Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm non

docx 11 trang skkn 19/06/2024 1120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm non
 1/10
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Nằm trong hệ thống giáo dục chung của Việt Nam, giáo dục mầm 
non được coi là một ngành học, bậc học đầu tiên, giữ vai trò nền tảng. Giáo dục 
mầm non đặt nền móng cơ sở đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân 
cách trẻ và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Mục tiêu mà giáo dục mầm non vươn 
tới đó là: Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành 
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ em những 
chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ 
năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả 
năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc 
học tập suốt đời. Chính vì vậy, trách nhiệm này đặt trên vai ngành giáo dục đòi 
hỏi ngành phải xây dựng những nội dung, chương trình phù hợp nhằm đổi mới 
phương pháp dạy và học một cách tích cực, phù hợp, phát huy được năng lực 
của trẻ. 
 Hiện nay, trong sự đi lên của cuộc sống xã hội cùng với sự cạnh tranh gay 
gắt của nền kinh tế thị trường. Ngành giáo dục cũng có sự cạnh tranh lành mạnh 
đó là làm thế nào để thu hút được sự tín nhiệm của phụ huynh khi gửi con. Đối 
với các trường Mầm non thì sự cạnh tranh đó càng rõ nét thể hiện ra bằng số 
lượng học sinh của mỗi trường. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung về cơ sở vật chất 
và xây dựng trường lớp khang trang, sạch đẹp, thì việc nâng cao chất lượng học 
sinh về mọi mặt làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện đứa trẻ. 
 Ở trường mầm non chúng tôi, đội ngũ giáo viên trẻ trong trường mới vào 
nghề chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ. 
Kỹ năng sư phạm của một bộ phận nhà giáo còn yếu, phương pháp giảng dạy 
chậm đổi mới, chưa thực sự thay đổi cách dạy theo hướng tích cực lấy trẻ làm 
trung tâm. Số giáo viên cốt cán trong trường còn ít. Một số giáo viên chưa chú 
trọng đến tỷ lệ chuyên cần của lớp, chưa thực sự gần gũi quan tâm động viên trẻ, 
làm nhiều đồ chơi đẹp, hấp dẫn gây hứng thú cho trẻ đi học. Tôi nhận thấy trong 
những năm học trước việc thực hiện các nội dung nâng cao chất lượng giáo dục 
cho trẻ đã được triển khai xong vẫn còn một số nội dung như: cơ sở vật chất, 
năng lực của đội ngũ giáo viên, phương pháp tổ chức thực hiện còn có hạn chế 
nên việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ chưa thực sự 
đạt được hiệu quả cao.
 Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài: 
"Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường 
mầm non" cho đề tài nghiên cứu của mình. 3/10
địa phương đã đầu tư xây dựng cho nhà trường cơ sở vật chất khang trang, sạch , 
đep.
 - Trường có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ 
vững vàng. Đội ngũ giáo viên đủ về cơ cấu, số lượng, có trình độ chuyên môn 
đạt chuẩn và trên chuẩn. 
 - Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động, 100% có trình độ chuẩn, 
trên chuẩn.
 - Chế độ, chính sách đối với giáo viên thực sự được quan tâm, giáo viên 
phấn khởi, yên tâm công tác.
 - Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, nhiệt tình, ham học hỏi, đồng tâm 
hiệp lực để phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
 b. Khó khăn:
 - Đội ngũ giáo viên trẻ năng động, sáng tạo song kinh nghiệm chăm sóc 
giáo dục trẻ còn hạn chế. Một số giáo viên mới vào trường chưa nắm chắc 
phương pháp của từng hoạt động còn lúng túng trong việc tổ chức tiết học theo 
hình thức đổi mới nên chưa thu hút được sự chú ý của trẻ vào các hoạt động...
 - Một số giáo viên trẻ chưa nhận thức và ý thức trách nhiệm trong nghề 
nghiệp chưa cao, chưa tự giác trong vấn đề tự học, tự bồi dưỡng. 
 - Giáo viên chưa mạnh dạn trong việc tuyên truyền cho phụ huynh hiểu rõ 
nhu cầu hoạt động của trẻ tại trường như thế nào, chưa phối hợp thường xuyên 
với phụ huynh trong các hoạt động giáo dục tại trường.
 - Một số phụ huynh chưa hiểu và chưa thực sự đồng tình ủng hộ các hoạt 
động của nhà trường, họ e ngại khi con tham gia nhiều hoạt động sẽ gây quá 
sức, ảnh hưởng tới sức khỏe của con em mình. 
 - Do tình hình dịch bệnh covid 19 kéo dài. Trẻ mầm non tạm dừng đến 
trường nên việc chăm sóc giáo dục trẻ gặp nhiều khó khăn.
 3. Các biện pháp tiến hành 
 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch 
 Kế hoạch được ví như chiếc chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế 
hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam có tác dụng chỉ đạo, chỉ 
đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Kế hoạch được 
ví như ngọn đèn pha dẫn lối cho ta thực hiện công việc một cách khoa học. Xây 
dựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc. Nhận 
thức được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch nên ngay từ đầu năm học, 
trong kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch 
chỉ đạo Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. 5/10
chất lượng đội ngũ giáo viên. Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp 
dạy học, tăng cường sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT vào 
soạn giảng. Tạo điều kiện cho giáo viên trong nhà trường bồi dưỡng và nâng cao 
trình độ năng lực chuyên môn. Thực hiện đổi mới toàn diện về nội dung và 
phương pháp giáo dục, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục trẻ. 
Tăng cường khai thác thông tin trên mạng Internet để phục vụ cho công tác giáo 
dục trẻ. Thực hiện phân loại giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng thích hợp đối 
với giáo viên có tay nghề còn non, giáo viên mới tuyển trong năm; Chú trọng 
bồi dưỡng thêm phương pháp dạy, cách tổ chức hoạt động giáo dục: Tổ chức hội 
giảng, dự giờ dạy tốt; Bồi dưỡng công tác tự học tập của giáo viên. Đối với giáo 
viên khá - tốt, bồi dưỡng năng lực sư phạm, kỹ năng, tác phong, sự sáng tạo linh 
hoạt cho giáo viên. 
 Tôi đã lựa chọn những giáo viên mới có khả năng, nhanh nhạy đề xuất với 
ban giám hiệu tạo điều kiện cho họ tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn 
nghiệp vụ do phòng giáo dục và đào tạo quận Long Biên tổ chức và đầu tư sách 
báo sách báo tạp chí, tài liệu có bài viết về những biện pháp, kinh nghiệm tổ 
chức hoạt động đạt hiệu quả được đánh giá cao của ngành học, xem băng đĩa 
hình nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp trong trường. Từ đó, mỗi 
giáo viên tự tìm tòi nghiên cứu và lựa chọn cách làm, sáng tạo để vận dụng thực 
tế ở tại lớp mình phụ trách.
 Sau khi đã tổ chức cho giáo viên học tập, trao đổi bàn bạc và thống nhất 
cách thực hiện, tôi đã xây dựng kế hoạch của trường và hướng dẫn giáo viên xây 
dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ theo từng tháng phù hợp ở từng độ tuổi. Đồng 
thời, tôi lên kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất còn thiếu phục vụ cho việc tổ chức 
hoạt động giáo dục cho trẻ, bàn bạc trong ban giám hiệu, tìm nguồn kinh phí để 
đầu tư cho các lớp.
 Với suy nghĩ người giáo viên phải “biết mười để dạy một”, bên cạnh việc 
đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy của cô và trẻ tôi còn 
có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên về các vấn đề sau: 
Bồi dưỡng lý thuyết chung, Nâng cao nghệ thuật lên lớp, Làm và sử dụng đồ 
dùng dạy học và đồ chơi tự tạo, Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, 
Đổi mới hình thức dạy học.
 3.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên xây dựng các hoạt động giáo dục 
kết nối phụ huynh:
 Trước những diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19, có lẽ thời 
gian trẻ nghỉ học sẽ còn kéo dài trong thời gian tới. Biết bao khó khăn đã bao 
trùm lên toàn ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời điểm này, nhưng với tinh 7/10
các lĩnh vực, ngày thứ 3, thứ 6 gửi phiếu bài tập tương tác trực tuyến giúp trẻ ôn 
luyện các kiến thức đã được học qua video bài dạy hôm trước.
 Ngoài việc tự quay clip, thiết kế các phiếu bài tập tương tác trực tuyến 
trên trang liveworksheet, trường cũng khai thác các video kỹ năng, các câu 
truyện trên kho học liệu dùng chung của hệ thống study.hanoi.edu.vn. Sau mỗi 
video, clip đó, giáo viên đều có phần giải thích, hướng dẫn lại nhằm tạo sự gần 
gũi và truyền đạt thông điệp để học sinh hiểu được nội dung sâu sắc của các câu 
chuyện, video đã xem.
 Trong thời gian tạm dừng đến trường, không được gặp gỡ trực tiếp với cô, 
với bạn nhưng các con vẫn vui vẻ, được học nhiều kiến thức và kỹ năng mới 
hàng ngày thông qua video, clip, đường link cô giáo gửi. Các cô còn khuyến 
khích cha mẹ hướng dẫn con; sau đó quay clip hoặc chụp ảnh gửi cô để cô có 
hình thức khen thưởng con nên cả bố mẹ và các con đều rất hứng thú. Với lớp 
mẫu giáo 5 tuổi, các cô còn gửi cha mẹ clip hướng dẫn cách cầm bút để rèn 
thêm cho con, chuẩn bị kỹ càng hành trang vào lớp 1.
 3.4 Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên dùng phương pháp trò chơi để 
nâng cao chất lượng giảng dạy:
 Bác Hồ nói: “Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”
 Thật vậy, đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ tuổi mẫu giáo việc biết ăn, ngủ, 
biết học hành đều được bắt đầu từ các “trò chơi”. Vui chơi là hoạt động chủ đạo 
của trẻ lứa tuổi này. Trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”. Trẻ có thể chơi quên ăn, 
quên ngủ. Thông qua các trò chơi trẻ thêm hiểu biết về thế giới xung quanh bé 
và qua đó bé học làm “người”. Vui chơi đối với trẻ mầm non cần như cơm ăn, 
nước uống, như cây xanh cần ánh nắng mặt trời. 
 Đánh giá vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo N.K 
CrupXcaia đã viết: “Đối với trẻ em trước tuổi đi học thì trò chơi có ý nghĩa cực 
kỳ quan trọng, trò chơi đối với trẻ là học tập, là lao động, là một hình thức giáo 
dục nghiêm túc”. 
 Thấy được tầm quan trọng của trò chơi đối với trẻ như vậy nên tôi đã 
mạnh dạn chỉ đạo giáo viên dùng phương pháp trò chơi đề giảng dạy. Khi sử 
dụng phương pháp này, tuỳ theo từng loại bài, loại tiết và đặc thù của môn học 
mà chúng tôi chọn trò chơi cho phù hợp:
 * Với môn tạo hình: Tiết vẽ theo ý thích ở lớp lớn, để gây hứng thú cho 
trẻ, ở đầu tiết chúng tôi chọn trò chơi vẽ theo lời ca (các bạn ở dưới hát một bài 
hát theo yêu cầu của cô còn các bạn tham gia chơi thì sẽ vẽ theo nội dung bài 
hát, kết thúc bạn nào vẽ nhanh hơn và đúng nội dung thì sẽ được thưởng, còn trò 9/10
 Khi đi dạo, đi thăm : Khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời chúng tôi luôn 
cho trẻ chơi các trò chơi ghép hình như hãy chọn lá,cỏ  để xếp thành cây,con 
vật, đồ vật hoặc chọn lá để thả thuyền . Khi có sự thay đổi của thời tiết,cảnh vật 
xunh quanh cô giáo thường gọi mở để trẻ phát hiện ra sự thay đổi sau đó khuyến 
khích trẻ thi đua nặn, xếp , vẽ  một cách thoải mái bằng phấn xuống sàn, bằng 
que trên cát. Hoặc có những hôm trời mát mẻ chúng tôi đã vẽ sẵn các ô vuông 
lớn sau đó chia lớp theo tổ để thi. Mỗi tổ xếp, vẽ thành 1 bức tranh có nội dung 
khác nhau.
 Trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh tôi còn quan tâm đến số 
học sinh lớp nhỡ và lớn mới bắt đầu đi học. Những cháu này bao giờ nhà trường 
cũng xếp riêng vào một lớp, để có biện pháp chỉ đạo riêng như hạ thấp yêu cầu 
của bài dạy ở những tháng đầu năm học để các cháu tiếp thu được bài và tận 
dụng những ngày có một tiết để dạy bù những kiến thứ cơ bản ở lớp dưới. Ở 
những lớp này bao giờ nhà trường cũng bố trí những giáo viên nhiệt tình, có 
nhiều kinh nghiệm phụ trách.
 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 
 - Trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động tại nhà, có ý thức học tập, 
hoàn thành các phiếu bài tập trực tuyến.
 - Giáo viên triển khai các hoạt động giáo dục chuyển biến một cách rõ 
rệt, giáo viên có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức các hoạt động và 
trò chơi vận động. Giáo viên tự tin khi thực hiện các hoạt động giáo dục cho 
trẻ, nâng cao nghệ thuật lên lớp.
 - 100% các nhóm lớp trang trí lớp phong phú. Đồ dùng đồ chơi hấp 
dẫn trẻ. Những đồ dùng này kích thích trí tưởng tượng và sự sáng tạo của 
trẻ. Trẻ có ý thức trân trọng, giữ gìn đồ chơi trong lớp hơn.
 - Chất lượng các hoạt động của giáo viên và của trẻ cao hơn so với đầu 
năm học.
 - Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình, cung cấp nhiều nguyên vật liệu, phế 
liệu để làm đồ dùng đồ chơi
 - 100% phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên làm tốt công tác chăm sóc 
giáo dục trẻ.
 - Phụ huynh và học sinh tham gia đầy đủ các buổi giao lưu trực tiếp ( 
ngày khai giảng, họp phụ huynh đầu năm, ngày 20/11, tết nguyên đán )
 - Phụ huynh luôn ủng hộ giáo viên, theo dõi sát sao khi trẻ học tập tại nhà.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.docx