kế hoạch sau khi có công văn chấn chính về công tác bổ sung chương trình, tổ chức bồi dưỡng ngay những điều cần bổ sung, điều chỉnh, hướng dẫn cụ thể các loại hồ sơ của từng đồng chí trong từng nội dung và đi vào thực hiện, kiểm tra chấn chỉnh những tồn tại của trường, giáo viên còn gặp phải. Tôi tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ dưới nhiều hình thức: Kiểm tra, giám sát, trao đổi, lắng nghe ý kiến trong toàn thể đội ngũ. Có những vấn đề tôi trao đổi với các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường phụ trách các điểm trường, các khối để các đồng chí đó trao đổi, bồi dưỡng thêm cho đội ngũ. Tôi thường xuyên học hỏi các đơn vị bạn để nắm bắt được các thông tin, học hỏi thêm kinh nghiệm trong chuyên môn cũng như kiến thức cần bồi dưỡng cho đội ngũ. Bản thân tôi luôn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến chương trình, phát triển chương trình qua mạng một cách thường xuyên để kịp thời chấn chỉnh, có kế hoạch thực hiện nhằm năng cao về chất lượng. Đưa các nội dung thực hiện chương trình vào trong nội dung sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. Trong năm qua, bản thân tôi đã học hỏi thêm được nhiều kiến thức về những nội dung bổ sung, điều chỉnh chương trình GDMN theo TT 28/2016, chỉ đạo, bồi dưỡng đội ngũ nắm chắc nhiều kiến thức như: nội dung bổ sung, chỉnh sửa về chương trình, cách xây dựng tổ chức các hoạt động 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc