Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Hoa Phượng
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Hoa Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Hoa Phượng
PHỤ LỤC Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU.........trang 02 I. Đặt vấn đề.........trang 02 II. Mục đích nghiên cứu...trang 03 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ....trang 04 I. Cơ sở lý luận.........trang 04 II. Thực trạng vấn đềtrang 05 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề....trang 07 1. Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp......................trang 07 2. Tổ chức bồi dưỡng thông qua hoạt động dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ...........................................................................................trang 08 3. Chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn...............trang 08 4. Bồi dưỡng thông qua công tác kiểm tra, dự giờ thăm lớp...trang 09 IV. Tính mới của giải pháp...trang 11 V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...trang 11 Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..........trang 13 I. Kết luận.....trang 13 II. Kiến nghị.........trang 14 1 dục và đào tạo” và các cuộc vận động lớn của ngành. Đảm bảo tốt về chất lượng giúp cho trẻ phát triển ngày càng khỏe mạnh và thông minh Để thực hiện tốt việc đó thì đội ngũ cán bộ giáo viên là một trong những nhân tố quan trọng để góp phần cho sự thành công. Trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Hoa Phượng đa số mới vào nghề, năng động, nhiệt tình với công việc và cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non của Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định . Tuy vậy, chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trẻ còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm trong giảng dạy còn ít, phương pháp lên lớp còn lúng túng. Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, còn rập khuôn máy móc, quá chú trọng đến việc cung cấp kiến thức. Do đó chưa phát huy được vai trò tích cực của trẻ trong quá trình hoạt động, chưa chú ý đến việc tận dụng khai thác được quan điểm lấy trẻ làm trung tâm để giáo dục trẻ, Điều đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng chuyên môn giáo dục trẻ. Để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục trong tình hình mới, trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với các trường mầm non nói chung và trường Mầm non Hoa Phượng nói riêng. Từ những lý do trên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Hoa Phượng” nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên mầm non đang trực tiếp thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non Hoa Phượng. Phạm vi nghiên cứu:“Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Hoa Phượng” huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Thời gian nghiên cứu 2 năm học (từ 2017-2018 đến hết 2018-2019) II. Mục đích nghiên cứu: Là cán bộ quản lý bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường ngày càng nâng cao (đặc biệt là chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên). Nghiên cứu đề xuất một số phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên trường Mầm non Hoa Phượng. - Nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, hiệu quả trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện. - Nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng say mê và tâm huyết với nghề, trau dồi phẩm chất đạo đức lối sống tốt trong nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên. 3 Đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đảng xác định là quốc sách hàng đầu, là tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI đồng thời khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. Sự phát triển của giáo dục- Đào tạo sẽ tạo ra một nguồn nhân lực có đạo đức và trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt yêu cầu của sự nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Giáo dục mầm non giữ vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học tiền đề cho các cấp học khác, nó góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. II. Thực trạng vấn đề Trường Mầm non Hoa Phượng đóng trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp, điều kiện cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, của Đảng ủy, HĐND, UBND thị trấn Buôn Trấp đã tạo điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mở các lớp bồi dưỡng các Nghị quyết, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ... Các lớp có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các môn học, có 02 giáo viên/ lớp. Được sự tín nhiệm, tin tưởng của phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế như: Trường có nhiều điểm lẻ nằm rải rác ở các thôn, buôn không tập trung nên việc đi lại chỉ đạo và theo dõi chuyên môn còn khó khăn, phải tập trung sinh hoạt chuyên môn ngoài giờ khi trả hết trẻ . Đa số giáo viên trẻ mới vào nghề còn dạy hợp đồng, nên kinh nghiệm còn ít, khả năng tổ chức hoạt động thiếu linh hoạt, chưa thật sự sáng tạo trong công tác chuyên môn, việc ứng dụng công nghệ thông tin tuy đã được triển khai rộng rãi đến toàn bộ giáo viên nhưng việc khai thác còn hạn chế, khi xử lý tình huống trên lớp còn lúng túng, Trường có 50% trẻ là con em dân tộc thiếu số (Ê đê) đa số trẻ chưa học chương trình 3-4 tuổi; 4-5 tuổi; năm đầu tiên đến trường nên trẻ chưa có các kỹ năng cơ bản như; nề nếp, lễ giáo Một số trẻ phát âm còn ngọng chưa rõ Tiếng Việt. Khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế, không đồng đều. Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. 5 Sáng tạo, linh hoạt trong việc khám phá môi 4 65 42 64,6 trường xung quanh. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Giải pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ, bởi qua môi trường này trẻ được tham gia, được trải nghiệm, được khám phá... Nếu giáo viên biết cách trang trí môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và biết cách tổ chức định hướng cho trẻ trong các hoạt động tham gia vào môi trường, chắc chắn chất lượng của trẻ sẽ có nhiều thay đổi, vậy để đạt được kết quả cho trẻ và có một môi trường gần gũi, thân thiện để cho trẻ có cơ hội khám phá, trải nghiệm. Việc đầu tiên tổ chức chuyên đề để cho giáo viên nắm bắt được những vấn đề cần thiết trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt theo yêu cầu hiện nay. Để bồi dưỡng cho đội ngũ có được hiểu biết, cách thức xây dựng, trang trí tôi đã tiến hành như sau: - Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức cho đội ngũ được tham quan các trường đã được Phòng giáo dục huyện chỉ đạo xây dựng thí điểm như: Trường Mầm non Hoa Pơ Lang, Họa My, Sao Mai...Trong năm học 2018-2019 nhà trường tổ chức Hội thi trang trí lớp và xây dựng môi trường theo hướng mở, gần gũi, thân thiện khích lệ tính sáng tạo của giáo viên. Tiến hành chấm và trao giải thưởng cho từng cá nhân trang trí đẹp và sáng tạo. - Bàn bạc thống nhất trong cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu để có kế hoạch xây dựng khuôn viên đường nội bộ vười rau, vườn hoa, mua sắm bổ sung đồ dùng đồ chơi ngoài trời, tại điểm chính,. Ngoài ra còn tổ chức xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và lồng ghép xây dựng môi trường tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiếu số tại buôn Ê căm như: Xây dựng các khu vực cho trẻ vận động khu vực chơi với cát nước, vườn cổ tích, góc sách của bé, gian hàng địa phương..... - Phối hợp cùng phụ huynh đóng góp các phế liệu và cùng chung tay xây dựng tôn tạo môi trường cùng giáo viên. - Bồi dưỡng cho giáo viên các nguyên tắc trang trí môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cùng giáo viên trao đổi thảo luận tìm ra các giải pháp, cách thức, hình thức trang trí phù hợp theo đặc điểm của trẻ và thực tế của trường, lớp. Cảnh quan môi trường được trang trí đẹp, trẻ được hoạt động thoải mái, được trải nghiệm, khám phá, sẽ mang lại nhiều kết quả tốt. Bên cạnh đó khi nhìn vào môi trường được trang trí có thẩm mỹ và khoa học phụ huynh càng tin tưởng vào đội ngũ giáo viên đặc biệt tạo được sự phối hợp cao giữa phụ huynh với nhà trường, từ đó chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ sẽ thay đổi rõ nét, 7 triển nhà trường và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt, tổ trưởng chuyên môn là nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo. Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý, nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, dạy học và hoạt động sư phạm của giáo viên. Hiểu được vai trò nhiệm vụ quan trọng của tổ trưởng chuyên môn ngay từ đầu năm bản thân tôi đã triển khai một số kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể cho tổ trưởng chuyên môn. - Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch cụ thể cho việc thăm lớp dự giờ, tạo điều kiện cho các cá nhân trong tổ dự giờ lẫn nhau. Ngoài việc góp ý trực tiếp cho người dạy những giáo viên sau khi dự giờ các thành viên của mình, cũng cần góp ý và xây dựng cho giờ dạy đó vào cuộc sinh hoạt tổ, nhằm giúp mọi thành viên khác học tập cái hay để phát huy và rút kinh nghiệm cái hạn chế tồn tại. Kế hoạch của tổ trưởng xây dựng được kiểm tra và duyệt ngay đầu năm học. - Bên cạnh đó thường xuyên kiểm tra theo dõi, giám sát hoạt động của tổ chuyên môn, kịp thời động viên nhắc nhở. - Chỉ đạo việc sinh hoạt tổ đúng định kỳ và thực hiện đổi mới trong sinh hoạt. Trong nội dung sinh hoạt phải có nội dung trọng tâm về chuyên môn như . Đưa các tình huống sư phạm ra cùng nhau thảo luận. Nhận xét các tiết được dự giờ... Bằng những biện pháp trên đã góp phần nâng cao chất lượng giáo viên càng thêm hiệu quả. Một số giáo viên đã mạnh dạn chia sẻ những điểm yếu của bản thân mục đích để các thành viên trong tổ tìm ra nguyên nhân và góp ý bồi dưỡng cho những giáo viên đó. Giải pháp 4: Bồi dưỡng thông qua công tác kiểm tra, dự giờ thăm lớp. Hàng tháng nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra dự giờ và triển khai tới tất cả hội đồng sư phạm nhà trường được biết và tổ chức thực hiện theo kế hoạch. - Công tác kiểm tra Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn; Kiểm tra hình thức tổ chức, phương pháp thực hiện các hoạt động hàng ngày. Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra là việc cần thiết không thế thiếu trong hoạt động của nhà trường, đặc biệt là hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện sớm những hành vi lệch chuẩn nhằm giúp đỡ đối tượng được kiểm tra điều chính những hạn chế tồn tại, những thiếu sót.. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc